Hải Dương thu hoạch và tiêu thụ rau màu giúp nông dân vùng dịch bị phong tỏa
Tại các vùng cách ly, phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19 trong tỉnh Hải Dương, ngành nông nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương đã và đang có nhiều biện pháp, sáng kiến giúp nông dân thu hoạch, tiêu thụ rau màu, đặc biệt là những diện tích buộc phải thu trước Tết, giảm thiểu thiệt hại do tác động của dịch bệnh.
Nông dân Hải Dương thu hoạch nông sản trong những ngày có dịch COVID-19.
Ngày 11/2, tức 30 Tết, tại phường Hiến Thành, thị xã Kinh Môn, các cán bộ ngành nông nghiệp Hải Dương đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ bà con nông dân trong phường thu hoạch và tiêu thụ khoảng 12 tấn rau củ, bao gồm các loại như: su hào, cải bắp, súp lơ, rau gia vị, rau cải các loại. Giá thu mua tương đương giá thị trường.
Bà Lương Thị Kiểm, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, sau khi thu hoạch, rau củ đã được vận chuyển đến Chí Linh và cho Cẩm Giàng, là những địa phương đang thực hiện cách ly y tế để hỗ trợ các khu vực bếp ăn khu cách ly tập trung và khu vực phong tỏa giúp người dân có rau củ tươi tiêu dùng trong những ngày Tết.
Đây là một trong những hoạt động của ngành nông nghiệp Hải Dương, theo chương trình “Kết nối trái tim” được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai.
Từ chương trình này, đến nay, Sở đã huy động được 600 triệu đồng cùng nhiều mặt hàng thực phẩm do các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp và các cán bộ ngành nông nghiệp Hải Dương trực tiếp ủng hộ.
Toàn bộ kinh phí đã được sử dụng để thu mua rau và một số mặt hàng nông sản cho nông dân một số vùng bị phong tỏa, sau đó ủng hộ các địa phương trong tỉnh góp phần phòng chống dịch bệnh.
Video đang HOT
Phường Hiến Thành có 85ha rau màu vụ Đông. Thông thường, thị trường tiêu thụ lớn cho rau xanh ngắn ngày của địa phương chủ yếu là Hải Phòng.
Theo ông Vũ Văn Dung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hiến Thành, do dịch bệnh nên thời gian gần đây, rau xanh của xã tiêu thụ trong phạm vi thị xã là chủ yếu, giá bán các loại rau so với thời điểm trước dịch đều giảm khoảng 30-40%.
Nửa tháng nay, phường Hiến Thành phải thực hiện phong tỏa, cách ly y tế để phòng chống dịch COVID-19. Để giúp một số gia đình không có nhân lực thu hoạch rau, phường đã chỉ đạo Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tổ chức thu hoạch và tiêu thụ giúp.
Theo lãnh đạo phường, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp, tính đến nay, khoảng 80 tấn rau màu của nông dân vùng phong tỏa ở Hiến Thành đã được thu hoạch và tiêu thụ với giá bán không thấp hơn giá thị trường.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, ở những địa phương khác không bị phong tỏa do dịch, việc thu hoạch và tiêu thụ rau màu vẫn diễn ra tương đối thuận lợi, đặc biệt là khoảng 1 tuần trở lại đây, sau khi tỉnh Hải Dương có những văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho các xe chở hàng hóa, nông sản lưu thông.
Đối với các vùng chuyên canh rau màu, cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp đã liên tục và thường xuyên kết nối các doanh nghiệp thu mua và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển, đi tiêu thụ.
Những diện tích rau do thương lái, doanh nghiệp bao tiêu từ đầu vụ vẫn được thu mua. Ở những diện tích không sản xuất theo mô hình bao tiêu, một phần được tiêu thụ trong tỉnh, một phần được thương lái gom bán đi các tỉnh.
Trong số đó, có một số doanh nghiệp thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh vừa thu mua rau cho nông dân vừa ủng hộ rau cho các bếp ăn trong khu cách ly tập trung, góp phần hỗ trợ nguồn lực giúp các địa phương trong phòng, chống dịch.
Cần sớm có giải pháp xử lý chất thải nhựa triệt để
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), mỗi năm trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 200-300 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), tương đương khoảng 10-12 tấn vỏ thuốc BVTV các loại, chủ yếu là chất thải nhựa.
Điều đáng nói, với công nghệ đốt rác hiện đang được sử dụng tại các địa phương, không phải loại nhựa nào cũng được xử lý hoàn toàn. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Nông dân xã Tiền An, TX Quảng Yên thu gom bao bì thuốc BVTV để đúng nơi quy định.
Theo ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, Sở đã đề nghị các địa phương trong tỉnh tập trung xây dựng các bể chứa bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. Hiện, toàn tỉnh đã xây dựng trên 3.000 bể chứa, đáp ứng trên 50% nhu cầu. Mặt khác, Sở NN&PTNT còn phối hợp với các địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng bằng nhiều hình thức.
Năm 2020, toàn tỉnh đã tổ chức gần 100 lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, thu gom xử lý bao gói thuốc BVTV cho trên 8.000 lượt người. Qua đó, công tác quản lý chất thải nhựa, ý thức giữ vệ sinh môi trường trong sản xuất nông nghiệp đã được nâng cao.
Điển hình như tại xã Tiền An, vùng có diện tích trồng rau lớn nhất TX Quảng Yên với trên 600ha. Trong quá trình canh tác, việc sử dụng thuốc BVTV của các hộ dân thải ra môi trường vỏ bao bì thuốc BVTV, trong đó chủ yếu là bao bì bằng nhựa. Để hạn chế thấp nhất tình trạng bao bì thuốc BVTV thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường, từ năm 2016, thị xã đã đầu tư, đặt hơn 100 bể chứa bao bì thuốc BVTV trên cánh đồng rau xã Tiền An. Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền bà con hạn chế sử dụng thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; thực hiện vứt, xả vỏ bao thuốc BVTV đúng nơi quy định. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao.
Chị Nguyễn Thị Thơ, thôn Đình, xã Tiền An, chia sẻ: Được xã tuyên truyền, bà con chúng tôi cũng ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cho điều kiện sống và sản xuất ổn định. Đến nay, các hộ dân đã tự thu gom vào đúng nơi quy định; trên những cánh đồng của xã không còn tình trạng vỏ chai, bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi...
Trong khi việc thu gom chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến thì vấn đề xử lý số chất thải này lại vẫn còn rất nhiều khó khăn. Được biết, hiện việc xử lý rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong tỉnh vẫn được thực hiện bằng hình thức thu gom vào các bể chứa rác và được đốt ở nhiệt độ chỉ vài trăm độ C, trong khi bao bì, chai lọ thuốc phải được đốt ở nhiệt độ khoảng 1.500 độ C mới tiêu hủy hết. Chính vì vậy, sau khi tiêu huỷ vẫn còn lại tàn dư chất thải bên ngoài môi trường. Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, nếu ở ngoài môi trường chất thải, nhựa nylon khi đốt sẽ tạo ra khí thải chứa dioxin và furan, là những chất kịch độc, tồn tại lại lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm nguồn đất, nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Như vậy, về lâu dài, tỉnh cần có kế hoạch đầu tư, xây dựng nhà máy xử lý chất thải nhựa, để đảm bảo các quy chuẩn về môi trường. Trong khi chưa có nhà máy này, thì việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp là rất cần thiết. Trong đó, người nông dân chính là chủ thể quan trọng.
Đứng ở góc độ quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp, trong triển khai nhiệm vụ năm 2021, Sở NN&PTNT đã yêu cầu các phòng, ban, đơn vị trực thuộc tiếp tục xây dựng các chương trình, hoạt động cụ thể nhằm phát huy các sáng kiến, mô hình thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải nhựa đáp ứng được quy định bảo vệ môi trường.
Theo đó, Chi cục Thủy sản sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các giải pháp thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa và hạn chế sử dụng phao xốp để làm nổi các lồng bè nuôi cá; kiểm soát chặt chẽ chất thải nhựa tại cộng đồng dân cư ven biển; xây dựng, thực hiện các giải pháp thu hồi các ngư cụ như lưới, phao bị thất lạc, bỏ quên hoặc thải bỏ trên biển. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xây dựng các giải pháp giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng bao bì nhựa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, phân bón sau sử dụng; chất thải nhựa trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, canh tác nông nghiệp. Đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường các giải pháp xử lý chất thải nhựa trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi và khuyến khích các cá nhân, tổ chức ưu tiên sử dụng vật tư đầu vào thân thiện với môi trường trong chăn nuôi; xử lý bao bì nhựa thuốc thú y, sản phẩm động vật kiểm dịch, xác chết động vật nhiễm bệnh do dịch và các hoạt động thú y liên quan khác...
Nhọc nhằn vụ sản xuất mới Vụ sản xuất đông xuân 2020 - 2021 chính thức bắt đầu từ ngày 21.12 đối với trà lúa chính. Đối với các loại cây trồng cạn, như: Bắp, mì, đậu phụng... thời gian xuống giống từ cuối tháng 12.2020. Tuy nhiên, mưa bão đã làm hư hỏng hàng loạt công trình, kênh mương thủy lợi; nhiều diện tích đất sản xuất bị...