Hải Dương: Tàu 700 m3 ngang nhiên hút cát trái phép suốt mùa lũ
Suốt 5 tháng qua, chiếc tàu tải trọng trên 700 m3 ở xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương hoạt động khai thác cát trái phép thường xuyên hằng đêm, bất chấp đang là mùa lũ, lệnh cấm và sự gắt gao của lực lượng chức năng. Không chỉ có một tàu mà nơi đây thường xuyên có 3 tới 4 con tàu thường xuyên hút cát trái phép, có tàu tải trọng hơn trăm m3 còn hút cả ban ngày. Phải chăng những phương tiện này được bảo kê cho hoạt động?
Tàu lớn nhỏ hoạt động hằng đêm
Đã 3 đêm trong tháng 8 này, chúng tôi theo dõi việc khai thác cát trái phép trên sông Thái Bình, đoạn tuyến thuộc xã Phượng Hoàng (huyện Thanh Hà), Tây Kỳ, Đông Kỳ (huyện Tứ Kỳ) tỉnh Hải Dương. Cả 3 đêm liền, chiếc tàu hút cát trái phép tải trọng hơn 700 m3 cùng một số tàu khác vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp pháp luật. 0 giờ 30 phút ngày 28/8, chiếc tàu lớn ghép với các tàu khác dài gần 100 mét vẫn trậm rãi, ầm ì hút cát trên sông. Tầu không bật đèn, thi thoảng mới thấy ánh đèn pin quệt qua quệt lại theo dõi máy bơm hút cát vào khoang tàu. Cứ chậm rãi đi về trên quãng đường gần 5 km là tàu đã đầy khoang. Tầm 1 giờ đêm, lực lượng cảnh sát đường thủy đi tuần, tàu đã căn giờ nằm gọn về bến. Hết phiên tuần tra, tầu tiếp tục hoạt động cho đến sang.
Các tàu ghép với nhau cùng hút cát ban đêm giáp bờ sông xã Phượng Hoàng
Theo ông Nguyễn Văn N. ở xã Đông Kỳ, các tàu này ngang nhiên hoạt động 5 đến 6 tháng nay, bất chấp lệnh cấm mùa lũ của tỉnh và Luật Tài nguyên và Môi trường. Ban đêm thường xuyên có 4 tàu hoạt động, tàu lớn nhất tải trọng trên 700 m3, 1 tàu trên 500 m3, 1 tàu trên 300 m3 và tàu nhỏ nhất trên 100 m3. Riêng con tàu nhỏ hoạt động cả ngày lẫn đêm, mỗi ngày hút từ 2 đến 3 chuyến. Các tàu này không dùng chõ dài sục vào chân bãi hút cát như các tàu khác mà sử dụng hình thức “hút rùa”. Tức là các tàu dùng dụng cụ hút khối hộp chữ nhật mỏng, diện tích vài m2, rà trên mặt đáy sông để tàu vừa đi vừa hút cát.
Nếu chỉ tính mỗi tàu hút 1 chuyến/ngày thì các chủ tàu này mỗi ngày hút khoảng 1.600 m3 cát, và mỗi tháng khoảng 50.000 m3 cát. Hết tháng nọ qua tháng kia, lòng sông nơi đây bị khai thác sâu xuống sẽ làm lở bờ sông và ảnh hưởng tới hệ thống đê điều. Được biết tại khu vực này, nhiều chỗ bờ sông chỉ còn cách chân đê hơn chục mét. Vì sao khi nhiều nơi, lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý gắt gao, các phương tiện không dám hút cát trong mùa lũ, thì ở đây, những con tàu nghênh ngang khai thác tài nguyên trái phép vẫn tồn tại? Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng vì lợi ích nhóm nên có thế lực nào bảo kê?
Video đang HOT
Tuyên chiến với “cát tặc”
Phản ánh vẫn còn tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn, ông Trịnh Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà và ông Đồng Văn Thành, Phó trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Hà đều khẳng định: Những năm gần đây, Thanh Hà luôn tuyên chiến với các đối tượng khai thác cát trái phép. Những năm qua huyện là địa phương xử lý vi phạm khai thác cát trái phép nhiều nhất tỉnh. Năm 2016 bắt giữ, xử lý 41 vụ khai thác cát trái phép, xử phạt hành chính 388,5 triệu đồng. Năm 2017, bắt giữ, xử lý 42 vụ khai thác cát trái phép, xử phạt hành chính 860 triệu đồng. Trong 8 tháng năm 2018, toàn huyện đã bắt giữ, xử lý 123 vụ khai thác cát trái phép, xử phạt hành chính 1 tỷ 597 triệu đồng. Các vụ xử phạt hành chính trước đây phạt tối đa là 25 đến 30 triệu đồng, nay nhiều vụ nâng lên 40 đến 50 triệu đồng. Hiện tượng khai thác cát trái phép trên địa bàn huyện những tháng gần đây giảm rõ rệt. Nhiều hộ thanh lý tàu, chuyển sang làm ăn lĩnh vực khác.
Tàu 700 m3 rất dài ban ngày thường đỗ bên vườn chuối, xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà
Tuy nhiên, theo đại diện lãnh đạo huyện Thanh Hà cho biết: Bốn bề huyện Thanh Hà là sông, bởi vậy có nhiều điểm vẫn bị hút cát trái phép, nhất là vào ban đêm. Huyện lập nhiều điểm chốt ở dọc tuyến sông Thái Bình, Văn Úc, sông Rạng, nhưng “cát tặc” hoạt động khá tinh vi. Mỗi khi ca nô của các điểm chốt khởi hành thường bị các đối tượng canh gác cẩn mật, thông tin cho nhau, dừng khai thác, di chuyển sang địa bàn khác, tránh lực lượng liên ngành. Tiêu biểu là các đối tượng có tàu khai thác cát ở xã Phượng Hoàng. Ở đây có hộ ông Nguyễn Danh Xanh, có tàu hút cát trọng tải trên 700 m3đang hút cát hằng đêm. Con tàu này nhiều lần lực lượng chức năng lên tàu yêu cầu xuất trình giấy tờ, lập biên bản, xử lý, song tàu đóng cửa, không hợp tác, chửi bới lực lượng chức năng, cho tàu chạy về hướng TP Hải Phòng. Lực lượng chức năng phải thông tin cho Cảnh sát đường thủy đưa phương tiện ra chặn tàu mới dừng. Nhiều cuộc khác tàu đang hút cát trên địa bàn, có lực lượng chức năng ra xử lý, tàu bỏ sang bờ thuộc huyện Tứ Kỳ, khóa tàu, bỏ lại tàu không hợp tác.
Việc còn một số tàu trên địa bàn huyện Thanh Hà vẫn còn hoạt động là điểm nhức nhối, huyện Thanh Hà rất mong các cơ quan chức năng của tỉnh thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phối hợp với địa phương, xử lý nghiêm để khắc phục tối đa hiện tượng khai thác cát lòng sông trái phép ở huyện Thanh Hà.
Trần Tuấn
Theo baotainguyenmoitruong
"Cát tặc" đổ cát xuống sông để chối tội khi bị phát hiện
Khi lực lượng chức năng tiếp cận để kiểm tra thì các thuyền khai thác cát trái phép trên sông Gianh đã rút vòi, kéo neo và nổ máy bỏ chạy. Một số thuyền còn đổ cát xuống sông để tránh bị xử lý.
Sáng 13/7, tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, lực lượng của đơn vị này vừa phát hiện và bắt quả tang 4 thuyền khai thác cát trái phép trên sông Gianh.
Thuyền hút cát trái phép bị lực lượng chức năng bắt quả tang
Các thuyền hút cát trái phép này là của các đối tượng Mai Thị Liễu (SN 1984, trú xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch); Hồ Văn Dũng (SN 1971, trú xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa); Cao Văn Huề (SN 1980, trú tại xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa) và Nguyễn Thị Vịnh (SN 1986, trú tại xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa).
Cát tặc nổ máy bỏ chạy khi bị phát hiện
Điều đáng nói, khi lực lượng chức năng tiếp cận để kiểm tra thì các thuyền khai thác cát đã rút vòi, kéo neo và nổ máy bỏ chạy, một số phương tiện còn đổ cát xuống sông để tránh bị xử lý. Với sự kiên quyết đối với hành vi vi phạm này, tổ kiểm tra đã truy đuổi và tạm giữ các thuyền vi phạm để xử lý.
Qua làm việc với các chủ thuyền khai thác cát trái phép bị tạm giữ, các chủ phương tiện này đã thừa nhận về hành vi khai thác cát trái phép trên sông, tại những khu vực cấm, mặc dù trước đó đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo.
Tiến Thành
Theo Dantri
"Cát tặc" lộng hành, chủ tịch xã bất lực "chỉ muốn nhảy sông" "Chủ tịch nhìn dân, dân nhìn... chủ tịch bất lực chỉ muốn nhảy xuống sông", ông Hồ Quốc Khánh, chủ tịch UBND xã Cẩm Đình (Phúc Thọ - Hà Nộ) chia sẻ với PV Dân Việt trong quá trình trực tiếp cùng người dân đứng trên bờ đê nhìn "cát tặc" đang rầm rập hút cát trên chính vùng đất mà mình quản...