Hải Dương: Ở vùng này, nông dân nhàn nhã bắt 2 loài con đặc sản gì mà 3 mẫu ruộng thu được 450 triệu?
Thời gian gần đây, người dân và chính quyền huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã tập trung cải tạo đất, xây dựng thêm nhiều công trình hạ tầng ở các vùng nông nghiệp ven sông Thái Bình để khai thác con rươi và con cáy, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân và bảo vệ môi trường tự nhiên.
“So với cấy lúa, việc khai thác rươi, cáy ở huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) nhàn nhã mà hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần”…
Người dân huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) thu hoạch rươi đặc sản.
Thời gian gần đây, người dân và chính quyền huyện Tứ Kỳ đã tập trung cải tạo đất, xây dựng thêm nhiều công trình hạ tầng ở các vùng nông nghiệp ven sông Thái Bình để khai thác nguồn lợi tự nhiên là con rươi và con cáy, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân và bảo vệ môi trường tự nhiên.
Hiệu quả kinh tế cao
Trước đây, anh Nguyễn Văn Huân ở thôn An Hộ, xã Quang Trung (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) chỉ cấy lúa trên khu ruộng 3 mẫu. Do ruộng ngoài bãi sông Thái Bình nên vào mùa mưa bão thường xuyên bị ngập úng, có năm được thu nhưng năm lại mất mùa.
Tuy nhiên, năm nào con rươi, con cáy cũng xuất hiện rất nhiều bên trong ruộng. Nhận thấy có thể khai thác nguồn lợi tự nhiên này nên năm 2016, anh Huân đã cải tạo ruộng bằng việc bón thêm phân chuồng để làm mục đất, xây dựng thêm 5 cống lấy nước ra vào.
Anh Huân chia sẻ: “Nếu thuận lợi, mỗi năm tôi sẽ được thu hoạch 3 nước rươi chính vụ với sản lượng từ 5-6 tạ rươi/nước. Những tháng còn lại đều có rươi chiêm, mỗi lần tôi cũng thu được vài kg. Cáy sẽ thu từ tháng 3 đến tháng 10 hằng năm. Diện tích đất bãi này mỗi năm mang lại cho gia đình tôi thu nhập khoảng 450 triệu đồng”.
Con rươi, con cáy đặc sản đã mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình nông dân ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Có 3 mẫu đất bãi ven sông Thái Bình, từ nhiều năm trước, gia đình bà Phạm Thị Luyên ở thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) cũng cải tạo để khai thác rươi, cáy.
Video đang HOT
Vào mùa rươi, bà Luyên dựa vào lịch con nước để tính ngày khai thác. Bà Luyên sẽ tháo nước vào ruộng sau đó đóng cống lại và ngâm ruộng vài ngày. Khi thấy rươi từ dưới đất chui lên, bà sẽ tháo nước, rươi theo đó mà chui vào các rọ đã được đặt sẵn.
Việc khai thác cáy cũng dễ dàng khi sáng sớm bà đi đặt chai nhựa xung quanh ruộng rồi thu lại sau khoảng 2 giờ. “So với cấy lúa, việc khai thác rươi, cáy nhàn nhã mà hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Từ khi khai thác rươi, cáy chúng tôi không còn lo mất mùa như trước đây”, bà Luyên nói.
Xây dựng hạ tầng để khai thác hết lợi thế con rươi, con cáy đặc sản
Trước đây, người dân xã An Thanh không chỉ khai thác rươi, cáy ở vùng bãi ven sông Thái Bình mà còn khai thác ở cả diện tích đồng bên trong qua cống Sồi.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố nên năm 1980, cống Sồi đã bị lấp khiến việc khai thác rươi cáy của người dân khu vực trong đồng bị ngưng lại. Gần đây, do hiệu quả kinh tế cao từ việc khai thác rươi, cáy nên UBND xã An Thanh đã đề nghị và được UBND tỉnh Hải Dương cho phép mở lại cống Sồi.
Sau một thời gian xây dựng, đến nay, cống đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Thân cống xây bằng bê tông cốt thép dài 30,74 m, xung quanh thân cống đắp đất sét luyện dày 1 m. Dự án có tổng giá trị xây lắp khoảng 10 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) do Sở NNPTNT làm chủ đầu tư.
Ông Phạm Xuân Luận, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp An Thanh cho biết: “Cống Sồi được khôi phục lại sẽ góp phần mở rộng diện tích khai thác rươi, cáy của xã An Thanh thêm 214 ha về phía trong đồng, nâng tổng diện tích của xã lên 350 ha. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế địa phương”.
Cống Sồi được xây dựng lại sẽ tạo điều kiện cho xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) có thêm 214 ha khai thác con rươi, con cáy đặc sản.
Ngay khi cống Sồi được khôi phục lại, nhiều người dân xã An Thanh cũng cải tạo lại ruộng để khai thác rươi, cáy.
Chị Nguyễn Thị Hoa ở thôn An Định có 1 mẫu ruộng ở khu vực đồng Thép. Trước đây, gia đình chị cấy lúa sau đó chuyển sang trồng chuối. Từ cuối năm 2019, chị đã cải tạo lại khu vực này để khai thác con rươi, con cáy.
“Vừa qua, gia đình tôi đã thu được 1 kg rươi, còn cáy thì rất nhiều. Nhờ cống Sồi được khôi phục lại mà chúng tôi mới có thể khai thác được rươi, cáy bên trong đồng. Tôi hi vọng kinh tế gia đình sẽ được cải thiện trong vài năm tới”, chị Hoa phấn khởi nói.
Không chỉ xã An Thanh, hiện nay một số xã ven sông Thái Bình thuộc địa bàn huyện Tứ Kỳ cũng đang tập trung cải tạo cơ sở hạ tầng để mở rộng vùng khai thác 2 con đặc sản là rươi, cáy.
Theo ông Nguyễn Việt Dự, Chủ tịch UBND xã Quang Trung, xã đã đề nghị và được phép cải tạo lại cống Lều Vịt và làm 4,4 km kênh mương cùng 6,9 km đường giao thông để mở rộng vùng khai thác rươi, cáy lên 128 ha, tập trung ở các thôn An Hộ, An Hưng, An Vĩnh, Tứ Hạ và một số diện tích đất nông trường xã đang quản lý.
Theo thống kê của Phòng NNPTNT huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương), toàn huyện có 500 ha rươi, cáy đang cho khai thác, tập trung ở các xã An Thanh, Cộng Lạc, Chí Minh, Quang Trung.
“Địa phương vẫn còn khoảng 150 ha tiềm năng khai thác loài rươi, loài cáy ở các xã Nguyên Giáp và Hà Thanh. Để khai thác hết diện tích này, huyện tiếp tục đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng thêm một số công trình cống dưới đê để lấy nước vào bên trong đồng. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế địa phương nên chúng tôi rất mong cấp trên ủng hộ”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng NNPTNT huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương nói.
Tạo động lực cho sự phát triển
Trong những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch luôn coi trọng công tác tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.
Điều đó đã trở thành mục tiêu phấn đấu và nguồn khích lệ to lớn để các cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành nỗ lực phat huy thanh tich đat đươc, tạo động lực cho sự phát triển...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết 18 năm Phong trào TDĐKXDĐSVH (tháng 9.2018) Ảnh: TR.HUẤN
Phong trào TDĐKXDĐSVH: Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, việc thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH trong những năm qua đã từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân... Phong trào được xem như một luồng gió tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội, gắn kết chặt chẽ các ngành, lĩnh vực và được các tầng lớp nhân dân tự nguyện thực hiện. Đặc biệt, Phong trào đã đi vào cuộc sống và trở thành hoạt động thường xuyên, hằng ngày của cộng đồng dân cư, tác động đến từng cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang về hành vi, lối sống, đạo đức, nhân cách... Qua đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn; đạo đức, gia phong của dòng tộc, làng xã được giữ gìn và trao truyền; các nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị được thực hiện nghiêm túc. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, các phong trào thi đua yêu nước của các cấp, ngành được người dân hưởng ứng thi đua, tham gia thực hiện đầy đủ, trách nhiệm. Phong trào đã tập hợp được sức mạnh của toàn dân và cả hệ thống chính trị.
Từ tác động của Phong trào đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đã có nhiều mô hình tiêu biểu, cách làm hiệu quả trong Phong trào được phổ biến, nghiên cứu, học tập, nhân rộng. Qua các giai đoạn sơ kết, tổng kết, Phong trào đã có trên 1.200.000 gương người tốt, việc tốt; 18.651.317/21.771.790 gia đình được công nhận "Gia đình văn hóa"; 73.984/104.609 làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa được công nhận; 84.785/114.972 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Nhiều cá nhân, tập thể đã có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước, Chính phủ khen thưởng động viên kịp thời.
Tổng cục TDTT: Phát động phong trào thi đua trước mỗi sự kiện lớn
Với Thể thao Việt Nam, giai đoạn từ năm 2016-2020 có thể xem là thành công nhất trong lịch sử phát triển từ trước tới nay, trong đó nổi bật là chiếc HCV Olympic của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh; HCB môn Bơi lần đầu tiên tại Asian Games cùng hàng loạt ngôi Vô địch thế giới, Vô địch châu Á và khu vực...
Những thành tích đó có được là do sức lan toả của các phong trào thi đua đối với các HLV, VĐV và toàn thể những người làm công tác TDTT trên cả nước. "Trước mỗi nhiệm vụ quan trọng của ngành như tổ chức Đại hội TDTT các cấp và Đại hội Thể thao toàn quốc, chuẩn bị tham dự SEA Games, Asian Games, Olympic..., Tổng cục TDTT đều phát động các phong trào thi đua với các khẩu hiệu thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và động viên các tập thể, cá nhân, VĐV lập thành tích xuất sắc, góp phần cùng toàn cơ quan hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ được giao; đồng thời, tổ chức tốt các phong trào thi đua trong đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên, hướng tới lập thành tích xuất sắc "vì màu cờ, sắc áo của Tổ quốc" trước thềm mỗi đại hội thể thao quốc tế lớn.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về TDTT có nhiều chuyển biến. Trong giai đoạn 2016-2020, ngành TDTT đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TDTT, 5 Nghị định; trình Bộ trưởng ban hành 39 Thông tư và 3 Đề án về lĩnh vực TDTT. Hệ thống các văn bản, đề án được ban hành đầy đủ, kịp thời, giúp cho việc quản lý và tổ chức các hoạt động TDTT ngày càng được chặt chẽ và có hiệu quả, đồng thời tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành trong 5 năm qua và những năm tiếp theo.
Sự kiện Ngày hội gia đình Việt Nam năm 2020 Ảnh: P.V
Du lịch Việt Nam đã góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước
Trong 5 năm qua, Du lịch Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về các chỉ số quan trọng. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng từ 10 triệu lên 18 triệu (tăng 1,8 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế đạt trung bình 15%/năm. Khách du lịch nội địa từ 62 triệu lượt lên 85 triệu lượt (tăng 1,3 lần). Tổng thu từ du lịch tăng từ 401 ngàn tỉ đồng lên 755 ngàn tỉ đồng (tăng gần 1,9 lần). Đóng góp trực tiếp của ngành Du lịch vào GDP từ 6,96% lên 9,2% (tăng 1,3 lần), đến hết năm 2019 đã tạo ra khoảng 2,9 triệu lao động, trong đó có trên 972.000 lao động trực tiếp. Năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới, năm 2019 đã tăng 4 bậc so với năm 2017 để vươn lên xếp hạng 63 trong 140 nền kinh tế.
Liên tục trong nhiều năm, Du lịch Việt Nam được nhận những giải thưởng danh giá do các tổ chức uy tín trong khu vực và thế giới trao tặng. Sự phát triển vượt bậc của du lịch đã làm thay đổi diện mạo đất nước; nâng cao vithêvahinh anh Viêt Nam trong quatrinh hội nhập vơi quốc tế, tốc độ tăng trưởng cao và tỷ trọng trong GDP tăng nhanh, có sức lan tỏa mạnh, thúc đẩy nhiều ngành và địa phương phát triển, góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội; thu hút được ngày càng nhiều lao động, góp phần phát triển yếu tố con người; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, tạo tiền đề vững chắc cho du lịch phát triển ở mức cao hơn trong thời kỳ mới.
Với những thành tích nổi bật, nhân dịp kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển, để động viên khích lệ Tổng cục Du lịch phát huy những thành tích đạt được, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh chính trị được giao, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tổng cục Du lịch đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện lời dạy của Bác: "Càng khó khăn, càng phải đẩy mạnh thi đua", xác định đại dịch Covid-19 là cơ hội để cơ cấu lại ngành Du lịch, toàn ngành Du lịch quyết tâm vượt qua khó khăn, phát huy sức mạnh tổng hợp và triển khai thực hiện mục tiêu đưa Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Xây dựng gia đình hạnh phúc là mục tiêu lớn nhất của công tác gia đình
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành thuộc lĩnh vực gia đình trong những năm qua đã ban hành nhiều văn bản quan trọng mang tính chiến lược. Đặc biệt, đã tham mưu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, phê duyệt nhiều văn bản quan trọng như: Quyết định số 363QĐ-TTg ngày 8.3.2016 về Tháng hành động quốc gia về PCBLGĐ, Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ngày 17.5.2016 ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về PCBLGĐ... Những sự kiện lớn đã được tổ chức mang tính khoa học, rút ra những kinh nghiệm quý báu trong sự phát triển của công tác gia đình như: Sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam (2012-2017), Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2008-2018); Sơ kết 5 năm thực hiện Đề án tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20.3 hằng năm (2013-2018)...
Mục tiêu lớn nhất của công tác gia đình hướng tới là xây dựng gia đình hạnh phúc. Chính vì vậy, cho tới thời điểm hiện nay, người dân đều đã quen và hưởng ứng tích cực vào các hoạt động của công tác gia đình được tổ chức thường niên như: Ngày Quốc tế hạnh phúc (20.3); Ngày Gia đình Việt Nam (28.6); Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ (25.11)... Năm 2020 là năm thứ hai Bộ VHTTDL tổ chức thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Dù mới triển khai nhưng có thể thấy, việc cho ra đời Bộ Quy tắc ứng xử trong gia đình đã được các địa phương và đông đảo người dân tham gia, hưởng ứng.
Nông dân Hà Nội trồng cây đặc sản, nuôi con đặc sản bán dễ, lời cao Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi của Hội ND TP.Hà Nội, nhiều hội viên nông dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư trồng cây đặc sản có múi và chăn nuôi con đặc sản. Đáng chú ý, nhiều hội viên nông dân đã tích cực liên kết liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản...