Hải Dương: Nuôi ba ba, gà siêu trứng, cá lồng, thu 800 triệu/năm
Đó là mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Vũ Văn Yên – Chi hội Phó Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Anh Yên là 1 trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Hiện nay, khu vực chuyển đổi của gia đình anh rộng 2ha, quy hoạch vườn cây, khu chuồng trại chăn nuôi khép kín gồm ba ba, cá lồng, gà siêu trứng.
Nhằm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Nông dân (ND) tỉnh Hải Dương đã tập trung xây dựng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp. Tham gia mô hình này, nhiều nông dân tỉnh Hải Dương đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Xuất hiện nhiều triệu phú nông dân
Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà, thị xã Kinh Môn được Hội ND thành lập với 168 hội viên tham gia canh tác với tổng diện tích 83ha. Đây là 1 trong chi hội nghề nghiệp có đông hội viên nhất ở tỉnh Hải Dương.
Anh Vũ Văn Yên – Chi hội Phó Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà là 1 trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, khu vực chuyển đổi của gia đình anh rộng 2ha, quy hoạch vườn cây, khu chuồng trại chăn nuôi khép kín gồm ba ba, cá lồng, gà siêu trứng.
Trang trại của gia đình anh nuôi 16.000 con gà siêu trứng cho sản lượng gần 4 triệu quả trứng/năm; 10.000m2 mặt nước nuôi cá diêu hồng, cá lăng với sản lượng khoảng 12 tấn/năm; 3.000 con ba ba gai thương phẩm… Trừ mọi chi phí, bình quân mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 800 triệu đồng.
Mô hình nuôi thủy sản đạt hiệu quả của anh Vũ Văn Yên – Chi hội phó Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà, huyện Kinh Môn, Hải Dương. (ảnh P.V)
Anh Yên bộc bạch: “Tham gia chi hội, hội viên đã tích cực chia sẻ với nhau bí quyết, kinh nghiệm nuôi cá, nuôi ba ba gai thương phẩm như: Kỹ thuật thiết kế ao nuôi, mật độ nuôi, cách cho ba ba ăn từng giai đoạn tuổi ba ba, các chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi…”.
Video đang HOT
Hay mô hình Tổ hội nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản xã Tân Việt, huyện Thanh Hà gồm có 20 thành viên, diện tích canh tác 1,2ha. Các thành viên trong tổ hội đã liên kết cùng mua thức ăn của Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi đặc khu Hope và đã được hỗ trợ về giá trên 50 triệu đồng.
Để hỗ trợ cho hội viên về kỹ thuật nuôi thủy sản, Hội ND xã đã tổ chức 15 buổi tập huấn chuyển giao KHKT cho 300 lượt thành viên tham gia; tín chấp cho các thành viên trong chi hội vay nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh số tiền 400 triệu đồng. Trong chi hội có nhiều hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Hỗ trợ vốn vay, kết nối với doanh nghiệp
Bà Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương cho biết: Thực hiện Đề án số 24 của Ban Thường vụ T.Ư Hội ND Việt Nam về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 20 về việc xây dựng mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp giai đoạn 2016 – 2018; chỉ đạo Hội ND cấp huyện tập trung tuyên truyền, tổ chức triển khai xây dựng điểm mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp.
Theo đó, mỗi đơn vị huyện Hội chọn chỉ đạo điểm 1 cơ sở Hội xây dựng tổ hội và 1 cơ sở Hội xây dựng chi hội nghề nghiệp, đảm bảo 5 tiêu chí: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi; trên nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động; thống nhất bầu ra cán bộ chi hội, tổ hội.
Đến nay, sau 3 năm thực hiện đề án, đã có 41 chi hội nghề nghiệp được thành lập, với 1.767 hội viên nông dân tham gia và 50 tổ hội nghề nghiệp với 1.312 hội viên với ngành nghề sản xuất, kinh doanh đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ.
Để mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động hiệu quả, các cấp Hội ND các cấp Hải Dương đã thường xuyên phối hợp tổ chức tập huấn, dạy nghề, chuyển giao KHKT cho hội viên nông dân…
“3 năm qua, các cấp Hội ND Hải Dương đã phối hợp tổ chức 700 buổi tập huấn, chuyển giao ứng dụng KHKT vào sản xuất; 62 buổi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, trang bị kiến thức về sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thị trường… cho các thành viên của chi hội, tổ hội nghề nghiệp” – bà Tâm thông tin.
Bên cạnh đó, Hội ND các cấp cũng đã tập trung khai thác các nguồn vốn và ưu tiên hỗ trợ chi, tổ hội nghề nghiệp. Trong 3 năm, Hội ND tỉnh Hải Dương đã giải ngân 7,08 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND 4 cấp cho 4 chi hội, 12 tổ hội nghề nghiệp. Trong đó, giải ngân nguồn vốn Quỹ HTND T.Ư 2 tỷ đồng; Quỹ HTND tỉnh 4,8 tỷ đồng, huyện 210 triệu đồng; xã 74,9 triệu đồng.
Nhiều chi hội, tổ hội nghề nghiệp đã thực hiện được khâu điều hành, tổ chức sản xuất các sản phẩm có độ đồng đều, an toàn, chất lượng tốt, thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp; đồng thời chi, tổ hội trưởng trực tiếp tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho hội viên.
Vốn nhỏ nuôi thứ gà ngon, được lứa nào thương lái "khuân" đi hết
Anh Bùi Văn Thiều (SN 1988), ở thôn Khuổi Coóng, xã Chu Hương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) nổi tiếng mát tay nuôi gà ta thả vườn, nuôi được lứa nào thương lái đều mua hết lứa đó, nhiều lứa thương lái phải chia nhau.
Mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tổng hợp VAC của anh Thiều có sự hỗ trợ về vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Những năm qua, Hôi Nông dân (ND) huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) đã thực hiện tốt việc nhân uy thac nguồn vốn vay ưu đai Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả.
Hộ thoát nghèo quay lại giúp đỡ hộ khó
Một trong những hộ sử dụng vốn vay Ngân hàng CSXH hiệu quả là anh Bùi Văn Thiều (SN 1988), ở thôn Khuổi Coóng, xã Chu Hương. Tuổi còn trẻ nhưng vợ chồng anh Thiều đã tự xây cho mình ngôi nhà mới khang trang.
Mô hình chăn nuôi tổng hợp VAC của anh Bùi Văn Thiều. Ảnh: Thu Hà
Anh Thiều chia sẻ: "Cưới nhau xong, vợ chồng tôi bảo nhau làm cật lực nhưng cái nghèo vẫn đeo bám. Năm 2010, được sự hướng dẫn của cán bộ Hội ND, Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Khuổi Coóng, tôi đã làm đơn vay vốn Ngân hàng CSXH chương trình hộ nghèo để phát triển kinh tế. Chưa đầy 1 tuần sau, tôi đã được thông báo ra trụ sở UBND xã nhận tiền vay vốn ưu đãi".
Với số vốn vay là 30 triệu đồng, anh Thiều đã mua 1 cặp trâu về nuôi. Sau 1 năm, anh Thiều bán 1 con trâu để lấy tiền đầu tư thêm chăn nuôi lợn, gà ta thả vườn, vịt và đào ao thả cá. Tính toán đầu tư hợp lý nên chỉ 3 năm sau, anh Thiều đã thoát nghèo và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng đúng hạn.
Để phát triển chăn nuôi tổng hợp với quy mô lớn hơn, anh Thiều tiếp tục làm đơn vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn và được Ngân hàng CSXH duyệt cho vay 50 triệu đồng.
Hiện, trang trại nhà anh Thiều lúc nào cũng có hàng nghìn con gà ta thả vườn, hàng trăm con vịt, vài chục con lợn thịt. Mỗi năm xuất bán hơn 6 tấn gà ta thả vườn, vài tấn lợn thịt và hơn 3 tấn vịt và cá. Anh Thiều có thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm, trừ chi phí còn bỏ túi cả trăm triệu đồng. "Tôi nuôi gà ta thả vườn, nuôi lứa nào đều bán hết lứa đó, thương lái rất thích...".
Sử dụng vốn vay ưu đãi hiệu quả, anh Thiều đã được bà con tín nhiệm bầu làm cán bộ Hội ND. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, anh Thiều còn giúp đỡ hơn 50 hội viên, nông dân khó khăn khác về con giống, kinh nghiệm chăn nuôi và hỗ trợ cả việc tiêu thụ sản phẩm. Nhiều hộ trong số này đã thoát nghèo và có của ăn của để.
Ủy thác vốn vay hiệu quả
Ông Dương Xuân Trường - Chủ tịch Hội ND huyện Ba Bể cho biết: "Hội ND huyện Ba Bể có 206 chi hội với 8.915 hội viên, chiếm 87% tổng số hộ nông nghiệp của huyện. Hội ND huyện Ba Bể coi việc hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng hội ngày càng vững mạnh".
Theo đó, năm 2020, Hội ND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ sở Hội phát triển nguồn quỹ hội để hỗ trợ vốn cho nông dân. Trong quý I/2020, tổng nguồn vốn do Hội ND quản lý gần 3 tỷ đồng. Trong đó, nguồn Trung ương, tỉnh ủy thác hơn 2 tỷ đồng, nguồn ngân sách huyện cấp 450 triệu đồng và nguồn ủng hộ hơn 471 triệu đồng.
Cùng với tăng trưởng quỹ hội, Hội ND cũng tích cực phối hợp các ngân hàng trên địa bàn cho vay ưu đãi giúp nông dân phát triển kinh tế. Tính đến hết tháng 2/2020, tổng dư nợ do Hội ND huyện Ba Bể nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH là trên 91 tỷ đồng, với 2.086 hộ vay gồm 71 tổ tiết kiệm và vay vốn.
Ngoài ra, Hội ND huyện đã chỉ đạo các cơ sở Hội triển khai chương trình vay phân bón trả chậm vụ xuân năm 2020. Kết quả, các cơ sở Hội cung ứng được hơn 28 tấn phân bón các loại cho hội viên nông dân.
Thông qua các nguồn vốn hỗ trợ và được chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn Ba Bể đã đổi mới tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm, đồng thời phát huy lợi thế của địa phương về đất đai, nguồn lao động, phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả, trở thành những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.
Điển hình như hộ anh Hoàng Văn Huynh (xã Khang Ninh) với mô hình sấy khô nông, lâm sản; hộ ông Hoàng Văn Tâm (xã Đồng Phúc) khai phá đất ruộng để làm ao thả cá, với tổng diện tích hơn 1ha kết hợp chăn nuôi cho thu nhập trên 350 triệu đồng/năm; hộ ông Lý Văn Dũng (thôn Khuổi Trả, xã Phúc Lộc) với mô hình kinh doanh hàng tạp hóa và sản xuất gạch không nung, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm; mô hình chăn nuôi trâu vỗ béo của gia đình chị Giàng Thị Bào (thôn Nà Tạ, xã Thượng Giáo)...
Những nông dân vươn lên thành triệu phú, tỷ phú nhờ Quỹ của Hội Tham gia phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội ND tỉnh Hải Dương phát động, hàng trăm nghìn hội viên, nông dân đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy lợi thế của địa phương. Xuất hiện nhiều tỷ phú nông dân Mô hình trang...