Hải Dương: Chưa làm sáng tỏ được nguồn lây ở ổ dịch Cẩm Giàng
Đây là điểm được các chuyên gia dịch tễ học đề nghị lưu tâm khi nêu ý kiến tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 diễn ra chiều 19/2.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp chiều 19/2 của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 (ảnh: VGP)
Ổ dịch tại Chí Linh đã khống chế hoàn toàn, TP Hải Dương cần giám sát chặt
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo nghe báo cáo về diễn biến dịch bệnh trong cả nước và tình hình dịch bệnh tại tỉnh Hải Dương. Báo cáo của Bộ Y tế nêu con số, tính đến trưa nay, 19/2, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã ghi nhận thêm 7 ca mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 trong đợt này tại tỉnh lên mức 582 trường hợp. Cả 12/12 huyện, thành phố tại Hải Dương đều có các ca bệnh được phát hiện. Tuy nhiên 5 ổ dịch lớn được xác định trên địa bàn là Chí Linh, Cẩm Giàng, Kinh Môn, Nam Sách và TP Hải Dương
Cơ quan báo cáo cũng lưu ý, trong những ngày Tết, các trường hợp mắc mới được ghi nhận ở địa phương này chủ yếu ở trong khu cách ly tập trung, không có khả năng lây lan ra cộng đồng.
Nhận định chung, Bộ Y tế cho rằng, trong đợt dịch này, Việt Nam có 13 tỉnh, thành phố đã ghi nhận ca mắc Covid-19. Trong đó, tình hình dịch bệnh tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được kiểm soát (trừ tỉnh Hải Dương). Tại tỉnh Hải Dương, tình hình dịch bệnh cũng chỉ còn phức tạp ở huyện Cẩm Giàng.
Không coi cả tỉnh Hải Dương là vùng dịch!
Đi sâu phân tích tình hình dịch bệnh tại Hải Dương, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tổ trưởng Tổ công tác chống dịch của Bộ Y tế tại Hải Dương cho biết, từ ngày dịch Covid-19 xuất hiện tại địa phương (ngày 27/1) đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 580 ca dương tính với virus SARS-CoV-2.
Ông Dương cho rằng, điều đáng lưu tâm là, nguồn lây dịch ở khu vực Cẩm Giàng đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Việc cách ly toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng là để không chỉ giữ an toàn cho địa phương mà cũng là giữ an toàn cho cả nước.
Đến nay, các lực lượng chống dịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã nỗ lực lớn thực hiện truy vết cách ly tổng cộng trên 14.000 F1 để tách nguồn lây khỏi cộng đồng; lấy mẫu xét nghiệm trên 160.000 mẫu, gần đây đều lấy trên 10.000 mẫu/ngày.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lương Văn Cầu khẳng định, đến nay, ổ dịch tại TP Chí Linh đã hoàn toàn được kiểm soát, ổ dịch ở Cẩm Giàng kiểm soát cơ bản, còn TP Hải Dương cần tiếp tục theo dõi.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương lý giải: Những ngày gần đây, số ca dương tính phát sinh thêm trên địa bàn tỉnh chủ yếu phát sinh từ nguồn F1 (đều đã được cách ly tập trung, không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng). Số này chiếm 95%. Gần 5% các trường hợp còn lại là các ca được phát hiện trong khu vực phong tỏa (cũng đã được khoanh vùng và triển khai xét nghiệm diện rộng). Chỉ có 3 ca là phát hiện qua giám sát trong cộng đồng và cũng đã được khoanh vùng.
Liên quan đến các hoạt động chống dịch, lãnh đạo tỉnh Hải Dương trình bày về tình trạng nhiều thương lái dù đã đặt hàng thu mua nông sản của bà con nhưng không quay lại. Việc vận chuyển hàng hóa (kể cả việc nhận hàng của doanh nghiệp FDI từ cảng) cũng là cả một vấn đề, nhất là đi liên tỉnh,…
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nêu thực tế lưu thông hàng hóa, nông sản, xuất khẩu từ Hải Dương qua các địa phương lân cận đều “khó ra, khó vào”, bị “ngăn sông cấm chợ”. Việc vận chuyển hàng hóa vào khu vực phong tỏa cũng rất khó khăn (trừ hàng hóa thiết yếu). Các thị trường tiêu thụ cũng e dè với hàng hóa đến từ vùng dịch, do chưa có hướng dẫn cụ thể từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, lưu thông an toàn…
Ghi nhận các ý kiến, Ban Chỉ đạo thống nhất yêu cầu Bộ Y tế và các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần phải làm rõ định nghĩa “ổ dịch” và “vùng dịch”, tránh tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”.
Giải thích thêm, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, việc Hải Dương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên toàn tỉnh là giải pháp phòng ngừa nâng cao hơn 1 mức để ngăn chặn dịch bệnh, bởi Hải Dương là đầu mối giao thông, liên quan đến nhiều địa phương. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các tỉnh lân cận thực hiện “ngăn sông, cấm chợ”. Bộ Y tế sẽ có văn bản gửi các tỉnh và báo cáo Thủ tướng về vấn đề này.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế công bố lại trên Cổng Thông tin điện tử những vùng dịch người ra, vào phải kiểm soát, đến nơi khác phải khai báo, giám sát y tế. Ví dụ đối với tỉnh Hải Dương là những vùng dịch ở TP. Chí Linh, huyện Cẩm Giàng và xã, thôn cụ thể chứ không phải toàn tỉnh.
Chủ tịch TP.HCM: Phải tập trung xử lý công việc ngay
"Không được vui tết kéo dài, không tổ chức tân niên sa đà, lãng phí. Không để xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp phải chờ đợi".
Chiều 18-2, UBND TP.HCM họp hội nghị trực tuyến tổng kết công tác chăm lo tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTBC
Vì việc chung, nhiều cán bộ đã hủy vé
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết tết năm nay là một cái tết rất đặc biệt vì dịch COVID-19 xuất hiện, lây nhiễm trong cộng đồng với biến chủng mới, khó lường ngay những ngày giáp tết.
TP.HCM đã rất quyết tâm phòng, chống dịch với tinh thần "khẩn trương, thần tốc, quyết liệt, đồng bộ, chủ động", kiên trì nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch", bám sát chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế và Ban Thường vụ Thành ủy.
Người dân đồng lòng thực hiện nghiêm thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế) và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng. "TP.HCM đã hủy bỏ nhiều chương trình, lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao không thật sự cần thiết" - ông Phong nói.
Nhờ sự quyết liệt nên đến thời điểm này, TP đã kiểm soát được tình hình lây nhiễm trong cộng đồng và đang tiếp tục triển khai các biện pháp tiếp theo để đẩy lùi dịch bệnh.
Ông chia sẻ: Dịp tết vừa rồi, trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các ngành, các cấp không rời khỏi TP.HCM. Đa số cán bộ, công chức không về quê ăn tết để đảm bảo kịp thời ứng phó với các tình huống dịch bệnh phát sinh, cũng như đảm bảo an toàn cho gia đình và cộng đồng.
"Tôi xin cảm ơn các đồng chí trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch và các đồng chí thủ trưởng các sở/ngành, chủ tịch các quận/huyện... Có nhiều đồng chí đã mua vé dự kiến về thăm gia đình nhưng theo yêu cầu của tôi, các đồng chí đã hủy vé, ở lại để chia sẻ công việc chung" - ông Phong nói.
Xét nghiệm người từ Hải Dương, Quảng Ninh
Trong thời gian tới, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở, ban ngành, các địa phương, doanh nghiệp tập trung cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. "Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là" - ông nói.
Ông cũng yêu cầu người dân tiếp tục thực hiện thông điệp 5K. "TP sẽ xử phạt nghiêm việc không chấp hành đeo khẩu trang" - ông nói.
Ông đề nghị cần dự trữ đầy đủ các sinh phẩm, test kit xét nghiệm; đảm bảo công suất xét nghiệm 15.000 mẫu đơn trong 24 giờ, khi cần thiết có thể huy động lên đến 25.000-30.000 mẫu đơn. Thiết lập 317 đội lấy mẫu của các bệnh viện công lập, trung tâm y tế để sẵn sàng đảm bảo công suất lấy 100.000 mẫu/ngày, khi cần thiết nâng lên 200.000 mẫu/ngày.
Chủ tịch TP.HCM cũng chỉ đạo tổ chức tốt công tác cách ly y tế cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm, sẵn sàng triển khai kế hoạch đã xây dựng của TP về đảm bảo điều trị trong trường hợp có 50-100 người bệnh hoặc tình huống có đến 100-200 người bệnh.
"Cần thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, trong khu cách ly và trong cán bộ y tế" - ông Phong nói.
Đối với phòng, chống dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, ông yêu cầu tiếp tục vệ sinh, khử khuẩn, định kỳ tầm soát bằng xét nghiệm đối với các nhân viên bốc xếp hàng hóa tại sân bay. Chủ động giám sát thân nhiệt nhân viên và hành khách đến sân bay hằng ngày. Giám sát ngẫu nhiên bằng xét nghiệm đối với hành khách đến từ một số tỉnh có nguy cơ dựa theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tổ chức khai báo y tế để giám sát và xét nghiệm kiểm tra tại các địa điểm như sân bay, nhà ga, bến xe liên tỉnh, các cơ quan, công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp, trường học, khu dân cư nhằm giám sát đầy đủ và hiệu quả đối với các đối tượng nguy cơ.
Ngoài ra, tổ chức khai báo y tế để xét nghiệm kiểm tra COVID-19 đối với tất cả người đi từ Cẩm Giàng, Hải Dương trở về TP.HCM từ ngày 15-1 và người nhà, người ở cùng nhà theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Tiếp tục duy trì việc khai báo y tế để giám sát y tế, xét nghiệm kiểm tra COVID-19 đối với người về từ Hải Dương, Quảng Ninh và các địa phương có ổ dịch khác theo thông báo của Bộ Y tế.
Chủ tịch TP.HCM cũng yêu cầu tổ chức kiểm tra khai báo y tế của hành khách đi bằng máy bay, xe lửa, xe khách, tùy theo địa phương nơi hành khách xuất phát, đơn vị y tế tổ chức giám sát y tế và xét nghiệm phù hợp.
Nỗ lực vượt qua khó khăn
Tại hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng chỉ đạo nhiều vấn đề khác để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, đáng chú ý là ông yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động; tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay sau những ngày nghỉ tết. "Không được vui tết kéo dài, không tổ chức tân niên sa đà, lãng phí; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, không để xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp phải chờ đợi" - ông nói.
Ông yêu cầu tập trung triển khai, cụ thể hóa kế hoạch công tác năm 2021, trong đó xác định rõ ba vấn đề là: Các công việc trọng tâm cần thực hiện; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện, đặc biệt là tính nêu gương và trách nhiệm của người đứng đầu; xác định rõ mốc thời gian, lộ trình hoàn thành.
"Toàn thể cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đồng lòng, chung sức, siết chặt tay nhau, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn và thách thức; nhanh chóng bắt tay vào công việc, tạo sự chuyển động và đạt kết quả cao nhất nhiệm vụ kép ngay từ tháng đầu, quý đầu năm 2021 để tạo tiền đề hoàn thành kế hoạch năm năm" - ông kêu gọi.
Từ 'ổ dịch' Cẩm Giàng đến thủ đô, tự giác khai báo y tế, xét nghiệm COVID-19 Sau khi nhận được thông báo khẩn, người dân đi về từ 'ổ dịch' Cẩm Giàng, Hải Dương tự giác đến các khu vực trạm y tế ở Hà Nội khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Người dân đi từ Cẩm Giàng, Hải Dương về thủ đô được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 chiều 17-2 - Ảnh: HÀ THANH Chiều...