Hải Dương: Chủ động bảo vệ khu vực đê trọng yếu trong mùa mưa bão
Chiều 12/8, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại một số điểm thuộc tuyến đê sông Thái Bình, địa phận huyện Thanh Hà và huyện Tứ Kỳ.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng (áo tím) kiểm tra kè Thanh Kỳ trên tuyến đê hữu sông Thái Bình. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Kiểm tra cho thấy, kè Thanh Hải đoạn K39 850 đến K40 563, thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà chưa được tu bổ, đang tiếp tục có diễn biến hư hỏng, nguy cơ mất an toàn công trình đê điều. Đoạn kè có chiều dài 713m, khoảng cách từ chân đê đến mép bờ sông từ 12,5m đến 55m. Đây là địa điểm đã được xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm trong mùa mưa lũ năm 2022.
Đoàn cũng kiểm tra kè Thanh Kỳ tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ. Kè có tổng chiều dài 657m và được đầu tư xây dựng, tu bổ nhiều lần. Tuy nhiên, vào ngày 26/3/2022, tại vị trí từ K45 125 đến K45 145 đã xảy ra sự cố sạt lở với chiều dài 20m, cung sạt lấn sâu vào mái kè 3,4m. Điểm gần nhất của cung sạt chỉ cách chân đê phía sau 10m.
Ngày 29/3, kè tiếp tục diễn biến sạt lở, lấn sâu vào 1,45m sát đến đỉnh kè và toàn bộ mái kè. Đỉnh kè đoạn từ K45 125 đến K45 145 đã bị sạt tụt. Trước tình hình sạt lở, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định xử lý cấp bách. Đến thời điểm hiện tại, Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đang trình Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật để triển khai xây dựng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đề nghị ngành nông nghiệp và các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ cần chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đê điều, có biện pháp phòng, chống sạt lở; thực hiện nghiêm công tác bảo vệ khu vực đê trọng yếu trong mùa mưa bão. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, phát hiện sớm, kiên quyết xử lý các công trình xây dựng trái phép trong hành lang thoát lũ; phòng, chống việc hút cát trái phép.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, với điểm xung yếu tại kè Thanh Hải, huyện Thanh Hà cần sẵn sàng các biện pháp xử lý sự cố theo phương châm 4 tại chỗ. Với điểm sạt lở đoạn kè Thanh Kỳ, trong thời gian chờ ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cách khắc phục, huyện Tứ Kỳ cần theo dõi chặt và sẵn sàng chủ động các phương án xử lý khi có sự cố phát sinh. Tỉnh sẽ có kế hoạch tiến hành tổng kiểm tra hoạt động bến bãi trong thời gian tới và xem xét kế hoạch tu bổ để đầu tư nâng cấp các công trình đê điều.
Kiểm tra 2 đoạn đê hữu Thái Bình trên địa bàn huyện Tứ Kỳ được xã hội hóa để mở rộng mặt đê kết hợp giao thông, ông Triệu Thế Hùng đánh giá cao hình thức xã hội hóa và đề nghị địa phương cần có cơ chế tận dụng mọi nguồn lực để nâng cấp công trình đê điều, trong đó khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp. Huyện Tứ Kỳ cũng cần rà soát hoạt động bến bãi, kiên quyết xử lý các bến bãi không phép; đồng thời, hướng dẫn để các chủ bến bãi tuân thủ nghiêm Luật Đê điều và các quy định của pháp luật…
Hải Dương: Người dân "quay lưng" với trung tâm thương mại gần 50 tỷ
Trung tâm thương mại - siêu thị chợ Cuối (thị trấn Gia Lộc) xây dựng hoàn thành từ năm 2009 đến nay vẫn bỏ hoang không đưa vào sử dụng.
Trung tâm thương mại - siêu thị chợ Cuối nằm trong quy hoạch chi tiết xây dựng khu phố thương mại và trung tâm thương mại chợ Cuối, huyện Gia Lộc được Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khi đó ký Quyết định số 4164/QĐ-UBND ngày 4.12.2006.
Xuống cấp nghiêm trọng
Trong dự án này có phần xây dựng trung tâm thương mại - siêu thị chợ Cuối rộng 3.045 m2, đơn vị trúng thầu là Công ty CP đầu tư Tây Bắc với tổng mức đầu tư xây dựng gần 50 tỷ đồng. Năm 2007, Trung tâm thương mại - siêu thị chợ Cuối bắt đầu được xây dựng và hoàn thành vào năm 2009.
Trung tâm thương mại - siêu thị chợ Cuối hoàn thành từ năm 2009 đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng
Trung tâm thương mại được xây dựng gồm nhà 3 tầng, bố trí gần 200 gian hàng với cầu thang máy hai chiều, hệ thống điều hòa, thống gió mới hoàn thiện.
Hiện nhiều trang thiết bị được đầu tư trong công trình đã bị lấy mất, nhiều hạng mục công trình đang xuống cấp như hệ thống cửa cuốn chính vào trung tâm thương mại bị hư hỏng nặng, các ô cửa kính quanh công trình bị vỡ gần hết.
Chia sẻ với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Tuân, một người dân gần trung tâm thương mại cho biết, trung tâm - siêu thị được xây cách đây hơn chục năm, xây xong rồi bỏ đấy, không đưa vào sử dụng, nhìn xót xa, lãng phí.
Do không có ai trông coi, nhiều tài sản trong Trung tâm thương mại - siêu thị chợ Cuối đã bị kẻ gian lấy trộm. Phía bên ngoài, người dân chiếm dụng một phần cửa ra vào làm nơi bán hàng.
Một tiểu thương cho rằng lý do một trung tâm siêu thị bỏ hoang lãng phí vì vị trí của trung tâm - siêu thị này bị khuất, không phù hợp để kinh doanh.
Được biết, năm 2014, do không thể khai thác, Công ty CP đầu tư Tây Bắc trả lại Trung tâm thương mại - siêu thị chợ Cuối cho tỉnh Hải Dương. UBND tỉnh giao cho huyện Gia Lộc. Huyện Gia Lộc đã phải trả cho Công ty CP đầu tư Tây Bắc khoảng 40 tỷ đồng và giao lại cho UBND thị trấn Gia Lộc quản lý, khai thác.
Không để lãng phí
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đoàn Văn Long - Chủ tịch UBND thị trấn Gia Lộc (huyện Gia Lộc, Hải Dương) cho biết: "Thực hiện ý kiến chỉ đạo của huyện chúng tôi đang điều chỉnh quy hoạch lại cho phù hợp với điều kiện của địa phương, cố gắng phân kỳ trước mắt làm phần dễ trước khó sau, sao cho khu chợ dân sinh sạch sẽ ổn định cho bà con, sau đó tiếp tục làm các phần còn lại".
Nhiều hạng mục công trình đang xuống cấp như hệ thống cửa cuốn chính vào trung tâm bị hư hỏng nặng, các ô cửa kính quanh công trình bị vỡ gần hết.
"Trước đó, chúng tôi lấy phiếu thăm dò ý kiến các tiểu thương, đa số hiện nay đều nhất quyết không vào trung tâm thương mại để kinh doanh. Người dân cho rằng không phù hợp. Hơn nữa hiện tại cơ sở hạ tầng của trung tâm thương mại đã bị xuống cấp do nhiều năm không sử dụng và nhiều vật dụng đã bị mất cắp trộm. Bây giờ vào đó sẽ phải đầu tư rất tốn kém. UBND thị trấn đã xin ý kiến của Thường trực Huyện ủy Gia Lộc. Quan điểm nếu các tiểu thương không vào sẽ làm văn bản đề nghị cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thuê lại mặt bằng dự án Trung tâm thương mại và siêu thị chợ Cuối, không để lãng phí mãi được" - ông Long cho biết thêm.
Nỗi buồn 'đắm' dưới lòng sông và sinh mệnh những đứa trẻ vô tội Thời gian gần đây, liên tục xảy ra vụ việc cha mẹ ôm con nhỏ nhảy cầu tự vẫn. Nỗi buồn của người lớn có thể "chôn" dưới lòng sông, nhưng sinh mệnh của những đứa trẻ vô tội luôn gây nỗi xót xa. Ngày 8/5, người ta nhìn thấy cô giáo mầm non V.T.H.T. (SN 1991, ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm...