Hải Dương: Chăm lo người yếu thế trong dịch COVID-19
Thời gian qua, trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp, tại Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, Người có công và Xã hội tỉnh Hải Dương, đội ngũ cán bộ, nhân viên, y bác sĩ đã nỗ lực làm tốt nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch, vừa chăm lo đời sống, sức khỏe cho trên 400 người yếu thế được nuôi dưỡng nơi đây.
Khám cho bệnh nhân ở Trung tâm.
Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, Người có công và Xã hội tỉnh Hải Dương nằm trên địa bàn phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh (Hải Dương) đang quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung cho 450 đối tượng, trong đó chủ yếu là người mắc bệnh tâm thần phân liệt đặc biệt nặng và có nhiều bệnh nền.
Ông Phạm Xuân Tuấn, Giám đốc Trung tâm cho biết, để chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn trước dịch bệnh, trung tâm đã thành lập Tổ an toàn COVID-19 và xây dựng kịch bản 3 phương án ứng phó với tình huống dịch. Trung tâm cũng chuẩn bị chu đáo nguồn lực và cơ sở vật chất như trang thiết bị, đồ bảo hộ, khẩu trang, vật tư y tế và dung dịch sát khuẩn… để đáp ứng kịp thời với các tình huống dịch. Khi thành phố Chí Linh có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, đơn vị thực hiện giãn cách giữa các buồng với các buồng, các khoa với các khoa; đề xuất với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Chí Linh phê duyệt kế hạch cách ly trung tâm và tạm dừng thăm bệnh nhân.
Công tác chăm sóc cho các trường hợp được nuôi dưỡng tại trung tâm trong giai đoạn dịch COVID-19 đã được nâng cao hơn ngày thường. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương, Trung tâm tiến hành cách ly ngay và lấy mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp có biểu hiện mắc COVID-19 như ốm, sốt. Hàng ngày, phòng y tế đo nhiệt độ, sát khuẩn cho viên chức, người lao động; quản lý các khoa, phòng đo nhiệt độ, cho các đối tượng súc miệng nước muối, sát khuẩn tay thường xuyên, khi đi lao động tăng gia phải đeo khẩu trang. Để đảm bảo môi trường sạch sẽ, thông thoáng, việc lau chùi, khử khuẩn nơi làm việc, sinh hoạt, phòng ở của bệnh nhân được thực hiện thường xuyên. Riêng những bệnh nhân có bệnh nền tiểu đường được lấy mẫu máu và chuyển mẫu tới các bệnh viện để làm xét nghiệm và gửi trả kết quả về để các y bác sĩ theo dõi, giám sát tình trạng bệnh.
Video đang HOT
Với số lượng đối tượng cần chăm sóc đông, việc cung cấp nguồn thực phẩm cũng là một ưu tiên của đơn vị trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, Người có công và xã hội tỉnh Hải Dương chia sẻ: “Hàng ngày, chúng tôi tiếp nhận các nhu yếu phẩm từ bên ngoài vào một khung giờ cố định và tuân thủ quy trình khử khuẩn rất nghiêm ngặt. Các loại hàng hóa tập kết qua một đầu mối, sau đó khử khuẩn ở cổng bảo vệ rồi mới được chuyển vào. Đội ngũ cấp dưỡng nhận thực phẩm từ cổng mang vào bếp ăn. Tuyệt đối chúng tôi không để người cung cấp thực phẩm được di chuyển vào khuôn viên bên trong và tiếp xúc với người của Trung tâm”.
Đơn vị hiện có 226 cán bộ, viên chức, người lao động thường trú tại nhiều huyện, thành phố khác nhau trên địa bàn Hải Dương và các tỉnh khác. Ngoài giờ làm việc, thông thường, cán bộ di chuyển về địa phương. Trong số đó, đội ngũ y bác sĩ công tác tại đây có 167 người, lực lượng này được ví như “xương sống” của trung tâm nên việc đảm bảo sức khỏe cho các y bác sĩ được đặc biệt chú trọng. Chính vì thế, để hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng đến hoạt động của trung tâm, đơn vị đã xây dựng phương án cụ thể bố trí 50% cán bộ trực làm việc liên tục trong 14 ngày tại cơ quan.
Ngoài ra, trung tâm yêu cầu những cán bộ, viên chức, người lao động và đối tượng được nuôi dưỡng chấp hành nghiêm các biện pháp cách ly, khoanh vùng của chính quyền địa phương trên địa bàn cư trú. Đồng thời, khai báo y tế kịp thời, trung thực và hạn chế tối đa việc di chuyển ngoài cộng đồng, đến các vùng có dịch. Với quân số 50% ở nhà trong thời gian nghỉ trực luân phiên sẽ chấp hành nghiêm việc khai báo y tế về lịch trình di chuyển của bản thân và người nhà. Những trường hợp đặc biệt phải ra ngoài đơn vị và nơi cư trú đều được xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới được vào trung tâm.
Đến nay, trải qua các đợt dịch COVID-19, Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần, Người có công và xã hội vẫn giữ vững thành trì trước dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho những người yếu thế được nuôi dưỡng tại đây. Đại diện lãnh đạo đơn vị khẳng định, mặc dù hiện nay dịch COVID-19 tại tỉnh Hải Dương đang được kiểm soát tốt nhưng trung tâm không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Trung tâm tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ an toàn COVID-19, thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế, chủ động những kịch bản ứng phó, nguồn lực và cơ sở vật chất để không rơi vào bị động trong các tình huống dịch.
Chống dịch tại Hải Dương để giữ an toàn cho cả nước
Đó là quan điểm của các chuyên gia dịch tễ trong cuộc họp giữa Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 với tỉnh Hải Dương và Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế tại tỉnh này chiều 19/2.
Nhận định tình hình dịch bệnh tại Hải Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư Trần Như Dương cho biết: "Tất cả các điểm nóng dịch tễ đều được phong tỏa chặt, có nghĩa Hải Dương đang thực hiện 'phong tỏa trong phong tỏa' tại huyện Cẩm Giàng và một số điểm". Chuyên gia này cho biết thêm, trên tinh thần xác định Cẩm Giàng là "điểm dịch nóng, phức tạp", toàn tỉnh Hải Dương đang tập trung toàn lực lượng để dập dịch tại đây.
Dịch COVID-19 xuất hiện tại địa phương vào ngày 27/1, đến nay ghi nhận tổng số 578 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại 2 ổ dịch lớn: Công ty TNHH điện tử POYUN Việt Nam (có địa chỉ ở Khu công nghiệp Cộng Hòa, thành phố Chí Linh); huyện Cẩm Giàng.
Ngay từ đầu, ổ dịch Công ty POYUN đã được "đóng băng, khoá chặt". Toàn bộ công nhân của công ty đã được đưa đi cách ly ngay trong đêm, ngày hôm sau đã cách ly xã hội TP Chí Linh. Những ngày gần đây các ca nhiễm mới ở TP. Chí Linh đều là các trường hợp F1, đã được cách ly, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Đây là quan điểm của các chuyên gia tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, chiều 19/2, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Nhận định vùng dịch đáng chú ý tại TP Hải Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết: "Đây không phải trọng điểm dịch, không phải là ổ dịch lớn nhưng cần thiết phải theo dõi, giám sát chặt chẽ, đánh giá tình hình sát sao trong những ngày tới, tuyệt đối không được chủ quan".
Từ 2 ổ dịch lớn tại TP Chí Linh và huyện Cẩm Giàng đã làm làm liên quan dịch tễ đến 10 huyện khác trong tỉnh với các mức độ khác nhau, tùy theo vị trí giáp ranh với 2 ổ dịch (huyện Gia Lộc phát hiện 1 ca, huyện Thanh Miện 1 ca, Tứ Kỳ 1 ca, Thanh Hà 3 ca, Kim Thành 5 ca, huyện Nam Sách 29 ca, huyện Kinh Môn 64 ca...). Trước quyết định thực hiện cách ly toàn xã hội toàn tỉnh Hải Dương theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ ngày 16/2.
Đánh giá cao sự nỗ lực, quyết liệt chống dịch của đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hải Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương tăng cường năng lực xét nghiệm, từ 600-1.000 mẫu/ngày lên 30.000 mẫu/ngày; truy vết, cách ly tập trung hơn 14.000 người trong 24 ngày; lấy mẫu xét nghiệm 162.488 mẫu...
Theo PGS.TS Trần Như Dương: "Các lực lượng chống dịch tại Hải Dương, từ trên xuống dưới, đều gồng mình chống dịch, không ngừng nghỉ, dù rất mệt mỏi. Tỉnh đã truy vết, cách ly tổng cộng trên 14.000 F1 để tách nguồn lây khỏi cộng đồng; lấy mẫu xét nghiệm trên 160.000 mẫu, gần đây đều lấy trên 10.000 mẫu/ngày,... Đó là một sự nỗ lực rất lớn".
Từ góc độ chuyên gia, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, cần phải nhận thức đúng để thông tin đúng đắn về tình hình dịch bệnh ở Hải Dương. Hiện nay, các địa phương đang có sự lầm lẫn khái niệm ổ dịch và vùng dịch, từ đó dẫn tới "ngăn sông cấm chợ". Do vậy, cần sớm quy định rõ về ổ dịch và vùng dịch, để các địa phương áp dụng thống nhất. Thông tin về dịch bệnh không được làm nhẹ đi, cũng không được thổi phồng lên, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kép, thậm chí là tạo ra tâm lý "kỳ thị với Hải Dương".
Tài xế và phụ xe từ Hải Dương đến Bình Thuận nộp phạt giao thông đã âm tính Lúc 21h ngày 19-2, Sở Y tế Bình Thuận cho biết kết quả xét nghiệm trường hợp tài xế và phụ xe container đi từ Hải Dương đến để nộp phạt giao thông đã âm tính với COVID-19. Cơ quan y tế Bình Thuận đến Phòng CSGT Công an tỉnh điều tra dịch tễ, đưa tài xế và phụ xe đi cách ly...