Hải Dương bước vào cuộc ‘tổng phản công’ 6 ngày đẩy lùi dịch Covid-19
Hải Dương sẽ thực hiện xét nghiệm diện rộng tại 12 huyện, thành phố trên địa bàn. UBND tỉnh đánh giá đây là cuộc “tổng phản công” quan trọng trong thời gian rất ngắn để đẩy lùi dịch dịch bệnh.
Đủ khả năng đáp ứng nhu cầu xét nghiệm
Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 với UBND tỉnh Hải Dương.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, sau 7 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Hải Dương đã từng bước khoanh vùng, đẩy lùi dịch bệnh. Tới nay, lượng F0 phát hiện mỗi ngày đã giảm (từ khoảng 40 ca/ngày xuống còn trên dưới 10 ca/ngày). Hải Dương từng bước làm chủ tình hình dịch bệnh tại huyện Cẩm Giàng, TP. Chí Linh.
Hiện công suất nghiệm SARS-CoV-2 tại Hải Dương là 80.000 mẫu/ngày. Nếu đẩy nhanh tiến độ, con số này có thể đạt ngưỡng 120.000 mẫu/ngày. ” Hải Dương hoàn toàn đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm trong phòng chống dịch”, ông Cầu khẳng định.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, giai đoạn tới, tỉnh không chỉ xét nghiệm để phòng chống và dập dịch mà còn xét nghiệm diện rộng để đánh giá nguy cơ, xác định sự an toàn của các vùng còn lại bằng một kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.
“Trong 6 ngày tới, chúng tôi sẽ “quét” ở tất cả các huyện, thành phố. Chậm nhất tới ngày 1/3, Hải Dương có thể hoàn thành việc xét nghiệm diện rộng trong phạm vi toàn tỉnh”, ông Cầu cho hay.
Đến nay, Hải Dương đã thực hiện xét nghiệm 250.000 mẫu. Dự kiến, bước sang giai đoạn ‘chủ động, phản công’ trong thời gian tới, số mẫu xét nghiệm cũng đạt khoảng 250.000 mẫu.
Video đang HOT
UBND tỉnh Hải Dương trong cuộc họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 – Ảnh: Nguyễn Liên
Ông Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp – Ảnh: Nguyễn Liên
Thông tin về ổ dịch tại xã Kim Liên, huyện Kim Thành, ông Cầu cho biết Hải Dương đang tập trung rất cao để dập dịch. Tỉnh ủy đã cử đoàn công tác do ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp xuống chỉ đạo, áp dụng các biện pháp mạnh mẽ nhất theo phương châm phong tỏa, xét nghiệm diện rộng, giãn cách.
Phát biểu tại cuộc họp với UBND tỉnh Hải Dương, Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, năng lực, kinh nghiệm về điều hành và khả năng xét nghiệm của Hải Dương đã tăng lên đáng kể.
Thứ trưởng lưu ý tỉnh Hải Dương cần cân nhắc xét nghiệm cho những trường hợp cụ thể nào để vừa đảm bảo an toàn, vừa phải tính đến hiệu quả về kinh tế. Người dân làm việc ở những đia điểm công cộng như bến xe, chợ đầu mối, giao thông công cộng,… cần được coi là nhóm nguy cơ để rà soát.
“Chúng ta chỉ còn 1 tuần nữa thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là thời gian vàng cho tỉnh Hải Dương áp dụng các biện pháp giảm bớt số ca mắc trên địa bàn, đem lại cuộc sống bình thường cho người dân”, Thứ Trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Xét nghiệm Covid-19 diện rộng cho 12 huyện thị, thành phố
Trước đó, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tinh Hai Dương đã hop với 12 huyên thị, thanh phố trên địa bàn về vấn đề lấy mâu xet nghiêm có chỉ định trên diên rông cho cac đia phương trươc khi kêt thuc thơi gian gian cach xa hôi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lương Văn Cầu đề nghị từng huyện, thị xã, thành phố phải có kế hoạch phân công cụ thể về nhân sự, theo nguyên tắc cán bộ y tế chỉ xuống lấy mẫu, các việc khác từ tổ chức, huy động, lập danh sách giao chính quyền địa phương. Đồng thời, giao Sở Y tế ban hành hướng dẫn cụ thể về quy trình lấy mẫu ở cộng đồng và cơ sở.
Thời gian dự kiến: ngày 24/2 lấy mẫu tại TP Hải Dương, thị xã Kinh Môn; ngày 25/2 tại Cẩm Giàng, TP. Chí Linh, Nam Sách; ngày 26/2 tại Bình Giang, Thanh Hà; ngày 28/2 tại Tứ Kỳ; ngày 1/3 tại Gia Lộc, Thanh Miện, Ninh Giang. Riêng huyện Kim Thành sẽ có chỉ đạo riêng.
“Đây là kế hoạch rất quan trọng trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 6 ngày, là cuộc “tổng phản công” đẩy lùi dịch bệnh. Bởi vậy, đề nghị Chủ tịch UBND các huyện thị, thành phố tập trung lãnh đạo để thực hiện tốt trong các ngày tới”, ông Cầu nhấn mạnh.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tinh Hai Dương giao việc tổng chỉ huy tổ chức lấy mẫu diện rộng cho Giám đốc Sở Y tế Phạm Mạnh Cường. Đồng thời, đề nghị Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, rà soát công tác xét nghiệm ở từng địa phương theo nguyên tắc kiểm tra trước nửa ngày, nếu đủ điều kiện mới cho triển khai.
Nhiều F0, F1 không tự giác khai báo, Bộ Y tế kêu gọi hợp tác để đón Tết an toàn
Theo Bộ Y tế, những trường hợp F0, F1, F2 không tự giác khai báo, cần cộng đồng phát hiện bất thường và báo tin trực tiếp cho Chính phủ.
Việt Nam đang rơi vào đợt bùng dịch thứ 3, với nhiều tổn thất không thể kể được bằng con số như trẻ em phải nghỉ học, trường học đóng cửa, lao động mất việc làm, toàn dân trong lo âu mất Tết.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó có tới 20% các F0 (bệnh nhân mắc COVID-19), khi được phát hiện và liên hệ đã không hợp tác. Cá biệt có ca mắc, hàng trăm F1 không chủ động khai báo tình thế nguy cấp, từ chối giao tiếp với lý do "Tôi rất khoẻ, tôi có làm sao đâu".
Trước thực trạng trên, Bộ Y tế kêu gọi người dân cần nâng cao ý thức bằng việc quan sát địa bàn nơi mình sinh sống, nếu có phát hiện bất thường, cần truy cập antoancovid.vn/khaibao để báo tin ngay cho Tổ thông tin.
Người dân cũng cần chia sẻ nội dung này tới người thân, bạn bè.
Mọi người dân cần báo tin cho Tổ thông tin trong những trường hợp như nghi ngờ bản thân (hoặc người thân trong gia đình) đã nhiễm SARS-CoV-2, biết người đã tiếp xúc gần với F0, F1, F2; biết người vượt biên trái phép hoặc người đi từ vùng tâm dịch về nhưng không cách ly; biết một sự kiện đông người có nguy cơ lây nhiễm hoặc muốn thông báo một nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khác...
Những nội dung được mọi người báo về sẽ được xác minh ngay lập tức bởi hàng ngàn tình nguyện viên, được tổng hợp và chuyển đến đầu mối theo đúng quy trình truy vết F0, F1, F2 vận hành hiệu quả trong gần một năm qua.
"Bộ Y tế mong muốn mọi người dân cùng báo tin để giúp Việt Nam đón Tết an toàn", Bộ Y tế kêu gọi.
Tính tới 6h sáng 1/2, Việt Nam ghi nhận 1.819 trường hợp mắc COVID-19. Đặc biệt, trong buổi sáng chỉ ghi nhận thêm 2 ca COVID-19 ở Hà Nội (có liên quan tới Hải Dương). Còn lại 2 ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện Việt Nam chữa khỏi 1.457/1.819 bệnh nhân.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) ở nước ta là 26.861. Trong đó, 185 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 20.917 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 5.759 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Số ca tử vong đến nay là 35, gồm 31 người tại Đà Nẵng, 3 người ở Quảng Nam và 1 người ở Quảng Trị. Phần lớn trong số họ là người cao tuổi, có bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, tiểu đường type 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Ca COVID-19 ở Cầu Giấy, Hà Nội từng đi đám cưới ở Hải Dương BN1819 trú tại quận Cầu Giấy là ca dương tính với SARS-CoV-2 thứ 15 ở Hà Nội từng đi đám cưới ở Hải Dương. BN1819 là bà Đ.T.L., 48 tuổi, địa chỉ 51/49 tổ 21, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Bệnh nhân làm du lịch cho đoàn từ Hàn Quốc đến Việt Nam. Hơn một năm nay, bệnh nhân L. ở nhà...