Hai đứa trẻ suýt chết chỉ vì một loại đậu quen thuộc, cha mẹ nên cẩn thận trong việc chăm sóc trẻ
Không ngờ hạt đậu tằm nhỏ bé lai có thể gây nên bệnh nguy hiểm, cha mẹ nhất định phải chú ý khi cho con ăn loai hat nay.
Đậu tằm (đâu răng ngưa) là một loại đậu được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, gần đây đa co trẻ suýt mất mạng vì loại đậu này.
Tiểu Hạo, 4 tuổi sống cùng ông bà nội và chị gái ở huyện Kỳ Xuân (Vũ Hán, Trung Quốc). Hai tuần trước, bà nội mua hạt đậu tằm tươi ngoài chợ, buổi tối làm món đậu tằm xào trứng. Đậu tằm tươi hương vị thơm ngon, Tiểu Hạo đã ăn 2 muỗng lớn, ban đầu mọi thứ đều bình thường, không ngờ đến nửa đêm Tiểu Hạo bắt đầu xuất hiện tình trạng đau bụng, bà nội nhẹ nhàng xoa bụng để Tiểu Hạo ngủ thiếp đi, với ý nghĩ cơn đau bụng sẽ nhanh chóng hêt.
Đậu tằm là một loại đậu được rất nhiều người yêu thích.
Đến sáng hôm sau thức dậy, Tiểu Hạo cảm thấy toàn thân đều mệt mỏi va bà nội đa bị sốc trước cảnh tượng trước mắt: Toàn thân của Tiểu Hạo đều màu vàng, cơ thể suy nhược. Không chỉ vậy, nước tiểu cua Tiêu Hao trong bô đặt dưới cạnh giường toàn màu đỏ sẫm. Ông bà nội vội vàng đưa Tiểu Hạo đến bệnh viện địa phương để kiểm tra, nhưng tình trạng bệnh nguy hiểm, cuối cùng Tiểu Hạo được chuyển đến Bệnh viện Nhi Vũ Hán để điều trị. Trải qua 2 tuần điều trị tại Khoa ung thư huyết học của bệnh viện, sức khỏe của Tiểu Hạo đã chuyển biên tôt và được xuất viện.
Trải qua sự việc vừa rồi đã để lại một nỗi sợ hãi sâu sắc trong tâm trí của Tiểu Hạo, bất cứ khi nào nhân viên y tế hoặc ai đó hỏi về sự việc, hoặc khi ăn chỉ vô tình nhắc đến 2 từ “đậu tằm” là cậu bé đều cảm thấy khó chịu và khóc thật to.
Mẹ của Tiểu Hạo nói: “Trước đây không sao, nhưng giờ chỉ cần nói đến từ đậu là chúng tôi đều không dám cho con ăn, hiện tại đồ ăn hàng ngày, nếu không biết tôi đều phải tra mạng kiểm tra, chắc chắn trong đó không có đậu tằm mới mua về cho gia đình. Ông nội của Tiểu Hạo, khi biết cháu bị bệnh vì hạt đậu tằm, về nhà ông vứt bỏ hết đậu tằm lưu trữ trong nhà“.
Ngoài Tiểu Hạo con co trương hơp cua cậu bé Hoàng Bì 2 tuổi 4 tháng. Đột nhiên, nươc tiêu cua câu be xuất hiện tình trạng “giống nước tương” co màu vàng, kem theo khó thở. Đươc chân đoan bi thiếu máu cấp tính, câu be đa đươc bệnh viện Đồng Tế tiến hành thay thế huyết tương. Sau đó bác sĩ phát hiện, thủ phạm khiên Hoàng Bì suýt mất mạng là một loại “đậu tằm” gây thiếu máu tán huyết cấp tính.
Video đang HOT
Thủ phạm dẫn đến Hoàng Bì súy mất mạng là một loại “đậu tằm” gây thiếu máu tán huyết cấp tính.
Tai sao đậu tằm tươi ngon lại bổ dưỡng lại có tính sát thương lớn như vậy?
Bác sĩ Lý Huy, Phó Khoa ung thư huyết học của Bệnh viện Nhi Vũ Hán nói rằng: “Người bị mắc bệnh đậu tằm là do thiếu G6PD, một loại enzyme bảo vệ các tế bào hồng cầu bình thường khỏi các chất oxy hóa mạnh. Thiếu sự bảo vệ của enzyme này, một khi trẻ ăn đậu tăm tươi, đại đa số trong vòng 1- 2 ngày sau khi ăn se phát sinh chứng tán huyết, phần lớn các tế bào hồng cầu trong cơ thể trẻ sẽ bị vỡ, hemoglobin thông qua nước tiểu bài tiết ra ngoài, do vậy nước tiểu có màu như nước tương.
Các tế bào hồng cầu là các tế bào mang oxy. Khi lượng lớn các tế bào hồng cầu bị phá hủy, sẽ dẫn đến thiếu máu và thiếu oxy nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến hôn mê, tổn thương não và nhiều chức năng trong cơ thể, thậm chí có thể đe dọa tính mạng”.
Căn bệnh này xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 3-5 tuổi, càng lớn tỷ lệ mắc càng ít.
Bởi vì bệnh đậu tằm là một bệnh di truyền, không có loại thuốc đặc biệt nào có thể được điều trị. Căn bệnh này xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 3-5 tuổi, càng lớn tỷ lệ mắc càng ít, vì vậy trong gia đình có trẻ mắc bệnh đậu tằm, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Trẻ nhỏ khả năng tái phát bệnh cao nên tốt nhất không ăn đậu tằm hoặc các sản phẩm từ đậu tằm, đặc biệt là đậu tằm sống. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đậu tằm được đun sôi nhiều lần cũng có thể bị ngộ độc, do vậy tốt nhất không ăn, hơn nữa có nhiều thực phẩm phù hợp với trẻ nhỏ hơn.
(Nguồn: Sina)
Theo Helino
Các mẹ làm tốt 5 điều sau sẽ giúp con cái giảm nguy cơ bị tái phát viêm amidan
Nếu muốn giảm nguy cơ trẻ bị viêm amidan nhiều lần, mẹ hãy chú ý làm tốt những nguyên tắc cơ bản sau đây.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ thường bị viêm amidan tái phát đa phần đều có liên quan không nhỏ đến tình trạng tố chất của trẻ. Bởi vì khi cơ thể suy nhược, trẻ dễ mắc nhiều bệnh và lặp đi lặp lại khó trị dứt điểm. Để tránh trẻ bị tái phát viêm amidan các mẹ hãy lưu ý những điều sau:
1. Tích cực tạo điều kiện cho trẻ hoạt động ngoài trời
Nhiều người lớn thường vì yêu thương con cháu mà có tâm lý lo lắng quá mức, sợ con ra ngoài bị dính bẩn, té ngã... Đây cũng là lý do không ít trẻ chỉ quanh quẩn trong nhà mà ít có cơ hội hoạt động ngoài trời.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, việc bố mẹ bảo bọc con như thế vô tình khiến trẻ không được vận động thể chất cần thiết, sức đề kháng vì vậy mà ngày càng yếu đi, kết quả là dù trẻ chỉ ở nhà mà vẫn thường xuyên bị bệnh.
Ảnh minh họa
Bạn cần sắp xếp thời gian đưa trẻ ra ngoài vui chơi. Một mặt, trẻ có thể tiếp xúc với những người bạn cùng trang lứa, học được cách giao tiếp. Đồng thời, khi trẻ hoạt động vừa sức thông qua những trò chơi sẽ nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, hoạt động bên ngoài thiên nhiên cũng giúp trẻ dễ dàng thích ứng với những biến đổi của thời tiết, cơ thể có khả năng điều chỉnh tốt hơn, giảm nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là những bệnh dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài như cảm sốt, viêm đường hô hấp, viêm amidan ...
2. Chế độ ăn uống của trẻ nên thanh đạm và dễ tiêu hóa
Nếu bé nhà bạn vốn dễ bị viêm amidan tái phát thì bình thường mẹ nên tập cho trẻ uống nước nhiều hơn và ăn uống những thức ăn dễ tiêu hóa. Những loại rau xanh, trái cây và sản phẩm chế biến từ đậu chính là lựa chọn tương đối lý tưởng.
Mẹ không nên để trẻ ăn nhiều thức ăn cay nóng và có tính kích thích mạnh, bởi vì thông qua quá trình ăn uống, những loại thức ăn này cũng dễ gây tổn thương cho các cơ quan bên trong, bao gồm cả amidan, gây ra tình trạng viêm lặp đi lặp lại. Ngoài ra, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn.
3. Tạo cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh
Ảnh minh họa
Viêm amidan thường tái phát chủ yếu chính là do viêm nhiễm vi khuẩn gây ra. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, mẹ nên tập cho trẻ thói quen biết giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt là chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, tay chân v.v...
Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh tùy tiện cho trẻ để tránh tình trạng kháng thuốc. Điều này càng dễ trẻ bị viêm amidan thường xuyên hơn và quá trình điều trị cũng khó khăn hơn.
4. Dạy trẻ biết ngủ nghỉ có quy luật
Một trong những thói quen tốt mà mẹ cần rèn cho trẻ từ sớm đó chính là ngủ sớm, dậy sớm. Bởi vì khi trẻ thức khuya hoặc giấc ngủ không sâu, không đủ giấc sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, thể chất trẻ trở nên yếu ớt tạo điều kiện cho vi khuẩn, độc bệnh càng dễ xâm nhập.
5. Cắt amidan cho trẻ trong trường hợp cần thiết
Ảnh minh họa
Bởi vì amidan là một cơ quan có chức năng phòng vệ, cản trở vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người. Nếu bộ phận amidan của trẻ phì đại, chứng viêm tái phát nhiều lần, thậm chí chỉ cần trẻ có chút cảm sốt hoặc nội nhiệt đều dễ kéo theo viêm amidan, sốt cao khó điều trị. Những tình huống này nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Các bác sĩ cần có những xét nghiệm, chẩn đoán cụ thể tình trạng viêm amidan của trẻ để quyết định có tiến hành phẫu thuật cắt amidan hay không. Vì nếu trường hợp của trẻ có xu hướng nghiêm trọng và quá trình điều trị dài ngày vẫn không hiệu quả thì cắt amidan là điều cần thiết.
Nguồn: Family
Thái Lan: Đến tiệm mát xa yêu cầu xoa bụng, không bao giờ trở ra Du khách người Tây Ban Nha Vicente Fernandez, 67 tuổi, đến một tiệm mát xa ở Thái Lan và yêu cầu được xoa bụng, nhưng sau đó bị co giật và chết tại chỗ. Cửa tiệm mát xa nơi du khách Tây Ban Nha tử vong. Theo Mirror, người đàn ông này đến tiệm mát xa ở Pattaya, Thái Lan với một lọ...