Hải Đông-Xã có nhiều tỷ phú nông dân, nuôi tôm trong bể xi măng tấp nập người xem
Đó là xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Các mô hình sản xuất, kinh doanh của nhiều hộ nông dân đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng. Trong số đó phải kể đến mô hình trang trại tổng hợp vườn-ao-chuồng (VAC) và mô hình độc đáo nuôi tôm trong bể xi măng…
Với trên 1.600 hội viên, thời gian qua, Hội ND xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ hội viên tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả.
Xã có nhiều tỷ phú nông dân
Anh Nguyễn Văn Luật ở xóm Tây Cát, xã Hải Đông (Hải Hậu) là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2003, đến nay, anh đã sở hữu trang trại tổng hợp rộng 4,5ha với 4 ao nuôi cá, 1 ao nuôi tôm, xuất bán hàng trăm con lợn, hơn 4 vạn con gà thịt mỗi năm.
Anh Luật cho biết: Gần 20 năm trước, khi UBND xã Hải Đông có chủ trương chuyển đổi vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, anh đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng, từng bước xây dựng chuồng trại, kè ao, quy hoạch khu vực ao nuôi tôm, cá.
Với mô hình VAC, trong đó có nuôi gà, anh Nguyễn Văn Luật có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh Thu Hà.
Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình trang trại lớn trong và ngoài nước, tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm do Hội ND tổ chức, anh Luật đã ứng dụng công nghệ, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và tuân thủ nghiêm các quy trình trong chăn nuôi nên mô hình trang trại của gia đình anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2019, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nhưng do phòng dịch tốt, trang trại của anh Luật vẫn thu lãi trên 3 tỷ đồng. Trang trại của anh tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Cách nhà anh Luật không xa, anh Nguyễn Văn Cường cũng được nhiều người biết tiếng là một tỷ phú nông dân trẻ năng động, sáng tạo với mô hình nuôi tôm trên bể xi măng. Hiện nay với 80 bể xi măng, 1 năm anh nuôi 3 vụ tôm, mỗi bể cho khoảng 2,1 tạ tôm thịt thương phẩm. Tính theo giá thị trường mỗi bể cho anh thu khoảng 15 triệu đồng/năm. Mỗi năm anh Cường có doanh thu cả tỷ đồng từ mô hình nuôi tôm thẻ trong bể xi măng.
Video đang HOT
Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Cường còn giúp đỡ cho nhiều hộ nông dân nghèo trong xã bằng hình thức bán con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho tôm trả chậm không tính lãi. Anh Cường cũng trở thành thầy giáo “cầm tay chỉ việc” cho bà con trong xã học tập và xây dựng mô hình nuôi tôm trên bể như mình. Học theo anh Cường, hiện nay ở xã Hải Đông còn có các anh Nguyễn Văn Sơn (xóm Xuân Hà), Nguyễn Văn Hào (xóm Hợp Thành)… cũng đều thành công từ mô hình nuôi tôm trên bể xi măng.
Hỗ trợ vốn, kiến thức cho hội viên
Những mô hình kinh tế hiệu quả của nông dân xã Hải Đông đã thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nâng cao mức sống người dân nông thôn. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 50 triệu đồng, tổng nguồn thu trên địa bàn toàn xã đạt 401 tỷ đồng”.
Anh Vũ Văn Bách -Chủ tịch Hội ND xã Hải Đông
Anh Vũ Văn Bách – Chủ tịch Hội ND xã Hải Đông cho biết: Với trên 1.600 hội viên, thời gian qua, Hội ND xã đã có nhiều hoạt động thiết thực khuyến khích, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế. Hội tích cực vận động nông dân tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng thời vụ. Bên cạnh đó, Hội ND xã còn đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân. Riêng trong năm 2019, Hội ND đã tổ chức 4 lớp tập huấn nuôi trồng thủy sản cho gần 500 luợt hội viên nông dân tham gia.
Trong năm 2019, Hội cũng thành lập 2 tổ hội nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản. Tham gia tổ hội nghề nghiệp, các thành viên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, gắn kết chặt chẽ trong việc cung cấp nguồn giống và sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp nhau nâng cao giá trị hàng hóa. Nhờ đó, sản lượng thủy sản cả năm 2019 của xã đạt 2.715 tấn.
Để hội viên nông dân có vốn phát triển sản xuất, Hội cũng tích cực xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đến nay, tổng nguồn vốn quỹ của Hội là 90 triệu đồng, tập trung cho 4 hộ vay phát triển, đầu tư dự án sản xuất chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hội ND xã còn phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác và tín chấp cho 843 hộ vay với dư nợ trên 116,7 tỷ đồng.
Được Hội hỗ trợ tích cực, hội viên nông dân hăng hái đăng ký tham gia phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi do Hội ND phát động. Số hội viên nông dân xã Hải Đông đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đều tăng hàng năm. Năm 2019 toàn xã đã có 495 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; trong đó 6 hộ cấp Trung ương, 45 hộ cấp tỉnh, 135 hộ cấp huyện, 309 hộ cấp xã. Tiêu biểu như các hội viên: Nguyễn Văn Luật, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Khuynh, Nguyễn Công Uẩn, Đinh Văn Thuận, Phạm Đức Lợi hàng năm thu nhập từ 2 – 4 tỷ đồng trở lên.
Nam Định: "Vàng trắng" phải đổ đi, dân lo xoay sở kiếm ăn từng bữa
Sứa biển được coi là vàng trắng và là nguồn thu nhập chính của ngư dân miền biển Hải Hậu, nhưng do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, thứ vàng trắng này phải đổ đi, nếu có bán được cũng với giá rẻ mạt.
Nguồn thu nhập chính bị mất, nhiều ngư dân gặp khó, chưa biết dựa vào đâu để xoay sở và tiếp tục cho cuộc sống.
Có mặt tại các cơ sở chế biến sứa biển trên địa bàn huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) vào những ngày đầu tháng 5, không còn nồng nặc mùi sứa biển, không còn cảnh nhộn nhịp tấp nập thuyền bè ra vào, hay cảnh người làm không ngơi chân ngơi tay, cùng với tiểng cười nói....
Thay vào đó là khung cảnh vắng vẻ, thuyền bè xếp hàng dài đắp chiếu, cơ sở chế biến sứa thì dừng hoạt động mặc dù đang trong mùa chế biến sứa.
Sứa biển được xem như là 'mỏ vàng trắng' của ngư dân huyện Hải Hậu, nhưng vẫn phải đổ đi vì không có người thu mua.
Đang chuyển từng bọc lưới đánh sứa lên bờ với vẻ mặt chán nản, biết chúng tôi là phóng viên, anh Mai Văn Hảo (ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu) thở dài, giọng buồn bã cho biết, năm nay sứa đầy ngoài biển mà không có người thu mua, chúng tôi cố gắng chờ đợi có người thu mua để bắt nhưng vô vọng. Hết mùa sứa mà chẳng kiếm được đồng nào, cả gia đình bốn miệng ăn chỉ trông chờ vào vụ sứa vậy mà.....
Theo anh Hảo, mùa sứa kéo dài khoảng hơn 3 tháng, bắt đầu từ sau Tết nguyên đán cho đến hết 30/4, như mọi năm thì sứa biển có giá khá cao, từ 18 đến 25 ngàn đồng/con. Năm ít cũng phải được vài chục triệu đồng, còn năm nhiều thì có thể kiếm được hàng trăm triệu đồng. Nhưng năm nay do ảnh hưởng dịch covid-19 nên các cơ sở chế biến sứa không thu mua, nếu có mua thì chỉ vì thương xót bà con vất vả, mua giải cứu để bà con gỡ tý tiền dầu máy.
Anh Mai Văn Hảo đang buộc đang neo đậu lại chiếc bè của mình sau một vụ sứa trắng tay.
"Tôi còn may mắn hơn rất nhiều người khác vì bè mua từ năm ngoái, vụ sứa trước cũng gỡ được tiền bè và thêm một khoản thu nhập nữa. Khổ nhất nhiều người phải đi vay mượn sắm bè mới để cho vụ sứa năm nay, tốm kém cả trăm triệu đồng nhưng từ đầu vụ sứa đến nay chưa nổ máy một lần, từ đó lại rơi vào cảnh nợ nần và đành phải đợi đến vụ sứa tiếp theo", anh Hảo tâm sự.
Anh Mai Văn Tùng- một ngư dân sống bằng nghề đánh bắt sứa cho hay, năm nay anh đi được vài buổi đánh sứa, ngày đầu còn bán được với giá 5 ngàn đồng/con, mấy buổi sau bắt đầy bè nhưng bán không ai mua và phải cầu cứu người ta mua cho, giá nào cũng bán và người ta mua cho là may lắm rồi. Chính vì thế mà năm nay sứa đầy ngoài biển nhưng cũng chẳng có ai đi bắt.
Mọi người chuyển lưới về sau một vụ sứa không có người mua, tất cả đều trong trạng thái chán nản.
"Hơn chục năm sống bằng nghề đi bắt sứa nhưng chưa bao giờ tôi phải rơi vào tình cảnh như thế này, đi bắt về phải cầu cứu các cơ sở thu mua và nếu có mua chỉ là mua giải cứu vì thương xót. Ai may mắn mới được mua còn lại phải đổ đi hết, bao nhiêu công sức vất vả, thức đêm thức hôm nhưng nhận lại chỉ là hai bàn tay trắng", anh Tùng chia sẻ.
Cũng theo anh Tùng, hiện nay nguồn hải sản gần bờ đang cạn kiệt nên có đi đánh bắt các loại khác cũng chẳng ăn thua, mà lại phải đầu tư thêm lưới chài khác. Nếu may thì ngày nào động biển còn kiếm được, còn cái chuyện lỗ cả tiền dầu là chuyện như cơm bữa. "Những người sống bằng nghề biển như tôi thì cả năm chỉ trông chờ vào vụ sứa, năm nay thất thu thì coi như cả năm nay bà con ngư dân rơi vào tình cảnh đói kém", anh Tùng ngậm ngùi nói thêm.
Sứa không có người mua nên thuyền bè chỉ còn cách xếp hàng dài nằm yên bất động.
Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Văn Bình - chủ một cơ sở thu mua sứa biển trên địa bàn huyện Hải Hậu xác nhận, sứa biển thị trường tiêu thụ chính ở bên Trung Quốc, nhưng do ảnh hưởng dịch covid-19 nên việc xuất khẩu gặp khó. Chính vì vậy từ đầu vụ sứa đến nay không dám mua cho bà con, nếu có mua thì số lượng hạn chế, không đáng kể.
Cũng theo chủ cơ sở này, vào mỗi vụ sứa cơ sở của ông tạo công ăn việc làm tại chỗ cho hơn 50 lao động địa phương với thu nhập từ 300-5000 ngàn đồng/ngày, xuất sang Trung Quốc cả chục container sứa. Nhưng năm nay thì ngược lại, mọi công việc đều phải dừng lại hết, không chỉ bà con đi đánh bắt thất thu mà cả những người lao động thời vụ cũng không có việc làm.
"Chưa có bao giờ sứa đi bắt về phải đổ đi, người bán phải cầu cứu chủ cơ sở, cũng thương người ta lắm nhưng cũng chỉ mua gượng để giải cứu cho bà con, số lượng cũng hạn chế. Cũng muốn mua cho bà con lắm, nhưng mua về cũng chỉ để đó mà vốn lại không có nhiều", chủ cơ sở sứa này cho hay.
Chuyện 2 ông chủ đưa giống gà ta đi Tây, giới chăn nuôi ai cũng biết Thời gian qua, Bình Định được giới chăn nuôi cả nước biết đến với 2 tên tuổi lớn về lai tạo, ấp nở, cung cấp giống gà ta nổi tiếng, gồm Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh và Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư. Không chỉ cung ứng các giống gà ta chất lượng cao cho người chăn nuôi...