Hai đồi cát đổi màu hút khách ở phố biển
Một đồi cát trắng tinh tựa như thung lũng tuyết, nơi còn lại đỏ rực, đều chuyển nhiều màu trong ngày.
Bàu Trắng (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình), cách TP. Phan Thiết khoảng 5km, là cảnh đẹp nhiều du khách tìm đến khi du lịch Bình Thuận. Hai làn tỉnh lộ băng qua đây được ví như cung đường phủ tuyết bởi màu cát đặc trưng.
Các đồi cát ở Bàu Trắng được gió biển thổi vào tạo thành những triền cong mềm mại, với độ dốc thoai thoải. Du khách có thể đi bộ dọc theo những triền cát để ngắm cảnh, chụp hình.
Vì nằm ở địa phận xa nhất tỉnh Bình Thuận, giáp ranh Ninh Thuận, trước đây Bàu Trắng thường chỉ thu hút những du khách đi phượt bằng xe máy hay ôtô riêng. Năm 2018, chiếc xe bán nước màu vàng ven đường thu hút nhiều bạn trẻ đến check-in.
Video đang HOT
Theo tiếng địa phương, “bàu” nghĩa là hồ. Nơi đây từng là một hồ nước lớn đổ ra biển. Sau này hồ bị cát vùi lấp và người dân đắp thêm để làm đường đi, vùng nước còn lại hai hồ nhỏ là Bàu Ông và Bàu Bà. Vào mùa hè, Bàu Bà có hoa sen, súng nở rộ, bao quanh bởi rặng phi lao cao, là cảnh đẹp nổi bật giữa sa mạc trắng.
Ngoài ra, du khách đến Bàu Trắng còn có thể trải nghiệm một số trò giải trí như đi thuyền máy, tự chèo ván đứng (SUP) hay kayak, câu cá, phi xe tốc độ cao trên đồi cát, cắm trại dã ngoại…
Tùy góc của mặt trời hay độ che phủ của mây, cát trắng ở Bàu Trắng có thể chuyển màu vàng nhạt, khiến không ít du khách lầm tưởng đến nhầm chỗ.
Thu hút đông đảo du khách hơn cả là đồi cát Mũi Né (phường Mũi Né, TP. Phan Thiết). Đồi cát vàng, đồi cát đỏ hay đồi cát bay là các tên gọi của nơi này, dựa theo màu sắc và hình dáng triền cát thay đổi trong ngày. Màu cát thay đổi theo nhiều sắc độ đậm nhạt của vàng, đỏ, hồng, cam, nâu… trên cả một vùng lớn hoặc trộn lẫn.
Đồi cát Mũi Né được cho là hình thành từ mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm, do đó mang sắc đỏ chủ đạo. Cát đỏ Mũi Né được các nhà khoa học quốc tế đã thẩm định đạt yêu cầu để làm nguyên liệu cho nghệ thuật điêu khắc trên cát. Một công viên điêu khắc tượng cát ở TP Phan Thiết đã sử dụng cát Mũi Né tự nhiên trộn nước để tạo nên những bức tượng đẹp mắt.
Những ai hứng thú với cảm giác mạnh không nên bỏ qua trải nghiệm phi xe tốc độ ở đồi cát Mũi Né. Tài xế sẽ đưa khách “bay” một vòng qua những triền cát nhấp nhô. Du khách có thể chọn môtô hai bánh cho hai người, xe địa hình 4 bánh dành cho ba người hoặc xe jeep chở bốn người, với giá khoảng 400.000 – 600.000 đồng một xe trong 20 phút. Khách có thể tự lái, song trò chơi khuyến cáo không dành cho người mắc bệnh tim.
Trò chơi “đặc sản” ở đồi cát Mũi Né là trượt cát. Người dân địa phương ôm những tấm nhựa mỏng chào mời khách ngồi lên trượt từ đỉnh đồi cát xuống, với giá 10.000 – 20.000 đồng một lượt. Các đồi cát ở Mũi Né cao hơn Bàu Trắng nên có độ dốc lý tưởng cho trò chơi này.
Được xếp hạng thắng cảnh quốc gia nhưng 14 tháng chưa đón nhận
Tháng 9-2019, Bộ VHTT&DL xếp hạng Bàu Trắng (Bình Thuận) là thắng cảnh cấp quốc gia, nhưng 14 tháng đã qua địa phương vẫn chưa làm lễ đón nhận để bảo vệ, phát huy di tích.
Ngày 20-11, tin từ Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Thuận cho biết vừa có văn bản gửi UBND huyện Bắc Bình liên quan đến việc sau hơn 14 tháng Bộ VH-TT&DL ban hành Quyết định xếp hạng di tích quốc gia thắng cảnh Bàu Trắng nhưng đến nay huyện Bắc Bình vẫn chưa tổ chức lễ đón nhận theo quy định.
Thắng cảnh Bàu Trắng
Văn bản đề nghị UBND huyện Bắc Bình chủ trì, chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Bảo tàng tỉnh, UBND xã Hòa Thắng tập trung triển khai lễ đón nhận Bằng di tích quốc gia thắng cảnh Bàu Trắng theo quy định trong tháng 12-2020.
Đối với đền thờ Thiên Y A Na (xã Phan Rí Thành) nếu chuẩn bị kịp thì phối hợp tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích vào sáng 29 hoặc 30-11 (nhằm ngày 15-16 tháng 10 năm Canh Tý) bởi đây cũng là dịp Lễ hội vía Bà hàng năm tại đền
Theo Sở VH-TT&DL Bình Thuận, ngoài việc làm lễ đón nhận 2 di tích, thắng cảnh trên, Sở sẽ phối hợp với huyện xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Quản lý di tích thắng cảnh Bàu Trắng và đền thờ thiên Y A Na để bảo vệ và phát huy có hiệu quả giá trị của di tích về lâu dài.
Được biết, ngày 3-9-2019, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký quyết định xếp hạng danh lam thắng cảnh Quốc gia với Bàu Trắng thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, Bình Thuận.
Bàu Trắng còn gọi là đồi cát trắng, Bàu Sen, đồi trinh nữ... là một thắng cảnh nổi tiếng được ví là "tiểu sa mạc Sahara" ở Bình Thuận, cách Phan Thiết khoảng 60 km, cách Hòn Rơm chỉ 12 km về hướng Đông Bắc.
Để đến Bàu Trắng, du khách có thể đi bằng hai đường từ Mũi Né-Hòn Rơm cách hoặc từ quốc lộ 1 đến thị trấn Lương Sơn, thấy ngã ba thì rẽ phải, đi khoảng 18 km là tới nơi.
Nhà thơ Nguyễn Thông (1827-1884) khi đến Bình Thuận vào năm 1867, trước cảnh trời mây non nước hữu tình ông đã gọi nơi đây tên Bạch Hồ và người địa phương gọi là Bàu Trắng từ đó.
Đây là địa điểm thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước, nhiều đoàn làm phim cũng chọn nơi đây làm bối cảnh.
Ngoài đồi cát đẹp như tranh, cạnh đó còn có Bàu Bà và Bàu Ông (Bàu Bà rộng hơn Bàu Ông và chứa lượng nước nhiều hơn. Bàu Bà có diện tích 70 ha, nơi rộng nhất là 500 m, độ sâu trung bình là 5 m, nơi sâu nhất của Bàu Bà là 19 m vào mùa mưa. Càng về phía bờ thì mực nước càng cạn dần).
Được biết, đền thờ Thiên Y A Na ở Phan Rí Thành là nơi thờ Bà Thiên Y A Na hay bà Chúa Ngọc, người Chiêm Thành gọi là nữ thần Poh Nagar (hay Pô Ino Nogar). Tuy chỉ là một vị thần theo truyền thuyết, nhưng nữ thần này đã được cư dân Việt và Chăm thờ phụng và đã được nhà Nguyễn xếp vào bậc thượng đẳng thần.
Khám phá con đường đi bộ trên cát độc đáo ở Bàu Trắng, Phan Thiết Phải đến và trải nghiệm du lịch Phan Thiết một lần trong đời thì bạn mới hiểu được lý do tại sao con đường đi bộ trên cát tại Bàu Trắng lại được nhiều bạn trẻ ưu ái đến vậy. Giới trẻ hiện nay đang truyền tai nhau check in một con đường đi bộ trên cát vô cùng độc đáo, bạn có...