Hải đoàn tự vệ Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn – 20 năm xây dựng và phát triển
Thực hiện pháp lệnh số 45 ngày 9/1/1996 về dân quân tự vệ, ngày 16/4/2001 Tiểu đoàn Tự vệ công ty Tân Cảng Sài Gòn được thành lập theo quyết định số 3104 Tư lệnh Hải quân với nhiệm vụ quán triệt thực hiện tốt quan điểm kết hợp quốc phòng với kinh tế, vừa tham gia tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vừa duy trì hoạt động quân sự đạt hiệu quả cao.
Q uá trình xây dựng
Ngày đầu thành lập tiểu đoàn tự vệ gồm ban chỉ huy, 2 đại đội và 2 trung đội trực thuộc với 193 cán bộ, chiến sỹ, trong đó 21 đồng chí là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng. Trước yêu cầu trong tình hình mới, ngày 21/8/2006, Tư lệnh Hải quân quyết định nâng cấp Tiểu đoàn Tự vệ Công ty Tân cảng Sài Gòn lên thành Hải đoàn tự vệ được biên chế 11 đầu mối trực thuộc, gồm: 1 Hải đội tàu; 3 Đại đội và 7 Trung đội. Các lực lượng của Hải đoàn Tự vệ được triển khai hoạt động tại Cảng Tân Cảng – Cát Lái, Cảng Tân Cảng – Hiệp Phước , ICD Tân Cảng – Sóng Thần, ICD Tân Cảng – Long Bình, Cụm Cảng Cái Mép, Cảng Tân Cảng – Miền Trung và khu vực Hải Phòng.
Hải đoàn Tự vệ thường xuyên được củng cố kiện toàn tổ chức, cử cán bộ đi đào tạo trong các học viện, nhà trường trong quân đội. Cụ thể như: phối hợp với Học viện Hải quân mở 6 lớp bồi dưỡng kiến thức quân sự; phối hợp với Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân huấn luyện phòng chống khủng bố; tổ chức cho cán bộ trẻ, cán bộ trong đối tượng nguồn quy hoạch đi học tập tại các đơn vị chiến đấu tại Vùng 2, Vùng 4 Hải quân. Đến nay, cán bộ khung của Hải đoàn tự vệ đã được đào tạo, bổ nhiệm đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ tự vệ ngày càng được nâng lên.
Lực lượng tự vệ Tân Cảng Sài Gòn rèn luyện sức khỏe, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động
Hải đoàn thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị,xem đó là một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng tự vệ.
Các lực lượng của Hải đoàn chủ động xây dựng, triển khai các kế hoạch huấn luyện quân sự bảo đảm chặt chẽ, khoa học; phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty và quy định của Pháp lệnh. Thực hiện đúng phương châm ” cơ bản, thiết thực, chất lượng “.
Do công tác huấn luyện của Hải đoàn tự vệ thường tập trung vào ngày thứ bảy, chủ nhật, vì thế Hải đoàn đã kết hợp tốt giữa huấn luyện với công tác tư tưởng, tuyên truyền, quân số bảo đảm 98% trở lên và đạt kết quả cao.
Ngoài những nội dung huấn luyện theo quy định của Pháp lệnh Dân quân tự vệ, lực lượng của Hải đoàn còn được tăng cường huấn luyện bắn mục tiêu trên biển, huấn luyện thả thủy lôi; huấn luyện thực hành các phương án A2 phục vụ công tác bảo vệ các ngày lễ, Tết; huấn luyện phòng chống khủng bố, phòng chống cháy nổ… các nội dung lý thuyết được tổ chức lên lớp và thảo luận tập trung ở Hải đoàn; các nội dung huấn luyện thực hành được tổ chức phân cấp tại các hải đội, đại đội, trung đội trực thuộc.
Kết quả các môn huấn luyện quân sự hằng năm bảo đảm 100% đạt yêu cầu, trong đó có nhiều nội dung đạt tỷ lệ trên 70% khá, giỏi. Tham gia các hoạt động hội thao tự vệ biển phía Nam liên tục đạt giải Nhất, Nhì toàn đoàn.
Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
Video đang HOT
Lực lượng Tự vệ Tân Cảng Sài Gòn tuần tra, bảo đảm an ninh Cảng
Hải đoàn đã thực hiện tốt các kế hoạch sẵn sàng chiến đấu, quản lý tốt anh ninh trật tự các khu vực đóng quân, duy trì chặt chẽ việc rèn luyện kỷ luật, xây dựng nề nếp chính quy, văn minh công nghiệp.
Thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp với lực lượng Công an, Quân đội các địa bàn đóng quân, phối hợp diễn tập các phương án A2, phòng chống cháy nổ, phòng chống khủng bố, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, an ninh cảng biển, quy chế cảng quân sự. Thường xuyên duy trì thông tin liên lạc giữa các lực lượng trong đơn vị thông suốt nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các dấu hiệu, hiện tượng, hành vi xâm nhập trái phép đơn vị trong mọi thời điểm.
Tổ chức hoa tiêu, lai dắt thành công các tàu ngầm và hoàn thành xuất sắc hoạt động đối ngoại đón các tàu quân sự nước ngoài tại cảng quốc tế Cam Ranh; tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn máy bay CASA- và SU-30 MK gặp nạn với trách nhiệm chính trị cao nhất, được Quân chủng, bộ quốc phòng đánh giá cao;
Tổ chức tiếp nhận và xếp dỡ hàng ngàntấn vũ khí, trang bị; đón, tiễn, đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối cho hàng trăm đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành và nhân dân đi thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1; thi công nhiều công trình quân sự trên quần đảo Trường Sa, đường tuần tra Biên giới và các khu vực phòng thủ trên đất liền bảo đảm bí mật, an toàn; kiểm soát chặt chẽ hơn 30.000 lượt người và hơn 30.000 lượt phương tiện ra vào các cơ sở mỗi ngày.
Giữ vững vị trí số 1 Việt Nam về khai thác cảng biển
Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly khỏi sản xuất, những năm qua, các lực lượng của Hải đoàn Tự vệ đã góp phần đưa Tân cảng Sài Gòn luôn giữ vững vị trí Số 1 Việt Nam về khai thác cảng biển.
Chiếm trên 62% thị phần xếp dỡ container xuất nhập khẩu thông qua cảng biển cả nước; chiếm 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước; đóng góp 37% tổng số thu thuế xuất nhập khẩu và 8% tổng thu ngân sách quốc gia; Tân cảng Sài Gòn đứng trong TOP 19 cụm cảng container có sản lượng lớn nhất thế giới, đứng trong TOP 10 doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.
Là 1 trong 7 doanh nghiệp Nhà nước được bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất để nghiên cứu thí điểm tham gia Đề án phát triển doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn phát huy vai trò dẫn dắt, mở đường trong ngành khai thác cảng biển, dịch vụ logistics của Việt Nam. Lần thứ 6 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia; được xếp hạng 100 doanh nghiệp phát triển bền vững trong năm 2020.
Đại tá Nguyễn Văn Hạnh, Phó Tổng Giám đốc kiêm Hải đoàn trưởng trao thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm.
Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn tư vệ Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 12 năm liên tục (từ 2009 đến 2020) Hải đoàn tự vệ Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn được thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Quyết Thắng; 121 lượt tập thể, 607 lượt cá nhân được khen thưởng. Đặc biệt, năm 2017, Hải đoàn đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống, Hải đoàn vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen.
Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Hải đoàn tự vệ Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã và đang đóng góp vào việc gìn giữ, phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lao động của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Đóng góp tích cực vào xây dựng lực lượng tự vệ Việt Nam, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.
"Áp lực" để nâng cao năng lực quản trị
Một trong những cản trở nâng cao chất lượng giáo dục là năng lực của hiệu trưởng nhà trường.
Nâng cao hiệu quả quản trị trường học thông qua các chương trình tập huấn và học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: CT
Việc có một hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục nói chung, nhà quản lý giáo dục nói riêng chủ động nâng cao năng lực quản trị, tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý, trước nhân dân là vô cùng quan trọng.
Rõ cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động của nhà trường
Ông Nguyễn Văn Chanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thụy Sơn, Thái Thụy, Thái Bình, cho rằng: Nghị định 24 ra đời là cơ sở pháp lý cho các nhà trường thực hiện hoạt động giáo dục. Trong đó có hoạt động tuyển sinh; tô chưc hoat đông giáo dục; quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự.
Nghị định cũng quy định trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu và giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục; quy định trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục.
"Đặc biệt, Nghị định đồng thời quy định rõ trách nhiệm của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục; quy định về việc bảo đảm sự tham gia của học sinh, gia đình, xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục. Đây là điều thuận lợi cho hoạt động của nhà trường." - ông Nguyễn Văn Chanh nhận định.
Đánh giá tích cực về Nghị định 24, theo ông Hà Đình Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS, THPT ICOSchool, Bắc Giang, Nghị định luật hóa những quy định về hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục. Nhà trường là chủ thể trong các mối quan hệ: Nhà trường - học sinh, nhà trường - gia đình, nhà trường - xã hội.
Cơ chế quản lý, giám sát với các hoạt động của nhà trường sẽ tạo áp lực rất lớn với những nhà quản lý. Họ phải làm thế nào để dân chủ mà vẫn công bằng, công khai đi liền với minh bạch - đó là yêu cầu khó. Nếu năng lực lãnh đạo yếu kém sẽ khó thực hiện. Chưa kể, trách nhiệm giải trình luôn đè nặng lên vai nhà trường, đặc biệt là người đứng đầu cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, áp lực này là rất cần. Bởi nếu chỉ công khai mà không minh bạch thì công khai cũng bằng thừa. Chỉ có minh bạch mới khiến cho các hoạt động quản lý vận hành theo đúng quy luật khách quan. Như thế giáo dục mới phát triển và tiến lên.
"Cụ thể hóa quyền của gia đình, xã hội trong thực hiện chức năng giám sát, phản biện của Nghị định chính là nền tảng quan trọng trong đổi mới giáo dục. Việc quan tâm điều chỉnh kịp thời sẽ giúp giáo dục cải tiến nhanh hơn, đổi mới hiệu quả hơn" - ông Hà Đình Sơn nêu quan điểm.
Hiệu trưởng đóng vai trò định hướng trong đổi mới GD toàn diện. Ảnh minh họa
Trường học tự chủ hơn
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng ban phụ trách, Ban Nghiên cứu đánh giá Giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho biết từ năm 2017 đã cùng các cộng sự tiến hành nghiên cứu hoạt động của nhiều cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông công lập. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu: Đâu là nguyên nhân cản trở sự "tự chủ" nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường, từ đó khuyến nghị những giải pháp.
"Chúng tôi nhận thấy vấn đề tồn tại khá phổ biến: Trong cùng một bối cảnh (địa bàn dân cư, cơ chế vận hành, chính sách pháp luật của Nhà nước, nền tảng đào tạo - bồi dưỡng nhân lực, chương trình giáo dục tổng thể,...) có trường "làm tốt" hơn, thậm chí vượt trội. Khi phỏng vấn sâu giáo viên, phụ huynh, học sinh, chúng tôi nhận thấy những ý kiến như "hiệu trưởng nhà người ta".
Đó là thực tế cho thấy, một trong những cản trở nâng cao chất lượng giáo dục là "năng lực của hiệu trưởng". Trong nhiều trường hợp chúng tôi nghiên cứu, không ít hiệu trưởng thiếu kĩ năng quan trọng để quản trị, đồng thời chưa chủ động học tập, nâng cao năng lực. Một cách cảm tính, chúng ta vẫn nói cần "hiệu trưởng có tâm, có tầm, có tài". Nhưng tiếp cận trên khoa học quản lý, chúng ta cần một chính sách, để thấy những việc "hiệu trưởng phải làm"" - PGS Chu Cẩm Thơ chia sẻ.
Quản trị trường học tốt giúp người học phát huy khả năng sáng tạo.
Nghị định 24 có cách tiếp cận dựa trên những "hoạt động giáo dục" của nhà trường, như hoạt động tuyển sinh; tổ chức hoạt động giáo dục; quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự. PGS Chu Cẩm Thơ cho rằng: Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện được "quản lý dựa vào nhà trường". Phân cấp, phân quyền gián tiếp để trường học tự chủ hơn, tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý và cả trách nhiệm giải trình.
Chẳng hạn, về tổ chức hoạt động giáo dục, Nghị định quy định: Cơ sở giáo dục được quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Cơ sở giáo dục được chủ động liên kết với cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu, giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân và gia đình học sinh để tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiền của địa phương theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhà quản lý phải tự nâng cao hiểu biết và tự học để có được những công cụ phát triển, thực thi chương trình giáo dục đó đáp ứng điều kiện cụ thể của trường học, chứ không thể "chờ đợi" vào chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết của cơ quan quản lý như trước đây.
Tương tự, với hoạt động quản lý nhân sự, PGS Chu Cẩm Thơ phân tích: Nghị định đòi hỏi nhà quản lý phải có kế hoạch sử dụng bồi dưỡng nhân viên nói chung, đội ngũ giáo viên nói riêng, tất nhiên đi cùng với đó là các công cụ để quản trị nhân lực, chịu trách nhiệm đánh giá. Những quy định này là cần thiết, đáp ứng cả yêu cầu thực tiễn giáo dục địa phương cũng như chiến lược phát triển trên bình diện quốc gia.
Nghị định 24/2021/NĐ-CP tạo ra hành lang pháp lý, để cơ sở giáo dục nói chung, nhà quản lý giáo dục nói riêng chủ động nâng cao năng lực quản trị, tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý, nhân dân. Nghị định cũng tạo ra "áp lực" để nhà quản lý giáo dục phải tự học, để trở thành nhà quản trị trường học được Nhà nước ủy quyền. Đó là người có tầm nhìn về giáo dục; biết khơi dậy động lực của đồng nghiệp, học trò; biết điều hành thực thi chiến lược giáo dục. - PGS.TS Chu Cẩm Thơ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam Được đưa vào khai thác từ tháng 1/2021, Gemalink là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, một trong số 19 cảng trên thế giới có khả năng đón được các siêu tàu lớn nhất hiện nay... Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra bến cảng Gemalink khi cảng mới đón tàu vào khai thác chuyến đầu tiên vào tháng 1/2021 - Ảnh:...