Hai đoản khúc buồn!
Đàn ông luôn yếu đuối trước mẹ, cũng như mình những năm còn má, là một lần hôn lên vai má, là một lần ôm má, là một lần thủ thỉ với má về những ấu dại xa xưa. Có bấy nhiêu thôi mà muộn phiền trần gian tan biến cả…
Ảnh minh họa
1. Đàn ông nhớ mẹ!
Một người anh của mình vừa mất mẹ, tháng Bảy mưa ngâu thật buồn.
Lũ chúng mình, những gã thanh niên chấp chới trung niên, mỗi lần cắt tóc, nhìn tóc bạc lẫn với tóc đen rơi xuống vốn đã nhiều nỗi hắt hiu.
Đàn ông luôn yếu đuối trước mẹ, cũng như mình những năm còn má, là một lần hôn lên vai má, là một lần ôm má, là một lần thủ thỉ với má về những ấu dại xa xưa. Có bấy nhiêu thôi mà muộn phiền trần gian tan biến cả.
Hôm rồi mình đọc báo, thấy có mẹ của một ca sĩ không may bị tai nạn giao thông mất đi. Ca sĩ đang thụ án tù giam, mẹ mưu sinh bằng cách nhặt ve chai, gom góp tiền thăm nuôi con. Xót xa không ký tự nào diễn tả được.
Con lấp lánh đời mình, mẹ nhạt nhoà phận mẹ. Nhưng có sao đâu, mẹ chưa bao giờ oán thán, chưa bao giờ kêu ca, chưa bao giờ so bì. Con thành danh lúc nào mẹ không mừng vui.
Đàn ông ham chơi, đàn ông nông nổi.
Đàn ông hứng lên xài tiền không đếm, nói cười không tháng ngày, thênh thang phố xá, phóng khoáng thời gian, chân dẫu liêu xiêu mắt dẫu hơi nhoè, vẫn ném mình vào những đãi bôi thời vận.
Tàn một nỗi vui, đàn ông nằm nhìn cuộc đời trống rỗng. Những lúc ấy nhớ gì, những lúc ấy nhớ nhiều, nhớ nhiều nhất là về mẹ.
Nhớ món ăn mẹ nấu, nhớ lời mẹ dặn, nhớ lúc mẹ cười, nhớ một câu chuyện hối hận, nhớ một quãng ấu thơ.
Thế giới này rộng lớn bao nhiêu cũng không bằng một lần cầm tay mẹ, thế giới này có phù hoa bao nhiêu cũng không bằng mùi mồ hôi mẹ, phù phiếm này có đắm say bao nhiêu cũng không bằng bầu sữa mẹ.
Đàn ông nhớ mẹ thì biết làm sao, chỉ biết nước mắt chảy dài.
Tháng Bảy Vu lan, lưng đàn ông lúc nào cũng lạnh buốt, khoảng trống mênh mông này đã không còn được mắt mẹ dõi theo chở che!
Video đang HOT
2. Về quê ngày mưa!
Mưa, quê vẫn như mấy mươi năm cũ. Nghĩa trang vắng hoe, có mỗi má với mình.
Mùa này mối nhiều, mối mê ánh sáng bám đầy cái đèn điện năng lượng mặt trời trước mộ má. Ấu dại, có lần Ly với mình đặt thau nước cạnh cái đèn dầu, cánh mối bám đầy mặt nước. Những con mối béo núc, cá trắng tham mồi ăn rất nhạy.
Cái vườn của ba má, là cả thế giới với mình. Tổ chim, gà rừng, hồ nước, con suối đầy chem chép…. trưa nào mình cũng nằm giữa vườn nhìn nắng, nằm chán lại lùng sục khắp nơi. Mình nuôi bao nhiêu là chim con, chích choè than, cà cưỡng, quành quạch mới ra ràng….
Má sợ mình bị người âm theo, đòi ba chở đi đâu xa lơ xa lắc xin thầy cho mình mảnh bùa đeo trước cổ. Có bận mình ham đánh nhau quá, thầy bói nói coi chừng mình đi tù. Má gặp mình là dặn kỹ, gặp mình là nhắc kỹ… Ngoài quốc lộ xôn xao những gã trai mới lớn ồn ào, má hốt hoảng gọi Mini tìm xem mình đang ở đâu. Mình ở nhà thì má mừng, kiểu má cứ nghĩ mình sểnh nhà phát thành anh em xã hội không bằng.
Vừa lau mộ má, vừa nói với má rất nhiều, chỉ là những câu chuyện cũ thôi. Kể cho má nghe vài điều liên quan đến gia đình, buồn quá tính than với má xíu mà thôi tội má.
Xưa nằm lăn vào người má thủ thỉ, nay hôn lên phiến đá bên trong có má nằm nghỉ ngơi.
Mưa dầm quá, khói nhang xốn mắt đỏ hoe!
Theo qntgct.cand.com.vn
Trại côn trùng có mùi thơm ở miền Tây: Nhàn nhã mà thu tiền khủng
Khi nhắc đến cà cuống, người ta thường nghĩ đến một loại nước mắm có hương vị rất đặc trưng ở phía Bắc.
Ngày nay, cà cuống đang dần biến mất trong tự nhiên, chính điều này đã thôi thúc anh Cao Nguyễn Đô Lăng (39 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) nghiên cứu thực hiện mô hình nuôi cà cuống.
Với hình dáng kỳ lạ từ loài côn trùng này, người nuôi có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày. Nghe có vẻ khó tin, nhưng với trang trại nuôi cà cuống của anh Lăng thì hoàn toàn có thể.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Lăng cho biết cách đây 3 năm, sau quá trình tìm hiểu, trong một lần xem truyền hình anh biết được được mô hình nuôi cà cuống ở Tây Ninh. Anh cảm thấy thích thú và quyết định mang loại côn trồng này về miền Tây để phát triển.
Theo anh Lăng, khi anh quyết định bỏ tiền mua 100 con cà cuống giống, ai cũng cho rằng anh làm chuyện điên rồ. Bởi trước đây, cà cuống vốn có nhiều trong tự nhiên, có cho cũng chẳng ai thèm lấy.
Mặc cho những lời dị nghị, sau hơn 3 năm nuôi và phát triển mô hình, hiện anh Lăng sở hữu gần 4.000 con cà cuống lớn, nhỏ. Đây cũng là trang trại cà cuống lớn và độc nhất ở miền Tây.
Sau 3 năm, hiện trang trại của anh Lăng có khoảng 4.000 con cà cuống. Ảnh: M.A.
Được biết, giá trị của con cà cuống nằm ở tinh dầu của nó, tinh dầu của loài này chủ yếu ở con đực, con cái chỉ có một phần. Người dùng chủ yếu sử dụng cà cuống để làm nước mắm. Nước mắm từ con cà cuống có mùi thơm của quế, vị the the, ăn vô sau 3-4 tiếng vẫn còn mùi thơm.
Để tạo điều kiện cho cà cuống phát triển, anh Lăng đã tạo môi trường thủy sinh bằng bể xi măng sau đó thả rong rêu, lục bình vào bồn, đặt cây gỗ xung quanh bể để cá cuống có môi trường bám vào đẻ trứng.
"Con cà cuống hầu như không thấy bệnh tật gì, công chăm sóc rất nhẹ, cứ để đầy đủ thức ăn cho nó là được. Trung bình 2-3 ngày, thấy hụt mồi thì tôi cứ đổ thức ăn vô thêm. Cái khó nhất là nguồn mồi, thứ 2 là nguồn nước cũng quan trọng, nếu xài nước máy thì đừng để nghe mùi thuốc tẩy nhiều quá, sử dụng nước giếng, nước ao, sông là tốt" - anh Lăng chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Lê Quốc Việt (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), cho biết: "Cách đây hơn 20 năm, trên đồng ruộng của mình có rất nhiều cà cuống. Ngày xưa người ta đã biết dùng con cà cuống này để lấy tinh dầu. Sau một thời gian canh tác lúa, người dân sử dụng thuốc hoá học nhiều nên con cà cuống trong tự nhiên không còn".
"Đợt trước tôi có xuống trang trại của anh Lăng mua nuôi thử 20 con. Đến nay thấy cà cuống phát triển tốt, nên tôi tiếp tục mua thêm, nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình" - ông Nguyễn Cao Tùng (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).
Hiện một số hộ mua con giống từ chỗ anh Lăng được anh bao tiêu sản phẩm, nhờ đó giúp người nuôi an tâm về đầu ra. Nuôi cà cuống là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao cho các gia đình, mà còn góp phần bảo tồn loại côn trùng quý hiếm này. Hiện nay, trang trai của anh Lăng còn là điểm tham quan và chia sẻ kinh nghiệm về cách nuôi con cà cuống.
Báo điện tử DANVIET.VN xin gửi đến bạn đọc một số hình ảnh từ trang trại côn trùng độc lạ này:
Cà cuống là loài lưỡng cư, vì thế người nuôi có thể làm bể bạt hoặc bể xi măng để nuôi đều được. Ảnh: M.A.
Anh Lăng cho hay, cà cuống là một côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7-8cm. Khi còn non cà cuống giống như con gián, phần miệng có một ngòi nhọn hút thức ăn. Ảnh: M.A.
Do đây là loài chích hút nên thức ăn của chúng cũng dễ tìm chủ yếu là cá nhỏ, nhái, dế, cào cào, châu chấu...Ảnh: M.A.
Diện tích nuôi cũng không cần nhiều, mỗi bể có chiều dài khoảng 2m, ngang 1,5m, cao 80cm; bên trên phải có nắp đậy bằng lưới để cà cuống không bò ra ngoài vào ban đêm. Mỗi bể như vậy có thể nuôi khoảng 50 con cà cuống bố mẹ. Ảnh: M.A.
Theo anh Lăng, cà cuống là loại côn trùng rất dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc. Sau khi đổ thức ăn vào bể, mỗi ngày người nuôi chỉ cần vớt xác của các loại làm mồi ra bỏ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: M.A.
Khoảng 1 - 1,5 tháng sẽ thay nước một lần. Mặc dù có sức đề khánh cao, tuy nhiên để cà cuống phát triển tốt thì môi trường nuôi phải thật sạch, đặc biệt nguồn nước không bị ô nhiễm. Ảnh: M.A.
Cà cuống là loại côn trùng có khả năng sinh sản tốt và phát triển nhanh. Sau khi nuôi khoảng 2,5 tháng, từ con non mới nở có thể đẻ trứng. Ảnh: M.A.
Cà cuống đẻ được quanh năm, mỗi lần đẻ cách nhau khoảng 1 - 1,5 tháng. Khi đẻ trứng, cà cuống bò lên cành cây nhô trên mặt nước và đẻ trứng vào đó, khoảng 5 - 7 ngày sau nở ra ấu trùng. Ảnh: M.A.
Mỗi ổ cà cuống cái đẻ tới hơn 100 trứng, tỉ lệ nở tự nhiên khoảng 98%. Ảnh: M.A.
Sau khi nở 45 ngày, có thể xuất bán cà cuống thịt với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/con. Riêng cà cuống bố mẹ có giá khoảng 200.000đ/con. Ảnh: M.A.
Theo Danviet
"Chỉ huy" 4000 con cà cuống độc nhất miền Tây, thu tiền triệu/ngày Sau nhiều năm nghiên cứu, một người con của vùng đất An Giang đã thực hiện thành công mô hình nuôi cà cuống. Hiện mỗi tháng trang trại này có thể cung ứng ra thị trường vài ngàn con, sau khi trừ chi phí người nuôi thu về vài chục triệu đồng/tháng. Chủ nhân của những trang trại cà cuống này là anh...