Hai điểm đến yên bình ở Hong Kong
Ngoài tu viện Tsz Shan, Hong Kong còn rất nhiều điểm tham quan tĩnh lặng giữa lòng thành phố; tiêu biểu có thể kể đến là thiền viện Chí Liên và công viên Cửu Long.
Thiền viện Chí Liên
Thiền viện Chí Liên được xây dựng mô phỏng theo lối kiến trúc của triều đại nhà Đường với các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá và gốm. Bên cạnh thiền viện là khu vườn Nam Liên với những mái đình, hồ nước xanh và rặng liễu rủ thâm trầm, quyến rũ.
Thiền viện Chí Liên có nghĩa là “khát vọng hoa sen”. Cả khu phức hợp này bao gồm chùa, tháp, hồ nước, hòn non bộ, thư viện, ao sen… nằm lọt thỏm trong một khoảng không gian giữa những ngôi nhà cao tầng san sát.
Nổi bật nhất của thiền viện Chí Liên là điện Thiên Vương, bên trong có bốn bức tượng Thiên vương thần thái sống động như thật và ngọn đèn Trí tuệ bằng đồng được trạm trổ công phu. Sảnh Anh hùng vĩ đại có các bức tượng bằng vàng của đức Phật, Bồ tát Phổ Hiền và Bồ tát Văn Thù Sư Lợi.
Dạo bước trong khu vườn Nam Liên, bạn sẽ có cảm giác như mình đang xuyên không về thời cổ đại. Rất nhiều người dân Hong Kong đem bình trà, bàn cờ vào trong vườn Nam Liên để tận hưởng thú vui tao nhã.
Công viên Cửu Long
Công viên Cửu Long tọa lạc tại khu Tsim Sha Tsui, quận Cửu Long với diện tích 13,3ha. Trước đây, công viên từng là căn cứ của quân đội Anh quốc. Khi tới đây, du khách có thể nhìn thấy một khẩu đội pháo cũ ở phía tây bắc của công viên.
Video đang HOT
Cái tên “Cửu Long thành trại” có lẽ quen thuộc với nhiều người khi nó thường xuất hiện trong các bộ phim của Hong Kong. Nơi này từng là đại bản doanh của các thành phần xã hội đen, cờ bạc. Năm 1993, Cửu Long thành trại bị dỡ bỏ và một năm sau được cải tạo thành công viên Cửu Long.
Hiện tại, khi bước vào công viên Cửu Long, du khách sẽ thấy như bước vào một phim trường cổ trang với không khí tĩnh lặng, thỉnh thoảng có tiếng lao xao cười nói của du khách hay những cụ già tập thể dục lúc sáng sớm.
Công viên được thiết kế như những khu vườn trong vương phủ ngày xưa, với những cái tên như Yêu Sơn lâu, Sư Tử viên, Ngắm Sao đình, Nam Môn… cùng các hồ nước với hòn non bộ được thiết kế tinh xảo, tạo thành nơi lý tưởng để du khách tản bộ và thư giãn.
Đánh thức tiềm năng du lịch của hồ nước 'không bao giờ cạn' ở Đắk Lắk
Hồ Ea Kao không chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn sinh kế, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều người dân địa phương, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
"Viên ngọc xanh" giữa lòng thành phố
Cách trung tâm Tp.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) hơn 8km, hồ Ea Kao đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho nhiều du khách trong thời gian qua. Với vẻ đẹp hoang sơ, không khí trong lành và sự yên bình, hồ Ea Kao được ví như "viên ngọc xanh" giữa lòng thành phố.
Ông Y Bhiu Byă, Trưởng buôn Tơng Jú (xã Ea Kao) cho biết, hồ Ea Kao, theo tiếng của người dân tộc Ê Đê, có nghĩa là hồ nước không bao giờ cạn. Hồ được hình thành từ việc chặn hai dòng suối Ea Knin và Ea Kao, cùng một số suối nhỏ như Ea Chăt và Cư Mblim,... để xây dựng công trình thủy lợi.
Hồ Ea Kao được ví như "viên ngọc xanh" giữa lòng thành phố.
"Sau giải phóng năm 1975, khu vực hồ Ea Kao chỉ là khu đất hoang sơ với rừng rậm rạp. Sau này, Nhà nước đã triển khai đắp hồ Ea Kao để phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho các cánh đồng. Theo đó, vào khoảng năm 1978, hàng nghìn người dân trong tỉnh đã huy động đến đây để phát dọn, đốt, đào đất đắp hồ và đưa vào khai thác từ năm 1983. Đây cũng là hồ nhân tạo lớn của tỉnh", ông Y Bhiu nói.
Đến năm 2012, hồ Ea Kao được UBND tỉnh Đắk Lắk công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh. Để phát triển tiềm năng du lịch nơi đây, Nhà nước đã có nhiều chủ trương đầu tư cho các hạng mục của hồ. Đặc biệt, vào tháng 10/2019, Điểm Du lịch văn hóa Ea Kao chính thức khai trương, đánh dấu một bước phát triển mới. Mới đây, toàn bộ các tuyến đập cũng đã được nâng cấp, mở rộng, tạo nên diện mạo mới cho hồ Ea Kao.
Tận dụng nguồn nước phong phú của hồ, nhiều năm qua, một người dân tại Tp.Buôn Ma Thuột đã biến vùng đất khô cằn bên cạnh hồ thành cánh đồng hoa đủ sắc màu. Qua đó, không chỉ tạo điểm nhấn cho khu vực mà còn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán.
Bờ hồ được đầu tư, xây dựng khang trang.
Chứng kiến sự "thay da đổi thịt" của hồ Ea Kao, bà Bùi Thị Luyến (trú tại thôn Cao Thắng, xã Ea Kao) chia sẻ: "Trước đây, hồ Ea Kao là vùng đất heo hút, ít người qua lại. Tuy nhiên, từ khi khu vực này trở thành điểm du lịch văn hóa, không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn thu hút đông đảo du khách. Từ đó, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Hơn thế, giá cả đất đai trên địa bàn cũng tăng lên, giúp cho đời sống của người dân ngày càng khá giả hơn".
Vườn hoa bên cạnh hồ Ea Kao, thu hút nhiều du khách đến thăm quan, check-in.
Thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm
Không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn, hồ Ea Kao còn là nguồn sinh kế của nhiều người dân địa phương. Hằng ngày, không ít cư dân đã chọn cách chèo thuyền ra giữa hồ để mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá.
Ông Hoàng Đức Long (trú tại thôn Cao Thắng, xã Ea Kao) chia sẻ: "Hơn 10 năm nay, trừ những ngày mưa to gió lớn, tôi đều ra hồ Ea Kao đánh bắt cá vào mỗi đêm. Trung bình mỗi đêm, tôi bắt được từ 10-20kg cá các loại như cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá trắm, cá mè... Nhờ vậy, mỗi ngày gia đình tôi có thêm thu nhập từ 200-500.000 đồng".
Một điểm du lịch bên cạnh hồ Ea Kao.
Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Độ, Chủ tịch UBND xã Ea Kao cho hay, hồ Ea Kao có diện tích mặt nước khoảng 340ha. Không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hồ Ea Kao đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm, hỗ trợ thu nhập và cải thiện cuộc sống cho hàng trăm hộ dân, đặc biệt là các hộ người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn từ việc đánh bắt cá, mò hến. Đặc biệt, hồ Ea Kao còn thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm, góp phần thúc đẩy du lịch tại địa phương.
Cùng với tiềm năng du lịch của hồ Ea Kao, vào tháng 10/2024 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận buôn Tơng Jú (xã Ea Kao) là điểm đến du lịch cộng đồng. Từ đó, giúp địa phương thu hút nhiều đoàn khách từ trong và ngoài tỉnh đến tham quan và học hỏi.
Người dân bắt cá trên hồ Ea Kao.
Trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh và thành phố, ông Độ khẳng định, trong thời gian tới, xã Ea Kao sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại hồ Ea Kao, buôn du lịch cộng đồng. Qua đó, nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chủ lực của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Hồ Ea Kao thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.
Đến Bình Định ngắm chiều buông trên đầm Trà Ổ Thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, đầm Trà Ổ mang vẻ đẹp còn khá hoang sơ. Nơi đây là điểm đến lý tưởng để du khách tận hưởng không gian yên bình trong buổi bình minh, hoàng hôn và khám phá cuộc sống của người dân địa phương. Đầm Trà Ổ nằm ở phía Đông bắc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định,...