Hai dấu ấn lớn của đối ngoại Việt Nam năm 2019
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp và khó lường, chiều hướng chung là hòa bình ổn định, nhưng những vấn đề bất ổn tăng lên, thì đối ngoại Việt Nam vẫn hoạt động hết sức thành công và tích cực.
Một vấn đề nổi lên trong năm 2019 là tình hình kinh tế thế giới đi vào chiều hướng chậm dần, phát triển tăng trưởng chậm dần. Đây là một điều đáng lo ngại của tình hình kinh tế sau 10 năm.
Kinh tế nổi lên là vấn đề đáng chú ý
Cho đến lúc này, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, ước đạt 2,9%-3% (theo IMF), tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới dưới mức dự đoán trên, trong khoảng 2,5% đến hơn 2,5%. Vào tháng 8/2019, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lần đầu hạ lãi suất kể từ năm 2008, với mức giảm 0,25%. Cơ quan này cho rằng việc điều chỉnh là cần thiết để giữ nền kinh tế vững mạnh, đặc biệt trong bối cảnh họ bị hạn chế về công cụ đối phó suy thoái khi lãi suất hiện ở mức thấp kỷ lục. Kinh tế Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất châu Á – năm 2019 cũng tiếp tục chịu nhiều sức ép cả trong và ngoài nước. GDP quý II và quý III của nước này chỉ tăng lần lượt 6,2% và 6% – thấp nhất kể từ đầu thập niên 90.
Thương chiến Mỹ – Trung đã tác động đáng kể đến kinh tế thế giới.
Về nguyên nhân của tình hình này, Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho hay: “Cũng có nhiều đánh giá, một nguyên nhân tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại là do vấn đề tăng trưởng chậm của các nước phát triển. Nhưng đánh giá tổng thể thì thấy vấn đề thương mại thế giới chậm lại cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đấy là một yếu tố hết sức đáng chú ý. Thương mại chậm lại là do có những chính sách bảo hộ mậu dịch, có những cạnh tranh về thương mại giữa các nước lớn, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, rồi cạnh tranh thương mại của các nước khác. Xu hướng bảo hộ mậu dịch như thế này trái ngược với xu thế chúng ta đã nhìn thấy trong các năm trước, đó là tự do hóa thương mại và vấn đề tăng trưởng cho thương mại toàn cầu tăng lên. Đây là tác động có thể nói là tiêu cực đến tình hình”.
Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Bên cạnh đó, thế giới, khu vực dù duy trì chiều hướng chung là hòa bình, ổn định nhưng đã có sự gia tăng rất nhiều vấn đề bất ổn, nhất là ở các khu vực điểm nóng như khu vực Trung Đông. Ngay cuối năm 2019 đầu năm 2020 này đã xuất hiện tình hình Trung Đông bất ổn, cùng với những vấn đề trong cả năm 2019, như cuộc chiến chống lại nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, cuộc chiến chống khủng bố, cạnh tranh giữa các nước, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tác động đến các khu vực, trong đó có khu vực của Việt Nam.
“Trong khu vực của chúng ta rõ ràng là vấn đề Biển Đông. Trong năm 2019, Biển Đông hết sức phức tạp. Việc vi phạm của nhóm tàu khảo sát HD-08 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam làm cho tình hình rất phức tạp; không những thế lại có cả vi phạm tại những vùng biển của các nước khác trong khu vực biển Đông”.
Video đang HOT
Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Vượt lên những tín hiệu này thì cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang có tác động lan tỏa đến tất cả các nền kinh tế và các nền kinh tế cũng đang phát triển nhờ nền kinh tế số. Tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp lần thứ tư – Industry 4.0 Summit 2019, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã nhận định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. CMCN 4.0 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội.
Hai dấu ấn đối ngoại của Việt Nam
Trong năm 2019, hoạt động đối ngoại của Đảng và nhà nước hết sức thành công và tích cực. Dấu ấn thứ nhất là Việt Nam tiếp tục duy trì phát triển quan hệ với tất cả các nước; đặc biệt là sự phát triển ổn định quan hệ của Việt Nam với các nước lớn, các nước quan trọng, các nước láng giềng trong khu vực. Việt Nam không những làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và còn mở rộng thêm với hai nước là đối tác toàn diện, chiến lược. Việt Nam đã nâng tổng số quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt Nam lên với 30 nước và đang tiếp tục mở rộng xu thế này.
Dấu ấn thứ hai đó là việc nâng tầm quan hệ đa phương của Việt Nam.
Trong năm 2019 thể hiện rất rõ, thực sự là chúng ta đã triển khai một cách rất bài bản Chỉ thị của Ban Bí thư về nâng tầm đa phương. Việc này được triển khai ngay từ đầu năm 2019, đó là việc tổ chức sự kiện Mỹ-Triều tại Việt Nam. Đây không phải đơn thuần là một sự kiện, mà nó hàm chứa việc Việt Nam đã vượt ra khỏi những vấn đề trực tiếp liên quan đến lợi ích của chúng ta, sẵn sàng đóng góp vào công việc chung, đó là vấn đề đem lại hòa bình, ổn định ở khu vực Bán đảo Triều Tiên. Nếu như Hội nghị giữa Mỹ và Triêu Tiên thành công, ra được kết quả thì trong đó có đóng góp của Việt Nam đối với việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, một vấn đề đã làm Bán đảo Triều Tiên có nhiều phức tạp trong mấy chục năm qua. Việc này còn thể hiện một điều Việt Nam đã chủ động tích cực, sẵn sàng tham gia, có thể tạm gọi là vai trò hòa giải. Đây là một nội hàm của Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về việc tăng cường vai trò dẫn dắt và hòa giải.
Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định
Đông đảo bạn bè quốc tế đã chúc mừng Việt Nam khi nhận được số phiếu cao trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Về việc Việt Nam được bầu và trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với số phiếu có thể nói là cao nhất trong lịch sử bỏ phiếu của Liên hợp quốc (192 phiếu ủng hộ trên tổng số 193 phiếu), Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho hay: “Có lẽ đây cũng là sự đánh giá vai trò của Việt Nam, vị thế Việt Nam; các nước nhìn thấy vai trò, vị thế Việt Nam, thấy khả năng và trách nhiệm của Việt Nam có thể làm được. Trong năm 2020, Việt Nam phải đảm nhiệm một lúc hai vai trò là Chủ tịch ASEAN và ủy viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đó là những công việc chúng ta phải triển khai, bên cạnh những hoạt động đối ngoại khác của Đảng và Nhà nước, nhằm tiếp tục nâng cao vai trò, làm sâu sắc thêm quan hệ của Việt Nam với các nước”.
An Bình
Theo Toquoc
Tư thế người cầm lái "con tàu ASEAN" của Việt Nam
Kinh tế tăng trưởng ấn tượng bất chấp kinh tế toàn cầu suy giảm, quan hệ đối ngoại rộng mở cùng chính trị ổn định là những yếu tố cơ bản tạo cơ sở để Việt Nam vững tin trong vai trò người cầm lái "con tàu ASEAN" trong năm 2020.
Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu xấp xỉ 517 tỷ USD, thặng dư thương mại gần 10 tỷ USD, Việt Nam chiếm thứ hạng cao trên bản đồ xuất nhập khẩu thế giới
Thời điểm thực hiện tham vọng biến ASEAN thành cộng đồng thịnh vượng
Từ 1-1-2020, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Đây là thời điểm mà khu vực phải vượt lên mạnh mẽ để thực hiện tham vọng biến ASEAN thành một cộng đồng gắn kết chặt chẽ với sự đan xen hài hòa về lợi ích giữa các quốc gia thành viên và khu vực, trở thành một khu vực hòa bình, phát triển và thịnh vượng.
Nhìn lại 52 năm kể từ ngày ra đời, ASEAN có thể tự hào về thành tựu mà hiếm tổ chức khu vực nào có được. Hơn nửa thế kỷ của những nỗ lực vượt khó đã giúp Đông Nam Á trở thành một khu vực của hòa bình, ổn định và phát triển cùng một không gian hợp tác mở rộng. Lợi ích mà ASEAN đem lại có thể được tóm lược với 3 chữ P trong tiếng Anh, đó là hòa bình (peace), thịnh vượng (prosperity) và người dân (people).
Là liên kết của những nước vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế hạn chế, nhưng chính sự "thống nhất trong đa dạng" đã nhân lên sức mạnh của ASEAN, giúp tổ chức này đóng vai trò dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác quan trọng của khu vực trong việc duy trì hòa bình, ngăn ngừa xung đột, thúc đẩy hợp tác và phát triển, như: Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ), các cơ chế ASEAN 1, ASEAN 3...
Bất chấp kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, kinh tế ASEAN vẫn được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 5%/năm trong thập kỷ tới, cao gần gấp đôi mức tăng trưởng trung bình của thế giới. Theo Báo cáo hội nhập ASEAN năm 2019 được công bố hôm 27-11-2019, ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 3.000 tỷ USD năm 2018, một sự gia tăng đáng kể so với vị trí là nền kinh tế thứ 7 của thế giới cách đây 5 năm.
Một minh chứng rõ nét nữa là ASEAN ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư thế giới. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa các nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ - Trung, Mỹ - EU và sự suy giảm kinh tế toàn cầu, đầu tư nước ngoài vào ASEAN vẫn đạt 154,7 tỷ USD trong năm 2018, mức cao nhất trong lịch sử. Thương mại khu vực năm 2018 có tổng trị giá 2.800 tỷ USD năm 2018, tăng 23,9% so với con số năm 2015 là 2.300 tỷ USD.
Nhưng thế giới luôn biến động khôn lường. Chưa bao giờ chủ nghĩa dân tộc và xu thế bảo hộ lại gia tăng mạnh mẽ như hiện nay, khi nhiều quốc gia đang muốn xem xét lại quan hệ với các tổ chức quốc tế và thể chế đa phương. Trong khi đó, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển dâng, an ninh - an toàn hàng hải... ngày càng gia tăng.
Thực tế đó đang tạo thách thức với ASEAN trong vai trò đầu tàu khởi xướng và dẫn dắt nhiều cơ chế hợp tác trong khu vực. ASEAN cũng không thể hoàn thành Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015 - 2025 nếu không cố kết nội bộ và năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Gánh nặng đó giờ đặt lên vai Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Tin tưởng Việt Nam sẽ phát huy vai trò dẫn dắt ASEAN
Trong 25 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vai trò người cầm lái "con tàu ASEAN". So với lần đầu tiên đảm nhiệm trọng trách này vào năm 2010, thế và lực của Việt Nam đã khác xa.
Bất chấp môi trường khu vực và quốc tế không thuận lợi, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng trong năm 2019. Với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 là 7,02%, vượt chỉ tiêu 6,6% - 6,8% mà Quốc hội giao, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á trong một thập kỷ qua.
Trong bối cảnh bất đồng thương mại dai dẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tác động tiêu cực tới hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2019 vẫn đạt 8,1%, vượt kế hoạch đề ra ở mức từ 7% đến 8%. Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu xấp xỉ 517 tỷ USD, thặng dư thương mại gần 10 tỷ USD, Việt Nam giờ chiếm thứ hạng cao trên bản đồ xuất nhập khẩu thế giới.
Trong lĩnh vực đối ngoại, theo đánh giá của trang mạng The Diplomat, Việt Nam đã thiết lập các mối quan hệ sâu rộng với các nước như Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Tháng 6-2019, Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận thương mại tự do với EU, tạo bước đột phá giúp thương mại và đầu tư thông thoáng hơn.
Đặc biệt, sự ổn định về chính trị đang là "điểm cộng" lớn cho Việt Nam. Theo ông Michele D'Arcole, Chủ tịch Phòng Thương mại Italy tại Việt Nam, sự ổn định chính trị là lợi thế lớn nhất của Việt Nam. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm khi thực hiện các dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.
Những thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực khiến dư luận quốc tế tin tưởng vào thành công của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. Ông Lim Jock Hoi, Tổng thư ký ASEAN, khẳng định: "Tôi tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ phát huy vai trò dẫn dắt trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ và vững mạnh". Ông bày tỏ: "Tôi rất mong chờ năm chủ tịch của Việt Nam. Đây sẽ là năm quan trọng cho Việt Nam và cho ASEAN trong tiến trình hội nhập thế giới".
Nhìn nhận về vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và Liên hợp quốc, ông K. Khiari, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, đánh giá: "Tôi tin tưởng Việt Nam sẽ là cầu nối của Liên hợp quốc với ASEAN để thực hiện triển khai các chương trình, kế hoạch của ASEAN đồng bộ với những mục tiêu của Liên hợp quốc, qua đó thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Liên hợp quốc với ASEAN".
Trước mắt, xuất phát từ các thách thức đặt ra cho ASEAN, Việt Nam đã lựa chọn chủ đề cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 là "Gắn kết và chủ động thích ứng". Với "Gắn kết", Việt Nam mong muốn củng cố khối đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng lực nội tại và thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của Cộng đồng ASEAN, tăng cường liên kết khu vực, kết nối về kinh tế, đề cao ý thức cộng đồng và bản sắc của ASEAN, gắn bó người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Với "Chủ động thích ứng", Việt Nam mong muốn nâng cao năng lực của ASEAN để có thể thích ứng một cách chủ động và hiệu quả trước các biến động nhanh chóng của tình hình thế giới, trước các thách thức đang nổi lên, như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia..., đồng thời nâng cao khả năng tận dụng các cơ hội và hạn chế những thách thức do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Có thể nói, năm 2020 là năm mang ý nghĩa quan trọng đối với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Thách thức nhiều nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế.
Theo ANTD
Việt Nam nói về việc đưa biển Đông ra ASEAN và Liên Hợp quốc Có 5 vấn đề liên quan đến biển Đông được các nước khu vực và quốc tế quan tâm. Trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, nếu có vấn đề gì liên quan đến 5 nội dung này sẽ được phản ánh trên bàn hội nghị của Liên Hợp...