Hai đảng lớn ở Anh xào xáo vì Brexit
Chủ tịch Công đảng Jeremy Corbyn quyết không từ chức và tuyên bố sẽ tổ chức lại nội các đối lập trong 24 giờ tới.
Nội bộ Công đảng đối lập và đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh xào xáo nghiêm trọng sau khi kết quả trưng cầu ý dân đã chọn Anh rời EU ( Brexit).
Trong Công đảng, sinh mệnh chính trị của Chủ tịch Jeremy Corbyn đang bị đe dọa. Ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị ông từ chức vì đóng góp mờ nhạt vào cuộc vận động ở lại EU.
Theo báo The Guardian, sáng 27-6 (giờ địa phương), ông Jeremy Corbyn đã họp khẩn cấp với Phó Chủ tịch Tom Watson. Lý do bởi 21 thành viên trong nội các đối lập của Công đảng (nội các do đảng đối lập ở Anh lập ra để phụ trách các lĩnh vực song song với nội các chính phủ) đã đồng loạt tuyên bố rút khỏi đảng.
Những người phản đối lo ngại sau khi đảng Bảo thủ bầu tân chủ tịch thay thế Thủ tướng David Cameron, tân chủ tịch sẽ kêu gọi bầu cử sớm và Công đảng có nguy cơ mất 100 ghế Quốc hội nếu ông Corbyn tiếp tục dẫn dắt Công đảng.
Thị trường chứng khoán hỗn loạn sau kết quả Brexit ở Anh. Biếm họa của DARYL CAGLE
Báo The Independent dự báo sang ngày 28-6, nếu ông Corbyn còn giữ chức chủ tịch Công đảng, một số nghị sĩ sẽ tìm cách tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm. Và sang ngày 29-6, có thể xảy ra thách thức trực tiếp với vai trò lãnh đạo của ông.
Trong đảng Bảo thủ cầm quyền cũng đã có rạn nứt giữa các đảng viên ủng hộ Brexit và những người muốn ở lại EU.
Cựu thị trưởng London, ông Boris Johnson, là người ủng hộ Brexit. Ông được đánh giá sẽ được bầu làm chủ tịch đảng Bảo thủ để trở thành thủ tướng Anh.
Ngoại trưởng Philip Hammond đã cảnh báo phe ủng hộ Brexit cần cho cử tri biết họ phải làm gì để thực hiện lời hứa hạn chế nhập cư và tiếp tục thương mại tự do.
Trong bài viết đăng trên báo Daily Telegraph ngày 26-6, ông Boris Johnson đã khẳng định: “Anh sẽ tiếp tục tham gia thị trường chung EU”.
Video đang HOT
Ông viết Anh có thể lập quan hệ mới với EU dựa trên thương mại tự do và đối tác thay vì hệ thống liên minh như trước và Anh có thể đạt thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế phát triển khác ngoài EU.
Ông gợi ý Anh sẽ không chấp nhận tự do di chuyển lao động và cần sửa đổi chính sách nhập cư để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và kinh tế.
Ông cho rằng sẽ không có chuyện Anh “rầm rập” tách khỏi EU, quyền lợi của công dân EU sống ở Anh sẽ được bảo vệ cũng như quyền lợi của công dân Anh trong EU.
Ông nhấn mạnh: “Người Anh sẽ có quyền qua EU sinh sống, làm việc, du lịch, học tập, mua nhà và định cư”.
Đối thủ nặng ký của ông Johnson là nữ Bộ trưởng Nội vụ Theresa May, người ủng hộ Anh ở lại EU.
Khó khăn của bà Theresa May là phải đối mặt với thái độ khó chịu của một số người ủng hộ Brexit trong đảng Bảo thủ.
Theo thăm dò của báo Mail on Sunday ngày 26-6 với những người ủng hộ đảng Bảo thủ, 53% số người được hỏi đã chọn bà May làm thủ lĩnh trong khi ông Johnson chỉ nhận được 47% ủng hộ.
Ông Jeremy Corbyn khẳng định không có ý định từ chức và tuyên bố sẽ tổ chức lại nội các đối lập trong 24 giờ tới. Ông phát biểu với giọng thách đố: “Tôi được hàng trăm ngàn đảng viên bầu lên… Tôi sẽ không phản bội sự tín nhiệm của những người đã bầu tôi, hoặc hàng triệu cử tri toàn quốc cần Công đảng đại diện cho họ. Ai muốn thay đổi lãnh đạo Công đảng sẽ phải bầu cử dân chủ mà tôi sẽ là ứng cử viên”. ___________________________________ Chỉ một mình Anh có thể kích hoạt điều 50 (của Hiệp ước Lisbon quy định về thực hiện quyền rời khỏi EU). Theo quan điểm của tôi, chúng tôi chỉ làm điều đó khi chúng tôi có cái nhìn rõ ràng về các sắp xếp mới với các nước láng giềng châu Âu… Kinh tế Anh đã sẵn sàng đương đầu với tương lai dành cho chúng tôi. Bộ trưởng Tài chính Anh GEORGE OSBORNE lần đầu phát biểu sau trưng cầu ý dân
KHÔI VIỆT
Theo Danviet
7 lý do khiến người châu Âu 'ghét' EU
Trong bối cảnh cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit, báo Mỹ The Washington Post ngày 26-6 đã điểm danh bảy lý do khiến một số người châu Âu có thái độ tiêu cực với EU.
Phải "trả tiền nuôi các quan chức châu Âu"
Ngay cả khi các quốc gia nằm ngoài EU đã phải áp dụng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" trong đó có cắt giảm tiền lương của nhân viên chính phủ, thì hầu hết người lao động trong EU đều nhận được mức lương quá cao trong khi chỉ phải đóng thuế ở mức tối thiểu.
Tờ Telegraph (Anh) năm 2014 cho hay nhiều người lao động trung lưu thuộc đại diện EU mua được ngôi nhà có giá trị còn lớn hơn nhà của Thủ tướng Anh David Cameron.
Những chuyến đi tốn kém
Nghị viện châu Âu tập trung họp hàng tháng tại Strasbourg, mặc dù thực tế phần lớn các hoạt động của EU được tiến hành từ Brussels. Vì vậy, mỗi tháng họp một lần với tổng cộng 10.000 người tham gia, bao gồm nhà lập pháp, nhân viên hỗ trợ, nhà vận động hành lang, nhà báo,... di chuyển tới Strasbourg trong vòng năm giờ, ước tính chi phí lên tới 200 triệu USD một năm.
Các chỉ tiêu của EU thường đi quá xa
Ví dụ, quyết định của Ủy ban Châu Âu quy định tỉ lệ độ cong của chuối chủ yếu dành cho các nhà sản xuất và bán buôn của họ.
Thiếu minh bạch
Các quyết định quan trọng của EU được thực hiện sau những cánh cửa khép kín, cho dù bên trong là các cuộc họp của Ủy ban Châu Âu hay cuộc họp của các bộ trưởng, lãnh đạo EU đi chăng nữa. Không giống như các nhà lập pháp trong các cơ quan lập pháp quốc gia, nơi các cuộc họp được thực hiện công khai thì các nhà lãnh đạo EU họp kín, sau đó mới thông báo quyết định cuộc họp.
Nhiều người châu Âu có thái độ tiêu cực với Liên minh châu Âu (EU).
EU phớt lờ cử tri
EU không để ý đến việc các cử tri bác bỏ sáng kiến cụ thể nào đó và kết quả là vẫn tìm ra cách để thông qua. Chẳng hạn, khi cử tri ở Pháp và Hà Lan "quay lưng" với hiến pháp EU năm 2005, giới lãnh đạo EU phải hai năm sau đó, tức năm 2007, mới ký thông qua hiệp ước và gọi là Hiệp ước Lisbon. Tuy nhiên, thay vì tổ chức trưng cầu dân ý như lần trước, các nước thành viên EU đã chọn giải pháp an toàn là thông qua bản hiệp ước này tại quốc hội.
Lượng tiền rất lớn cho phiên dịch
EU có xu hướng dịch gần như mọi thứ sang tất cả 24 ngôn ngữ chính thức của tổ chức. Mọi tài liệu công của EU đều được dịch sang mọi ngôn ngữ. Tất cả cuộc gặp cấp cao cũng được phiên dịch.
Theo số liệu của Ủy ban Châu Âu, họ hiện có 1.750 nhà ngôn ngữ học, 600 phiên dịch viên toàn thời gian và 3.000 phiên dịch viên tự do.
Tình trạng quan liêu quá mức.
Mỗi nước thành viên của EU phải bổ nhiệm một ủy viên có nhiệm vụ chính là giám sát một lĩnh vực hoạt động nhất định nào đó. Và khi EU mở rộng, Brussels cần phải lập ra cơ quan mới để phù hợp với số lượng ủy viên.
Theo đó, EU cần có một ủy viên cho phát triển và hợp tác quốc tế, một ủy viên cho thương mại, một ủy viên cho việc làm, phát triển, đầu tư và cạnh tranh, một ủy viên phụ trách vấn đề kinh tế và tài chính, một ủy viên cho thị trường nội địa, công nghiệp, doanh nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Liên quan tới vấn đề Brexit, truyền thông Italy đưa tin Giáo hoàng Francis tối 26-6 đã phát biểu rằng có lẽ EU nên nghĩ tới một hình thức tổ chức mới và nới lỏng hơn.
Giáo hoàng cho rằng bước đi mà EU phải thực hiện để củng cố sức mạnh là bước đi sáng tạo và thậm chí là gây "mất đoàn kết" đáng kể, đó là để các quốc gia EU độc lập và tự do hơn và cũng để họ suy nghĩ về một hình thức liên kết khác.
Cuộc trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi EU diễn ra hôm 23-6 với kết quả 52% người Anh ủng hộ phương án chia tay với khối liên minh 28 nước này (hay còn gọi là phương án Brexit), trong khi 48% số người ủng hộ ở lại.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Trung Quốc có thể đắc lợi từ cuộc chia tay giữa Anh và EU Hậu Brexit, Trung Quốc đứng trước cơ hội củng cố hợp tác kinh tế với Anh và Liên minh châu Âu, từ đó hâm nóng thêm cả các mối quan hệ chính trị. Thủ tướng Anh David Cameron (trái) đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi cuối tháng 10 năm ngoái. Ảnh: Reuters Trung Quốc đang phải gồng mình đối...