Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam xin giảm nhẹ hình phạt
Cho rằng mức án quá cao, 2 bị cáo Đặng Việt Hà và Trần Kỳ Hình làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Trong khi đó, VKSND TPHCM có kháng nghị tăng án đối với 18 bị cáo.
TAND Cấp cao tại TPHCM vừa ra quyết định xét xử phúc thẩm đối với vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Phiên xét xử được mở theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam là Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình cùng 140 đồng phạm và kháng nghị của VKSND TPHCM.
Phiên tòa sẽ được xét xử trực tuyến tại 2 điểm cầu là trụ sở TAND Cấp cao tại TPHCM và Trại tạm giam Chí Hòa (T30), dự kiến diễn ra từ ngày 6-17/1/2025, do thẩm phán Hoàng Thanh Dũng làm chủ tọa.
Cựu cục trưởng Đặng Việt Hà. Ảnh: Nguyễn Huế
Trước đó, bị cáo Đặng Việt Hà bị TAND TPHCM tuyên phạt 19 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Trần Kỳ Hình cũng bị tuyên phạt 19 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, 6 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tổng hợp hình phạt là 25 năm tù.
Bên cạnh đó, 252 bị cáo còn lại lĩnh từ 1 năm tù cho hưởng án treo tới 30 năm tù.
Sau phiên sơ thẩm, 124 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và 18 bị cáo bị VKSND TPHCM kháng nghị đề nghị tăng hình phạt.
VKS kháng nghị tăng án đối với 18 bị cáo
Theo kháng nghị của VKS, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế có quy mô đặc biệt lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng kiểm phương tiện xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa.
Video đang HOT
Các bị cáo trong vụ án là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được nhà nước phân công và giao nhiệm vụ điều hành quản lý một ngành lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của con người. Tuy nhiên, chỉ vì động cơ tư lợi cá nhân hoặc vì nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, các bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội.
Cựu cục trưởng Trần Kỳ Hình. Ảnh: Nguyễn Huế
Hành vi phạm tội của các bị cáo được thực hiện trong thời gian dài, xảy ra một cách có hệ thống. Các bị cáo chiếm đoạt tài sản lớn, gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của người dân khi tham gia giao thông đường thủy, đường bộ. Ngoài ra, hành vi này còn gây ảnh hưởng xấu và làm giảm uy tín của cơ quan nhà nước, gây bất bình và tạo dư luận xấu trong xã hội. Vì vậy, theo VKS, việc xử lý nghiêm đối với các bị cáo cũng là một biện pháp răn đe phòng ngừa chung, không chỉ tại TPHCM mà còn ở các địa phương khác trên cả nước.
Tuy nhiên, VKS cho rằng mức hình phạt mà TAND TPHCM đã tuyên đối với 18 bị cáo trong vụ án là quá nhẹ, chưa đảm bảo tính răn đe phòng ngừa.
Trong đó, nhóm bị cáo thuộc các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) do bị cáo Trần Lập Nghĩa làm chủ được tòa án tuyên mức án thấp hơn 6 năm tù so với đề nghị của VKS về tội “Giả mạo trong công tác” là không phù hợp.
Với các bị cáo Nguyễn Minh Trị (12 năm tù), Trần Văn Cảnh (10 năm tù) và Huỳnh Thái Bảo (11 năm tù), theo VKS, việc các bị cáo này chỉ đạo những người không phải đăng kiểm viên ký giả, đóng giả đăng kiểm viên để kiểm định phương tiện cơ giới là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Tất cả đều phạm vào khoản 4 điều 359 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt từ 12-20 năm tù. Việc tòa tuyên xử ở khoản 2 với mức án thấp hơn rất nhiều là chưa đủ sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Các bị cáo tại phiên sơ thẩm. Ảnh: Nguyễn Huế
Với nhóm bị cáo ở Phòng VAR thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, bị cáo Đặng Trần Khanh là lãnh đạo phòng, chịu trách nhiệm số tiề.n trên 60 tỷ đồng. Với hành vi này, VKS đề nghị từ 14-15 năm nhưng tòa chỉ tuyên phạt 11 năm tù. Bị cáo Mai Đức Truyền là đăng kiểm viên, chịu trách nhiệm hình sự với số tiề.n hơn 5 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 2,5 tỷ đồng nhưng chỉ nộp lại 650 triệu đồng, VKS đề nghị 12-13 năm tù nhưng tòa chỉ tuyên phạt 9 năm tù…
Kháng nghị của VKS cho rằng mức án mà TAND TPHCM đã tuyên với 18 bị cáo là không tương xứng với vai trò, trách nhiệm và không công bằng với các bị cáo khác.
Theo bản án sơ thẩm, các bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà là những người đứng đầu, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo sự phân công của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, cả 2 không thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ được giao, đưa ra chủ trương làm trái quy định của pháp luật để nhận hối lộ số tiề.n đặc biệt lớn. Cụ thể, ông Trần Kỳ Hình đã nhận hơn 7,1 tỷ đồng “chung chi” từ thuộc cấp. Sau khi ông Hình nghỉ hưu, ông Đặng Việt Hà lên thay cũng nhận hối lộ hơn 8,5 tỷ đồng chỉ sau hơn 1 năm nhậm chức. |
Hai cựu công an ở Đồng Tháp đán.h chế.t nghi phạm bị tăng án tù
Tòa chấp nhận kháng nghị, tăng án đối với 2 cựu công an Huỳnh Ngọc Tòng (cựu Đội phó Cảnh sát điều tra trinh sát, Công an TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) và Phạm Xuân Bình (cựu cán bộ đội điều tra).
Ngày 27.9, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 3 đã chấp nhận kháng nghị, tuyên phạt Huỳnh Ngọc Tòng 5 năm 6 tháng tù (sơ thẩm 2 năm tù); Phạm Xuân Bình 5 năm tù (sơ thẩm 1 năm 6 tháng tù) cùng về tội dùng nhụ.c hìn.h. Đồng thời, tòa còn buộc Công an TP.Cao Lãnh tiếp tục bồi thường cho gia đình bị hại gần 200 triệu đồng.
Trước đó, cho rằng TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt 2 cựu công an từ 1 năm 6 tháng tù đến 2 năm tù là quá nhẹ, nên Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã kháng nghị đề nghị tăng án.
Theo kháng nghị, Tòng và Bình không thừa nhận dùng nhụ.c hìn.h là không thành khẩn khai báo. Bản án sơ thẩm đã "phiến diện, chủ quan" khi nhận định Tòng và Bình thật thà khai báo làm căn cứ giảm nhẹ hình phạt. Cấp sơ thẩm xử phạt 2 bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (5 - 12 năm tù) là quá nhẹ, không tương xứng tính chất, mức độ hành vi phạm tội và không có tác dụng răn đe.
Theo hồ sơ, tháng 11.2012, Nguyễn Tuấn Thanh bị Công an TP.Cao Lãnh bắt đưa về trụ sở để điều tra về hành vi trộm cắp xe máy.
Tòng và Bình được giao nhiệm vụ đọc lệnh bắt khẩn cấp đối với Thanh. Sau đó, Tòng và Bình lấy lờ.i kha.i của Thanh. Khi Thanh được đưa vào nhà tạm giữ, cán bộ thấy trên 2 bắp tay và ngực của Thanh bị bầm đỏ, màu sẫm, chân đi khập khiễng nên đã ghi nhận sự việc vào biên bản giao nhận người.
Ngày hôm sau, Thanh không ăn cơm, đầu gục xuống bàn nên được đưa đi cấp cứu nhưng đã t.ử von.g.
Bị cáo Tòng tại phiên phúc thẩm lần 2. Ảnh PHAN THƯƠNG
Theo kết luận giám định, Thanh t.ử von.g do suy tuần hoàn cấp không hồi phục và bị chấn thương do tác động của vật tày với lực tác động mạnh ở nhiều vùng, trong đó có vùng nguy hiểm ở mũi ức, thượng vị.
Quá trình điều tra, Tòng và Bình không thừa nhận hành vi dùng nhụ.c hìn.h. Các lờ.i kha.i sau này, Bình khai do Thanh không nhận tội nên đã đán.h vào vùng mặt, đá vào đùi và mông của Thanh. Bình còn khai đã nhìn thấy một cán bộ dùng dùi cui đán.h nhiều cái vào vai, mông của Thanh. Tuy nhiên, cán bộ này không thừa nhận và không có chứng cứ khác, nên cơ quan điều tra không đủ cơ sở kết luận.
Năm 2016, xét xử sơ thẩm lần 1, TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt Tòng 1 năm 6 tháng tù, Bình 11 tháng 11 ngày tù (bằng thời gian tạm giam). Hai bị cáo đã kháng cáo kêu oan.
Năm 2017, TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm đã hủy toàn bộ bản án trên.
Năm 2018, xét xử sơ thẩm lần 2, TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên y án sơ thẩm như lần 1. Các bị cáo lại kháng cáo kêu oan.
Năm 2019, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, tiếp tục tuyên hủy bản án sơ thẩm vì cho rằng cấp sơ thẩm có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Giữa năm 2022, TAND tỉnh Đồng Tháp xét xử sơ thẩm lần 3, tuyên phạt Tòng 2 năm tù, Bình 1 năm 6 tháng tù.
Chế m.a tú.y giả từ mỳ chính, thuố.c tây rồi đem bán Ngày 4/11, TAND quận Đồ Sơn (TP Hải Phòng) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Tuấn Anh (SN 1994, trú tại phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng) về tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản". Phiên tòa được xét xử trực tuyến từ điểm cầu trung tâm đặt tại trụ sở TAND quận Đồ Sơn với...