Hai cựu cảnh sát bị cáo buộc đánh chết người
Một nghi can ở Đồng Tháp đang khỏe mạnh đã tử vong với nhiều chấn thương do tác động mạnh vào cơ thể sau nhiều giờ bị cảnh sát thẩm vấn.
Chiều 11.4, VKSND Tối cao cho biết, Viện đã ủy quyền cho VKSND tỉnh Đồng Tháp thực hành quyền công tố tại tòa khi xét xử vụ án Dùng nhục hình xảy ra tại Công an TP. Cao Lãnh. Hai cựu cảnh sát bị truy tố tội Dùng nhục hình là Huỳnh Ngọc Tòng (41 tuổi, nguyên thiếu tá) và Phạm Xuân Bình (31 tuổi, nguyên trung úy).
Theo cơ quan công tố, sáng 16.11.2012, tổ công tác của Công an TP.Cao Lãnh làm nhiệm vụ tuần tra thì phát hiện một thanh niên được cho là nghi can trong chuyên án Trộm cắp xe gắn máy. Lúc đó, anh Nguyễn Tuấn Thanh (30 tuổi, ngụ Long An) chạy xe máy biển số 60S3, chở Phạm Quốc Nhựt (cùng ngụ xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ) nên cảnh sát đã bám theo.
Tòng và Bình (áo xanh) ra tòa một năm trước. Ảnh: Lao Động
Phát hiện bị theo dõi, anh Thanh tăng tốc chạy về hướng huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) nên Công an TP.Cao Lãnh điện báo cho đồng nghiệp ở huyện bạn hỗ trợ. Công an xã Đốc Binh Kiều (Tháp Mười) sau đó đã dừng xe và mời Thanh, Nhựt về trụ sở làm việc.
Khi hai thanh niên được di lý về Công an TP.Cao Lãnh để điều tra, đến 21h30 cùng ngày Thanh ký vào biên bản khai nhận thực hiện trộm cắp 3 xe máy. Từ 22-23h, Tòng tiếp tục lấy lời khai của Thanh và Thanh khai thêm 3 vụ khác.
Khi việc hỏi cung kết thúc, Thanh được đưa vào nhà tạm giữ trong tình trạng đi khập khiễng, chân tay, ngực có vết trầy đỏ. Sáng hôm sau, điều tra viên trích xuất Thanh ra để tiếp tục thẩm vấn… nhưng không lập biên bản, không có lời khai của Thanh.
Video đang HOT
Đến trưa 17.11.2012, một cán bộ phát hiện Thanh không ăn cơm và gục trên bàn nên đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, khi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp thì thanh niên này đã tử vong.
Kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội (Bộ Quốc phòng) xác định nguyên nhân tử vong của Thanh là: Chấn thương do tác động với lực tác động mạnh lên nhiều vùng cơ thể, trong đó có vùng nguy hiểm như ức, thượng vị.
Từ lời khai của các nhân chứng, kết hợp tài liệu, chứng cứ và kết luận giám định pháp y, cơ quan điều tra xác định trong quá trình tham gia điều tra vụ án, Tòng và Bình đã có hành vi dùng tay, chân và cây ba trắc đánh anh Thanh.
Một năm trước, hai bị can được TAND tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử. Tuy nhiên, HĐXX đã hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung vì thấy còn nhiều vấn đề cần được làm rõ.
VKSND Tối cao sau đó đã giữ nguyên quan điểm truy tố Tòng và Bình về tội Dùng nhục hình. Hiện, hai bị can được tại ngoại và phiên xử sơ thẩm dự kiến được mở lại vào ngày 20.4.
Theo_Dân việt
Đánh chết kẻ trộm chó: Đừng để đúng thành sai, sai nhỏ thành sai lớn
Vì thiếu hiểu biết pháp luật, người mất trộm cho truy đuổi, tấn công, đánh kẻ trộm chó đến chết đã tự mình đi quá giới hạn luật cho phép
Gần đây báo chí liên tục thông tin các vụ trộm chó, đáng nói, đối tượng trộm chó manh động mang theo hung khí sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, truy đuổi. Nhiều trường hợp đối tượng trộm chó trong khi chống trả đã có những hành vi làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người dân, người truy đuổi.
Ngược lại cũng vì quá phẫn nộ trước sự manh động, liều lĩnh của đối tượng trộm chó, người dân đã "tự xử", đánh chết kẻ trộm chó trước khi sự việc được báo với cơ quan chức năng.
Đã có nhiều ý kiến lên án hành vi tự xử của người dân đánh chết kẻ trộm chó, và cho rằng không thể dùng hành vi phạm pháp để tự ý xử lý một hành vi phạm pháp khác. Trong tình huống này, dư luận quan tâm liệu việc người dân đánh chết kẻ trộm chó có được xét là hành vi phòng vệ chính đáng không khi đối tượng dùng hung khí, súng chống trả quyết liệt?
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Vũ Ngọc Chi (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng cả hành vi của kẻ trộm chó và người bị trộm chó, người truy đuổi thường không có giới hạn mức độ, thường thực hiện cho đến khi phân thua thắng bại mới thôi. Thực tế cả hai bên do thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức pháp luật nên thường đi quá giới hạn pháp luật cho phép, nên không còn được pháp luật bảo vệ, khi sự việc bị chuyển từ đúng thành sai hoặc từ sai nhỏ thành sai lớn hơn.
Người đàn ông nghi trộm chó đã rút súng bắn người dân khi bị truy đuổi. Ảnh: CTV
Khi kẻ ăn trộm chó bị phát hiện hành vi tiếp theo là bỏ chạy, việc bỏ chạy này không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Những người có chó bị mất tiếp tục truy đuổi và tấn công kẻ trộm chó bị coi là vi phạm pháp luật.Luật sư Vũ Ngọc Chi phân tích: theo Điều 15 Bộ luật Hình sự, một hành vi chỉ được xét là phòng vệ chính đáng nếu chứng minh được hành vi chống trả lại người đang có hành vi xâm phạm là cần thiết.
Còn khi bị truy đuổi, kẻ ăn trộm tấn công lại người truy đuổi cũng bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi tấn công lại người truy đuổi mức độ vi phạm đến đâu xử lý đến đó.
Như vậy, có thể nói, cả người mất chó và kẻ trộm chó thường vì tâm lý bức xúc và thiếu hiểu biết pháp luật nên mới có những hành vi không kiểm soát, không phù hợp với pháp luật, dẫn tới đi quá giới hạn pháp luật cho phép.
Trong thực tế vừa qua ở nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng này, phần lớn đều bị đưa ra xét xử ở tội giết người đối với những người bị trộm chó và có cả những kẻ ăn trộm chó tấn công lại người truy đuổi.
Để hạn chế tình huống này xảy ra, trước tiên, bản thân mỗi người dân cần nhận thức được rằng hành vi vi phạm pháp luật của kẻ ăn trộm bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền, người phát hiện hành vi trộm chó chỉ nên giữ họ lại và báo cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không nên đánh đập, không nên tấn công, có vậy họ mới không bị rơi vào tình trạng từ đúng chuyển thành sai.
Mặt khác, cần nâng cao việc phổ biến pháp luật tại địa phương, kết hợp với tuyên truyền pháp luật thông qua báo, đài để thay đổi nhận thức về pháp luật cho mọi người, giúp họ hiểu rằng không nên có những hành vi thái quá.
Đối với các đối tượng ăn trộm thường là thanh niên trong độ tuổi lao động, họ cần được tuyên truyền giáo dục thông qua các hoạt động xã hội, đi kèm với công ăn việc làm, đời sống ổn định, hướng họ tới lối sống thiện bằng chính công sức mình làm ra.
Thiết nghĩ việc ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật bao giờ cũng dễ thực hiện hơn là phòng chống và khắc phục. Thực chất, hành vi trộm chó là vấn đề nhỏ và đơn giản tuy nhiên nó lại phản ánh nhiều mặt khác của cuộc sống. Để giải quyết triệt để vấn đề nhỏ này rất cần sự quan tâm giải quyết của nhiều cơ quan hữu trách có vậy mới giải quyết được tận gốc rễ vấn đề./.
Hà Thanh
Theo_VOV
"Cẩu tặc" rút súng bắn liên tiếp vào người truy đuổi bị đánh chết là ai? Theo nguồn tin, kẻ trộm chó rút súng bắn vào những người truy đuổi ở Việt Yên (Bắc Giang) được xác định là V.V.T (SN 1979, trú tại thành phố Bắc Ninh). Khi nhập viện điều trị, T. đã không qua khỏi. Vào trưa ngày 5/4, một người đàn ông trộm chó tại gia đình ông T.V.H. ở xã Nghĩa Trung (Việt Yên,...