Hai cuộc đời đặc biệt ở lòng chảo Điện Biên
Trước sắc đẹp của người con gái Thái ở lòng chảo Điện Biên Phủ, viên lính Pháp đã thầm thương trộm nhớ. Trong những ngày chiến trận, “đóa hoa” rừng Tây Bắc ấy đã làm viên lính bên phía xâm lược phải buông tay súng, ngẩn ngơ.
Viên lính tây mua chõ đồ xôi tặng cô gái Thái
“Giờ tôi chỉ còn giữ cái này, mẹ tôi nói đó là kỷ vật bố tôi mua khi ông tìm hiểu bà. Lúc đó ông tặng mẹ tôi nhiều thứ nhưng thời gian trôi qua, vương vãi đâu đó rồi mất đi…” – ông Lường Văn Đăm cầm chiếc nồi đồng chỉ vào đó nói.
Chiếc chõ đồ xôi bằng đồng là kỷ vật người bố tặng mẹ ông khi ở Điện Biên Phủ
Trước mắt tôi là người đàn ông cao lớn, có nước da đen và mái tóc quăn tít, đặc trưng của người nước ngoài. Ông Đăm lý giải về tên mình. “Đăm có nghĩa là Đen. Tên này do mẹ tôi đặt vì lúc tôi sinh ra chẳng giống ai cả, da đen, môi dày, tóc quăn nên mẹ gọi luôn như thế” – ông bộc bạch. Khi ấy, viên lính viễn chinh Pháp gặp người con gái Thái đep như đóa hoa ban rừng đã dem lòng thương yêu. Sức mạnh của tình yêu đã vượt qua mệnh lệnh cuộc chiến phi nghĩa khiến viên lính trẻ ngẩn ngơ, suốt ngày chỉ chờ người bông hoa rừng ấy ngang qua đồn trú để ngắm nhìn.
Để yêu được người con gái Thái có tên Lường Thị Đôi, viên lính Pháp đã ngày đêm học tiếng đồng bào Thái. Một hôm đã đủ bặp bẹ, viên lính dần tiếp cận. Hôm thì xin rau rừng, hôm thì xin củ khoai để lấy cơ hội làm thân với cô gái. Ở tuổi 17 những cô gái thường có nhiều lay động, nhất là bông hoa rừng ở lòng chảo Điện Biên này, những cử chỉ giữa tình người càng làm lòng yếu đuối trở nên dễ tin.
“Mẹ tôi chỉ nói ông ấy là lính Tây đánh chiếm Điện Biên Phủ. Ngày yêu mẹ viên lính Pháp miệt mài theo đi lấy củi trên rừng, ngồi gầm nhà sàn xin học tẻ ngô cùng. Tôi thấy mẹ bảo ông ấy tổ chức đám cưới mẹ to lắm, có nhiều bánh kẹo và sữa đường. Ông ta mua tặng mẹ cả quần áo mới, mặc rất xinh” – ông Đăm cười hiền.
Ông Đăm trong buổi lao động trên cánh đồng Mường Thanh
Video đang HOT
Ngày ấy, bộ đội ta giáng từng trận đánh dũng mãnh, làm lung lay cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Những viên lính trẻ chưa một lần biết yêu, phải xa nhà, xa người thân, đều hiểu rằng, cuộc chiến phi nghĩa này sẽ chẳng mang lại được điều gì, và rất có thể chỉ chốc lát tất cả bị chôn vùi ở đây.
“Mẹ tôi kể ông ấy thương yêu bà nhiều, khi đi ông ta bảo chỉ xuống Hà Nội ít ngày theo mệnh lệnh rồi sẽ trở về bản của núi rừng Tây Bắc, nhưng rồi bộ đội ta đã chiến thắng” – ông nói. Sự khốc liệt của chiến tranh phi nghĩa là thế, chẳng thể nào cho viên lính trẻ được hẹn ước điều gì, ngay cả với người vợ đang mang bầu đứa con giọt máu của tình yêu. Khi hay tin viên tướng của mình đã phải giơ cao tay đầu hàng phất cờ trắng tại sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
“Mẹ tôi bảo ông ấy bị thua cuộc nên xấu hổ không lên Tây Bắc nữa. Trước khi đi ông viết thư sau này sẽ quay về, chữ viết bằng tiếng Pháp, nhưng ngày bà mất tôi cho vào áo quan theo bà về đất “- ông Đăm thật thà. Ông Đăm năm nay bước sang tuổi 61, sống vui cùng người vợ và con cháu ở bản Mé, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên. Chúng tôi đùa vui nếu ông còn giữ giấy tờ của viên lính cẩn thận thì giờ có khi được đón sang Pháp, ông Đăm cười giòn xua tay: “Đồng lúa Mường Thanh nuôi tôi khôn lớn, tôi làm người Thái ở Điện Biên thôi, chẳng đi đâu cả”. Nụ cười sảng khoái của Đăm để lộ rõ hàm răng trắng tinh bên hiên nhà sàn gỗ ở lòng chảo Điện Biên.
Người phụ nữ Thái “đặc biệt” ở lòng chảo Mường Thanh
“Nhìn dáng tôi chẳng ai bảo tôi nghèo khổ, vậy mà…” Bà Lường Thị Lao nhẹ nhàng nói. Hình dáng của bà Lao cao lớn hơn bất cứ người phụ nữ Thái nào ở Tây Bắc. Ngay từ nhỏ bà Lao luôn e ngại với thân hình cao lớn, nét mặt lai tây của mình. Bản Pa Pe, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên nơi bà ở là bản đồng bào Thái. Đó là bản cách thành phố Điện Biên một dòng Nậm Rốm, vậy nhưng có nhiều mái nhà xơ xác.
Bà Lao có đôi mắt xanh, sống mũi cao
Căn nhà tuềnh toàng của bà Lao, mới được nhà nước tặng tấm lợp pro xi măng, thế nên nhìn đỡ tiêu điều hơn trước đó. Khác với hoàn cảnh của ông Đăm, bà Lao không được mẹ cho biết về những gì trong quá khứ mà cuộc chiến mang lại. Bà chỉ nhớ mang máng cụ Khún bảo trong một lần chạy giặc cụ thấy tôi bò bên bãi cỏ, thương quá thì đón về nuôi, chứ không phải do cụ đẻ ra. Trong căn nhà của bà Lao, kỷ vật duy nhất của một thời là bức ảnh cụ Khún bế bà Lao. Thời thiếu nữ của Lường Thị Khún rất xinh, tóc mượt, da trắng. Bế trên tay bé Lao lai Tây nhưng vẫn ẩn chứa nét nhang nhác của người mẹ người Thái. “Tôi chỉ biết khi cụ Khún bế Lao từ phía đằng biên giới thượng Lào về. Khi ấy vào khoảng năm 1953 gì đó, Lao lúc đó được khoảng gần 1 tuổi” – ông Lò Văn É, 81 tuổi ở bản Pa Pe, xã Thanh Hưng cho biết. Ông É còn nhớ như in, cụ Khún không có ăn bị nên cạn sữa đã bế sang bà vợ ông É xin sữa cho bà Lao.
Trong câu chuyện, ánh mắt thăm thẳm trong xanh của người đàn bà lai Tây toát lên một vẻ sống thu mình. Chỉ vì thân hình cao lớn, mà bà Lao đã ở vậy trong cô đơn đẵng đẵng thời gian. Không phải cánh thanh niên lòng chảo Điện Biên dậy lòng hờn căm với hình ảnh những viên lính viễn chinh Pháp, mà do chính bản thân bà Lao dụt dè, e ngại nên bà chối từ nhiều đám hỏi. Bà sống khép mình vì cuộc sống còn túng khổ. Mẹ con nuôi nhau trong căn nhà tranh vách liêu xiêu, hai me con làm lụng lo từng bữa ăn còn chưa đủ sao dám lấy chồng. Theo phong tục người Thái khi ấy nhà gái phải có lễ lạt đầy đủ.
“Có nhiều người hỏi lấy nhưng tôi xấu hổ lắm, ở nuôi mẹ thôi” – bà Lao ngại ngùng. “Bà Lao này, cho chúng tôi hỏi thực lòng, bà đã bao nghe hàng xóm nói về sự lại Tây của bà chưa?” “Chắc là có, nhưng tôi chưa thấy ai nói trước mặt cả. Tôi không ngại đâu. Vì tôi sinh ra và lớn lên ở đồng Mường Thanh, mặc váy áo cóm, ở nhà sàn thì tôi là người Thái mà”- bà Lao quả quyết.
Đúng! Dẫu có thế nào thì mảnh đất Điện Biên oai hùng cũng là nơi nuôi nấng bà lớn khôn. Và chính nơi này, giờ đây bà Lao cũng đã có một gia đình để yêu thương, có người con trai khôn lớn cưới vợ.
Cuộc sống của người đàn bà này vẫn còn rất khó khăn
Đứa con của bà là kết quả của cuộc tình chóng vánh cách đây gần 30 năm khi một người đàn ông nói là ở Lạng Sơn lên làm ăn. Lúc gặp bà, người đàn ông ấy nói yêu thế nhưng chẳng được bao lâu thì đi đâu biền biệt, để lại mình bà với sinh linh trong bụng dần lớn. Năm 1985, bà Lao sinh được cậu con trai. Và cũng kể từ khi ấy bà vất vả hơn với cuộc sống túng nghèo. Thời gian thoi đưa, giờ cậu con trai duy nhất trở thành chỗ dựa và là niềm an ủi lớn nhất của bà. “Mình sắp lên chức bà rồi, con dâu đã mang bầu”, bà Lao cười hạnh phúc.
60 năm qua nhanh, dù những câu chuyện của bà Lao, ông Đăm nếu có là góc khuất của một cuộc chiến trận, dẫu vậy thì mảnh đất Tây Bắc, hoa ban Tây Bắc vẫn ôm chặt vào lòng. Và 2 người con lai ấy vẫn đang hòa vào nhịp sống của sự phát triển của âm vang Điện Biên chói lọi trang sử vàng, như dòng Nậm Rốm hòa vào lòng đất cánh Mường Thanh mênh mông.
Theo ANTD
Mỹ - Pháp từng suýt ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ?
Sáu mươi năm trước, khi quân đội Pháp rơi vào tình thế "tuyệt vọng" ở Điện Biên Phủ, có vẻ một số quan chức cấp cao Mỹ đã dự tính tới việc sử dụng bom hạt nhân.
"Các ông có muốn 2 quả bom nguyên tử không?", đó là câu nói của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles nói với Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault vào tháng 4/1954 theo trí nhớ của một nhà ngoại giao kì cựu Pháp.
Theo BBC (Anh), lời đề nghị khác thường này được đưa ra trong bối cảnh quân đội Pháp đang rơi vào tình cảnh khốn khổ trong cuộc chiến với quân đội của Hồ Chí Minh tại Điện Biên Phủ, miền tây bắc Việt Nam.
Binh lính Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ.
Ngày nay, trận chiến Điện Biên Phủ bị "che khuất" bởi cuộc chiến tranh giữa quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam vào thập kỷ 1960. Nhưng trong giai đoạn 8 năm từ 1946-1954, quân Pháp đã tham chiến tại Đông Dương để bảo vệ "đế chế" của nước này ở châu Á.
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949, Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam vũ khí và quân nhu trong khi phần lớn chi phí cho phía Pháp trong cuộc chiến này đều do Mỹ chi trả. Dù vậy, Pháp chịu thiệt hại trực tiếp về quân số trong cuộc chiến. Đến năm 1954, số quân Pháp ở Đông Dương lên tới 55.000 lính.
Vào cuối năm 1953, Tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, Tướng Navarre, đã quyết định thành lập tập đoàn cứ điểm tại thung lũng Điện Biên Phủ, cách thủ đô Hà Nội hơn 400km. Bao quanh thung lũng Điện Biên Phủ là rừng và núi.
Tình hình nguy cấp khiến quân đội Pháp cầu viện sự giúp đỡ của Mỹ trong tuyệt vọng. Hai nhân vật thuộc hàng hiếu chiến nhất chính trường Mỹ khi đó là Phó thủ tướng Richard Nixon - mặc dù ông này không có quyền lực chính trị - và Đô đốc Radford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân. Ngoại trưởng Mỹ khi đó John Foster Dulles cũng là một nhân vật diều hâu luôn ám ảnh về việc chống lại các quốc gia thuộc "phe" Xã hội chủ nghĩa.
Thứ Bảy, ngày 3/4/1954 đã đi vào lịch sử nước Mỹ là "ngày mà chúng ta không tiến tới chiến tranh". Vào ngày này, Ngoại trưởng Dulles gặp gỡ các nhà lãnh đạo quốc hội Mỹ, những người bày tỏ lập trường cứng rắn rằng họ sẽ không ủng hộ việc can thiệp quân sự vào Việt Nam trừ phi người Anh cũng tham gia. Ông Eisenhower gửi một bức thư tới Thủ tướng Anh Winston Churchill cảnh báo về những hậu quả mà phương Tây sẽ gánh chịu nếu Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ. Vào chính thời điểm này, tại một cuộc họp ở Paris, ông Dulles đã đưa ra đề nghị cấp vũ khí hạt nhân chiến thuật cho Pháp.
Theo BBC, trên thực tế ông Dulles không bao giờ có đủ thẩm quyền đưa ra một đề nghị như vậy và cũng chưa có bằng chứng rõ ràng về việc ông này thực sự nói như trên. Có vẻ khi đó người Pháp đang quá hoảng loạn nên đã hiểu nhầm ý ông Dalles hoặc có thể người phiên dịch đã dịch nhầm.
"Ông ta (Ngoại trưởng Dulles) không thực sự đưa ra lời đề nghị. Ông ta chỉ đưa ra ý tưởng và đặt câu hỏi về ý tưởng đó. Ông ấy đã thốt lên 2 chữ chết người "bom hạt nhân". Ngay lập tức Bidault phản ứng như thể ông ấy không coi trọng câu hỏi đó cho lắm", Maurice Schumann, một cựu ngoại trưởng, kể lại.
Theo Giáo sư Fred Logevall của Đại học Cornell, ông Dulles "ít nhất cũng đã đề cập về khả năng sử dụng bom hạt nhân".
Ngoại trưởng Bidault phủ nhận việc Ngoại trưởng Mỹ đề nghị sử dụng bom hạt nhân và cho hay "bởi lẽ ông ấy biết nếu bom hạt nhân có thể tiêu diệt quân đội Việt Minh nhưng cũng sẽ phá hủy tập đoàn cứ điểm".
Theo Infonet
Những danh tướng thất sủng: Cuộc đời bi thảm của Bành Đức Hoài Nguyên soái Trung Quốc Bành Đức Hoài có thể không bao giờ tưởng tượng được rằng ông sẽ phải trả giá vì một bức tâm thư. Bành Đức Hoài ký thỏa thuận đình chiến trên bán đảo Triều Tiên năm 1953 - Ảnh: kcm.kr "Ông ấy là người chính trực và ngay thẳng. Ông dành mạng sống và tay chân cho Cách mạng...