Hai cụ ông “chơi trội”, mình trần ngồi đánh cờ trên tuyết
Hai ông già Trương và Trần, mình trần, chỉ mặc độc chiếc quần đùi ngồi đánh cờ trên tuyết.
Hai ông già họ Trương và Trần vẫn rèn luyện sức khỏe theo cách đặc biệt này
Màn trình diễn uống bia trên tuyết của vua băng Diên Cát đã khiến mọi người ngưỡng mộ. Hai ông già lục tuần ở Tùng Nguyên, Trung Quốc cũng tỏ ra không chịu thua kém, chỉ mặc độc chiếc quần đùi ngồi đánh cờ trên tuyết, chịu lạnh gần 30 phút, cảnh tượng cũng vô cùng bắt mắt.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy cảnh mặc độc chiếc quần đùi đánh cờ trên tuyết chưa? Vào 10h ngày 16/1, trên mặt tuyết bên sông gần cầu Tùng Nguyên đã có một màn trình diễn gây tò mò này.
Hai ông già Trương và Trần mình trần, chỉ mặc độc chiếc quần đùi ngồi đánh cờ trên tuyết. Quanh bàn cờ của hai ông già ngập trắng tuyết.
“Chịu lạnh giỏi thật, hôm nay ra ngoài mặc áo rét rồi mà vẫn còn lạnh” – Ông Lưu đứng cổ vũ bên cạnh nói. Do trời rất lạnh, mà trình độ chơi cờ của hai người lại ngang nhau, cho nên mỗi nước cờ không được nghĩ quá lâu, nếu không một ván cờ sẽ rất dài.
“Chỉ nghĩ vài giây là phải đi rồi, nếu không để lâu quá cũng lạnh”, ông Trương nói. Được khoảng gần 30 phút, cuộc đấu kết thúc, ông Trương thắng.
Video đang HOT
Hai ông già mặc quần áo xong, nghỉ một lát trong ngôi nhà gỗ ở bên sông rồi lại quyết định bơi trên sông một vòng. Hai ông già bơi gần 5 phút mới lên bờ mặc quần áo.
Qua tìm hiểu được biết, ông Trương năm nay 63 tuổi, ông Trần 65 tuổi, cả hai đều rất thích bơi mùa đông. Để có thể tham gia bơi mùa đông được tốt hơn, hai ông thường mình trần ngồi đánh cờ trên tuyết ở đây, để rèn sức chịu rét.
“Rảnh rỗi một cái là lại ra đây đánh cờ, để xem ai chịu lạnh giỏi hơn” – Ông Trần nói.
Theo xahoi
'Kẻ phá bĩnh' các lễ nhậm chức tổng thống Mỹ
Bất chấp sự nồng nhiệt của các đời tổng thống Mỹ, buổi lễ nhậm chức có truyền thống nhiều thế kỷ này thường phải diễn ra với sự góp mặt của 'kẻ gây khó' - gió tuyết mưa sa.
Tổng thống Obama cùng vợ con và các quan chức trong lễ tuyên thệ nhậm chức năm 2009. Ảnh: WP
Năm 1841, Tổng thống thứ 9 của nước Mỹ William Henry Harrison từ chối áo khoác và mũ khi bước lên bục thực hiện bài phát biểu nhậm chức dài nhất trong lịch sử Mỹ. Thời tiết hôm đó khắc nghiệt đến mức khiến ông bị viêm phổi và qua đời chỉ 32 ngày sau đó.
Tổng thống Franklin Pierce tuyên thệ vào một ngày lạnh lẽo và có tuyết khác năm 1853. Tuyết rơi dày từ sáng sớm đến tận 11h30 trưa. Ngay khi ông bắt đầu phát biểu nhậm chức, tuyết lại rơi và dày hơn, khiến kế hoạch diễu hành bị hủy bỏ. Abigail Fillmore, phu nhân của Tổng thống mãn nhiệm lúc đó là Millard Fillmore, bị cảm lạnh khi tham dự buổi lễ và qua đời vào cuối tháng.
Lễ nhậm chức thứ hai của cựu tổng thổng Ronald Reagan vào tháng 1/1985 cũng băng giá không kém khi nhiệt độ hạ xuống mức -15 độ C. Ông Reagan buộc phải chuyển buổi lễ vào tổ chức bên trong lầu mái vòm của Tòa Quốc hội Mỹ, để lại 140.000 khách khứa bên ngoài tòa nhà.
Ngày nhậm chức tồi tệ nhất thuộc về cựu tổng thống William H. Taft năm 1909. Ông Taft đã phải di chuyển buổi lễ vào trong nhà do một cơn bão mang lớp tuyết dày 25 cm đổ bộ xuống thủ đô, quật ngã cây cối, các cột điện thoại, khiến các chuyến tàu bị đình trệ và giao thông trong thành phố rối loạn. 6.000 nam giới và 500 xe goòng đã tham gia dọn 58.000 tấn tuyết khỏi con đường diễu hành. Tuyết chỉ giảm dần sau lễ tuyên thệ.
Lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama cách đây 4 năm may mắn hơn khi thời tiết khô ráo và nhiệt độ ở mức -2 độ C.
Đặt điều kiện thời tiết sang một bên, các tổng thống Mỹ cũng rất say mê với phần nghi lễ và thời gian nhậm chức là trưa 20/1, theo quy định của Hiến pháp Mỹ.
Năm nay, do ngày 20 trúng vào chủ nhật, nên ông Obama sẽ chính thức tuyên thệ nhiệm kỳ 4 năm thứ hai trong một buổi lễ riêng tại Nhà Trắng, với Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts.
Buổi lễ nhậm chức trước công chúng sẽ diễn ra vào ngày hôm sau, 21/1, một ngày tốt lành cho tổng thổng da màu đầu tiên của nước Mỹ Barack Obama, bởi đây cũng là ngày tưởng nhớ nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King.
George Washington, tổng tư lệnh đầu tiên của Mỹ, tuyên thệ năm 1789 ở New York. Sau khi các nghị sĩ chuyển thủ đô về Washington năm 1800, tất cả các tổng thống tiếp theo đều tuyên thệ tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, hay còn gọi là Đồi Capitol.
Hầu hết các buổi lễ đều tổ chức ở mặt tiền phía đông của Đồi Capitol, nhưng ông Reagan đã phá vỡ truyền thống này năm 1981 và chọn mặt tiền phía tây, nơi nhìn ra khu công viên National Mall của thành phố với các tượng đài và bảo tàng.
Công tác xây dựng khán đài cho lễ nhậm chức thậm chí bắt đầu từ trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 6/11. Khán đài là nơi chứa 1.600 quan khách, trong đó có tất cả các nghị sĩ của quốc hội, nội các của ông Obama, các thẩm phán Tòa án Tối cao, quan chức quân đội, các thống đốc bang và các phái đoàn ngoại giao.
Năm 2009, khoảng 1,8 triệu người đã tập trung tại khu vực xung quanh Đồi Capitol và National Mall để tận mắt chứng kiến cuộc nhậm chức đầu tiên mang tính lịch sử của Mỹ và bản thân ông Obama. Dự kiến lượng người tham dự sự kiện này năm nay giảm mạnh, với chỉ khoảng 600.000 đến 800.000.
Lễ nhậm chức năm 2009 kéo dài khoảng một giờ, bao gồm bài phát biểu dài 20 phút của Obama.
Ngôi sao nhạc pop Beyonce, người từng diễn tại lễ nhậm chức cách đây 4 năm, sẽ hát ca khúc The Star Spangled Banner năm nay. Kelly Clarkson và James Taylor cũng sẽ góp giọng.
Sau bài phát biểu của Obama, các chính trị gia và các chức sắc, trong đó có các cựu tổng thống, sẽ tập trung tại Đồi Capitol để dùng tiệc trưa chính thức.
Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle sau đó đi limousine trên đoạn đường dài 2,7 km từ Capitol, qua đại lộ Pennsylvania Avenue đến Nhà Trắng, nơi họ cùng theo dõi lễ diễu hành của các binh sĩ và các nhóm công dân.
Vào buổi tối, cặp đôi sẽ tham dự hai buổi khiêu vũ nhậm chức, một buổi dành cho các binh sĩ quân đội và một buổi khác cho dân chúng.
Theo VNE
Tuyết rơi dày ở Nhật, 900 người bị thương Một trận tuyết lớn đổ bộ miền đông Nhật Bản cuối tuần qua làm một người thiệt mạng và gần 900 người bị thương do đường trơn trượt. Các cô gái trẻ Nhật Bản che ô đi trên vỉa hè đầy tuyết ở Tokyo hôm 14/1. Ảnh: AFP Một cơn áp thấp đã trút 8 cm tuyết xuống miền đông Nhật Bản trong...