Hài cốt trẻ em nghi bị giết cách đây 1.000 năm
Bộ xương gần hoàn chỉnh bị vứt dưới lòng sông tại Dublin có thể thuộc về một bé trai 10 – 12 tuổi bị giết chết.
Xác đứa trẻ được khai quật gần lâu đài Dublin. Ảnh: A rtur Bogacki.
Nhóm khảo cổ đứng đầu là nhà nghiên cứu Alan Hayden tại Đại học Dublin, phát hiện hài cốt trẻ em từ thời Viking (thế kỷ 9 – 10) tại một công trường xây dựng gần lâu đài Dublin ở trung tâm thành phố. Bộ xương gần như nguyên vẹn nằm ở nơi sông Poddle đổ vào thành phố hay còn gọi là “vũng đen”. Các nhà nghiên cứu suy đoán đứa trẻ có thể là nạn nhân của một vụ giết người cách đây hơn 1.000 năm.
Bộ xương nằm dưới lớp bùn ở đáy sông nên được bảo quản khá nguyên vẹn. Nhóm khảo cổ suy đoán đứa trẻ khoảng 10 – 12 tuổi, nhiều khả năng là bé trai. Họ cũng tìm thấy một chiếc khóa sắt gần bộ hài cốt, hé lộ đứa trẻ bị trùm kín bằng vải che. Phần vai của bộ xương bị khom lại.
Dường như đứa trẻ đã bị ném xuống sông Poddle. Đây là điều khác thường nhất bởi người Viking và Ireland bản xứ ở thời kỳ này rất coi trọng chôn cất tử tế. Theo Hayden, người chết không được chôn cất mà bị vứt xuống sông chứng tỏ hành vi bạo lực. Có thể đứa trẻ bị giết hoặc là nạn nhân của chiến tranh. Dublin từng bị tấn công và cướp bóc ít nhất một lần bởi người Ireland vào thế kỷ 9. Người Viking đã thống trị Dublin trong gần 3 thế kỷ và biến nơi đây thành vương quốc hùng mạnh.
Video đang HOT
Các chuyên gia sẽ tiến hành thêm nhiều kiểm tra để xác định thời điểm tử vong, giới tính và chủng tộc của người chết. Họ sẽ tiếp tục khai quật ở khu vực nhằm tìm thêm bằng chứng mới về bộ xương bí ẩn.
Kinh ngạc vóc dáng 'nam thần' của... loài người tuyệt chủng 2 triệu tuổi
Một loài người tuyệt chủng, xuất hiện trên địa cầu sớm hơn chúng ta đến 1,7 triệu năm không hề giống vượn, mà có thể hình như... các cầu thủ bóng bầu dục, vừa lực lưỡng, vừa dẻo dai.
Người Homo erectus, loài tuyệt chủng thuộc chi Người đã xuất hiện trên địa cầu 2 triệu năm về trước. Với niên đại của những hài cốt, họ từng bị coi là những người vượn với vóc dáng nhỏ bé xấu xí, nhưng nghiên cứu mới đứng đầu bởi Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh) cho thấy rằng điều đó không đúng.
Cậu bé Turkana, bộ xương Homo erectus có thể nói là được bảo tồn tốt nhất thế giới - ảnh: M.Bastir
Bài công bố trên Nature Ecology and Evolution cho biết thể hình của các Homo erectus đã phát triển giống kiểu thể hình của các cầu thủ bóng bầu dục, một môn thể thao đòi hỏi cả tốc độ và sức mạnh: họ có đôi chân dài và cánh tay ngắn hơn vượn nhiều giống như Homo sapiens chúng ta, cùng một vòm ngực rộng và sâu như "loài người chiến binh" Neanderthals.
Đôi chân dài, nhanh nhẹn và kỹ năng chạy bộ đường dài tốt giống như người hiện đại của loài người cổ này là một thích nghi về mặt tiến hóa cho phép những người này sinh tồn trong các thảo nguyên khô và nóng, rời ra cuộc sống phụ thuộc vào cây cối và rừng rậm của các vượn người cổ đại. Với niên đại của mình, họ là những cá thể thuộc chi Người đầu tiên tiến hóa đôi chân và khả năng chạy bộ theo cách đó.
Từ trái qua: khung xương thể hiện hình dáng ngực người hiện đại, Homo erectus và người Neanderthanls
Vì thế, ban đầu các nhà khoa học cho rằng họ cần có thân hình cao mà mảnh khảnh hơn so với các loài người cổ đại khác, điều kiện phù hợp để bảo đảm cuộc sống cần di chuyển nhanh trên thảo nguyên. Nhưng thật bất ngờ khi họ có một vòm ngực vạm vỡ. Cũng vì mục đích sinh tồn, thể hình của họ không đồ sộ kiểu vận động viên thể hình, mà có sự săn chắc như các cầu thủ.
Để đi đến kết luận trên, các tác giả đã phân tích di hài hóa thạch của Cậu bé Turkana, một Homo erectus mất lúc 1,5 tuổi, với phần cột sống và xương sườn may mắn được thu thập đầy đủ. Cách bộ xương phát triển đủ để các nhà khoa học tái hiện chân dung cậu bé khi trưởng thành.
Cận cảnh một ông lão Homo erectus lực lưỡng - ảnh: SHUTTERSTOCK/GIORGIO ROSSI
Trước đó, người Neanderthals cũng từng được ngưỡng mộ với vóc dáng của một lực sĩ và cột sống có thể nói là còn thẳng hơn người hiện đại.
Một cuộc khai quật hài cốt loài người tuyệt chủng Homo erectus - ảnh: ĐẠI HỌC QUỐC GIA ÚC
Tuy những đặc điểm của các vị tổ tiên khác loài này có vẻ là mục tiêu nhiều người hiện đại cố gắng đạt đến, nhưng theo theo tiến sĩ Scott Williams từ Đại học New York (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, thể hình có phần gầy gò hơn của chúng ta là một điểm mạnh về mặt tiến hóa: bộ ngực phẳng, cao, xương chậu và xương sườn hẹp đặc trưng của Homo sapiens giúp tối ưu hóa cho những hoạt động cần sức bền, phần nào là nguyên nhân giúp chúng ta sinh tồn trong nhiều điều kiện khác nhau và trở thành loài cuối cùng còn tồn tại trong chi Người.
'Hài cốt thánh tử vì đạo' được bọc trong châu báu Năm 1578 gần đường Via Salaria của Ý, người ta vô tình phát hiện một hầm mộ cổ chứa khoảng 500.000 - 750.000 hài cốt từ thế kỷ I - III. Một vài bộ xương được đúc lại mặt bằng sáp. Giáo hội Công giáo Rôma đương thời tuyên bố, đó là di thể của các vị thánh tử vì đạo. Lập tức,...