‘Hài cốt thánh tử vì đạo’ được bọc trong châu báu
Năm 1578 gần đường Via Salaria của Ý, người ta vô tình phát hiện một hầm mộ cổ chứa khoảng 500.000 – 750.000 hài cốt từ thế kỷ I – III.
Một vài bộ xương được đúc lại mặt bằng sáp.
Giáo hội Công giáo Rôma đương thời tuyên bố, đó là di thể của các vị thánh tử vì đạo. Lập tức, các bộ xương được mang ra ngoài, tắm rửa sạch sẽ, quấn vải bố đặc biệt và đeo vàng ngọc suốt từ đầu đến chân, biến thành “ Hài cốt thánh tử vì đạo”.
Chiến tranh tôn giáo
Vào thế kỷ XVI tại châu Âu, thế giới Công giáo ngập trong thời kỳ đen tối nhất. Giáo hội cho phép mua bán ân xá (indulgence), các tín đồ mắc tội chỉ cần bỏ tiền ra là xóa sạch lỗi vi phạm đạo đức, luật lệ. Chuyện mua bán chức thánh tự nhiên như cơm bữa, vị trí giáo hoàng cũng có thể buôn.
Trước thực trạng này, nhà thần học người Đức Martin Luther (1483 – 1546) khởi động cuộc cải tổ tôn giáo vĩ đại: Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation). Mặc dù mục tiêu của Martin chỉ là xóa bỏ các tệ nạn tôn giáo, ông khai sinh tín ngưỡng Tin lành.
Trên khắp nước Đức, lượng người cải đạo tăng vùn vụt. Bất chấp nỗ lực chấn hưng và các cuộc đàn áp từ Công giáo, Cải cách Kháng nghị ngày một phát triển.
Hài cốt thánh tử vì đạo là một kiểu nghệ thuật trang trí xương.
Sau Martin, các nhà cải cách tôn giáo khác như Jean Calvin (1509 -1564, Pháp), Jacobus Arminius (1560 -1609, Hà Lan)… đưa Tin lành ra toàn khu vực Bắc Âu. Cuối cùng, cuộc cải tổ này dẫn tới cao điểm: Cuộc Chiến tranh Ba Mươi năm (1816 -1648). Nó cuốn hầu hết các cường quốc Châu Âu vào chiến sự.
Thế giới Công giáo chịu thiệt hại nặng nề. Chính trong thời kỳ đen tối nhất, họ bất ngờ hay tin một hầm mộ cổ thuộc các thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên được phát hiện ở Italia.
Vào năm 1578 tại vườn nho nằm cạnh đường Via Salaria, nhóm nông dân địa phương thấy lối đi ngầm trong lòng đất dẫn vào hầm mộ chất đầy hài cốt người.
Ước tính trong hầm mộ chứa khoảng 500.000 – 750.000 bộ hài cốt, bao gồm thi thể của người Cơ đốc, Do Thái và nhiều tôn giáo khác.
Hài cốt người tử vì đạo?
Thế kỷ I-III là thời kỳ khởi nguyên của đạo Thiên Chúa. Tôn giáo này xuất hiện ở khu vực Trung Cận Đông, dần mở rộng ra tứ phía và xung đột với các tín ngưỡng có trước. Trong các cuộc đối đầu tôn giáo, nảy sinh những người tử vì đạo.
Nửa triệu bộ hài cốt trong hầm mộ La Mã cổ xưa trên có lẽ chỉ đơn giản là một nơi chôn cất tập thể. Nhưng niên đại của nó lại đúng là những gì mà Giáo hội Công giáo Roma đương thời cần. Họ lập tức tuyên bố, đó là mộ của các tín đồ tử vì đạo.
Vì trong ngôi mộ còn cả xương cốt của người Do Thái và một số tín ngưỡng khác, Giáo hội La Mã liền đưa ra và thực hiện các bước xác minh hài cốt người tử vì đạo. Thứ nhất, họ chọn những thi thể có chữ M khắc bên cạnh. Nhiều người hoài nghi, chữ M này chỉ là tên viết tắt của người đã khuất, ví dụ như Marus. Công giáo khẳng định, đó là “Martyr: Tử vì đạo”.
Thứ hai, xương cốt người tử vì đạo phát ra hào quang lấp lánh màu vàng. Giáo hội cử đội quân ngoại cảm kiểm tra khắp hầm mộ, tìm các bộ xương mang ánh sáng thần thánh.
Thứ ba, xương cốt người tử vì đạo có mùi thơm. Kỳ thực, một phần cư dân La Mã cổ đại theo phong tục đặt các bình nước hoa trên mộ người đã khuất. Trải qua thời gian, bình chứa bị phân hủy và nước hoa bên trong chảy ra, ngấm vào bộ hài cốt, lưu lại hương thơm có vị ngọt.
Sau khi xác nhận, Giáo hội đưa các bộ hài cốt ra ngoài, phong chức thánh và giao cho các tu viện. Nhiệm vụ đầu tiên của nhà thờ là tắm rửa sạch sẽ cho bộ xương. Các tu nữ dệt một loại vải gạc mịn đặc biệt giúp chắn bụi, quấn và giữ các khớp nối giữa các đốt, đoạn xương khéo léo, chặt chẽ. Đôi khi, họ đúc lại mặt hộp sọ bằng sáp, khiến bộ xương mang biểu cảm tươi cười.
Khâu quan trọng tiếp theo là trang trí “hài cốt vị thánh tử vì đạo” bằng đồ trang sức, đá quý và vàng bạc. Các tu viện nhận châu báu đóng góp từ tín đồ, người tài trợ. Những tu nữ khéo tay được cắt cử gắn và quấn chúng lên một cách đẹp đẽ, nghệ thuật.
Cuối cùng, họ đặt hài cốt thánh vào hộp bảo vệ được làm bằng kính, theo các tư thế nằm ngồi tùy ý và xếp ở vị trí thiêng liêng dễ thấy nhất trong nhà thờ.
Cơn sốt xương thánh
Các bộ xương được quấn kín bằng châu báu.
Trở lại với cuộc Cải cách Kháng nghị, nhiều nhà thờ Công giáo trên khắp Bắc Âu rơi vào tình trạng khốn đốn. Bên cạnh việc mất quá nhiều tín đồ, các cơ sở vật chất của họ còn bị tàn phá nặng nề.
Lúc này, Cơ đốc giáo cần một phép màu giữ chân người sùng bái. Tin tức “hài cốt các vị thánh tử vì đạo” đến như một cứu cánh. Mọi nhà thờ đều bằng mọi cách có cho được ít nhất một bộ xương.
Vì vậy, các bộ xương của hầm mộ cổ thành báu vật được săn lùng ráo riết. Ngay cả nhà thờ Công giáo nhỏ và nghèo nhất cũng dốc hết tài lực, mang về một bộ hài cốt.
Trước con mắt của các tín đồ, bộ xương tắm trong vàng ngọc này mang một thông điệp: Tương lai phú quý của những người tin tưởng Thiên Chúa.
Sau các nhà thờ, tín đồ Công giáo cũng bị cuốn vào cơn sốt hài cốt thánh tử vì đạo. Những người giàu có không tiếc tiền của, mua hẳn một bộ xương thánh về gắn châu báu, dựng trong nhà.
Tín đồ nghèo hơn thì chấp nhận chỉ được một mảnh hoặc mẩu xương. Họ cẩn trọng nâng niu, bảo vệ như báu vật. Suốt từ cuối thế kỷ XVI đến gần hết thế kỷ XVIII, Vantican gửi đi hàng ngàn bộ hài cốt và mảnh xương cho các nhà thờ và họ cũng phong thánh cho 2.000 bộ hài cốt hoàn chỉnh.
Cuối thế kỷ XVIII, Hoàng đế Joseph Đệ Nhị (1741-1790) của Áo xác định, hài cốt thánh tử vì đạo chỉ là “mê tín thô thiển”. Ông quyết tâm tập hợp và phá hủy tất cả các bộ xương này.
Từ Áo, phong trào chấm dứt “dị đoan man rợ” lan sang Anh, Pháp, Đức cũng như các đất nước cuồng xương thánh khác. Với một số cộng đồng tín đồ, đó là nỗi đau đớn khôn tả nhất. Họ khóc lóc đi theo đến nơi bộ xương bị vứt bỏ, tìm mọi cách cứu nếu có thể.
Cuộc săn lùng và hủy hoại hài cốt thánh vắt sang cả thế kỷ XIX. Dù vậy, một số bộ xương đã tồn tại một cách kỳ diệu. Ngày nay, du khách vẫn có thể thấy chúng tại một số nơi, ví dụ như Hài cốt thánh Saint Coronatus ở Heiligkreuztal (Đức), Saint Deodatus ở Rheinau (Thụy Sĩ), Saint Friedrich ở Melk (Áo)…
Bỏ qua khía cạnh tín ngưỡng, đó là những kiệt tác trang trí xương tinh tế, đẹp tuyệt trần.
Cận cảnh hàng trăm "hài cốt" giữa rừng thông Đà Lạt
Thông qua bộ sưu tập xương độc đáo của Bảo tàng Sinh học, du khách sẽ được trải nghiệm một góc nhìn khác lạ về các loài vật, hiểu hơn về sự sống, qua đó tự nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên cho bản thân mình.
Nằm trong một khu rừng thông ở ngoại vi Đà Lạt, Bảo tàng Sinh học là một điểm đến lý thú cho những người thích khám phá thế giới tự nhiên. Bảo tàng này là nơi sở hữu một bộ sưu tập tiêu bản xương động vật lớn bậc nhất Việt Nam.
Bảo tàng có một phòng lớn dùng để trưng bày xương động vật, gồm khoảng 200 bộ xương lớn nhỏ khác nhau, chưa kể số xương được cất giữ, lưu trữ.
Những bộ xương này thuộc về 45 loài động vật có xương sống, đa phần là các loài thú.
Ngoài ra cũng có một số mẫu xương của các loài chim.
Mẫu tiêu bản xương lớn nhất là bộ xương của một con voi, được đặt tại phòng trưng bày trung tâm.
Những khúc xương chân voi tại phòng trưng bày thú móng guốc bộ guốc chẵn nặng cả chục ký mỗi khúc.
Nhiều tiêu bản xương thuộc về những loài đang bị đe dọa, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cu li, gấu chó, báo lửa sơn dương...
Bộ xương cheo cheo - loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới - với hai răng nanh chìa ra khá lạ mắt.
Xương các loài linh trưởng có nhiều điều rất gần gũi với loài người.
Hài cốt một chú khỉ cộc có thể khiến nhiều người giật mình vì trông khá giống một đứa trẻ.
Thông qua bộ sưu tập xương độc đáo của Bảo tàng Sinh học, du khách sẽ được trải nghiệm một góc nhìn khác lạ về các loài vật, hiểu hơn về sự sống, qua đó tự nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên cho bản thân mình.
Một số hình ảnh khác.
Mời quý độc giả xem video: Cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú ở Ninh Bình. Nguồn: VTV.
Hang động với những hình vẽ bí ẩn ở Pháp Một hang động ở Pháp tiết lộ bí mật về các nghi lễ và truyền thống chôn cất từ rất sớm của con người. Đó chính là hang Grotte de Cussac nằm ở Dordogne, phía tây nam nước Pháp, nằm giữa thung lũng và dãy núi Pyrenees. Toàn bộ khu vực này được biết đến với sự phong phú của các bức tranh...