Hài cốt người 4.000 tuổi hé lộ điều làm thay đổi lịch sử thế giới
Phân tích răng của những bộ hài cốt người thuộc thời đại đồ đồng và thời đại đồ sắt sớm, các nhà khoa học tìm được bằng chứng khó tin về sự giao thương Đông – Tây trước khi xuất hiện “con đường tơ lụa” hàng ngàn năm.
Trích xuất vôi răng từ những bộ hài cốt được khai quật từ địa điểm khảo cổ Megiddo ở Israel, nhóm khoa học gia quốc tế dẫn đầu bởi giáo sư Philipp Stockhammer từ Đại học Munich (Đức) đã phát hiện ra dấu vết của những loại thực phẩm, gia vị và dầu không có ở địa phương mà có nguồn gốc tận châu Á xa xôi.
Địa điểm khảo cổ Megiddo ở Israel. Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL.
Video đang HOT
Đối với người hiện đại, điều đó có vẻ bình thường nhưng đối với niên đại của các hài cốt đó, đây là điều không thể tin nổi. Họ sống vào thời đại đồ đồng (năm 3000-1200 trước Công Nguyên) và Thời kỳ đồ sắt sớm (từ năm 1200 trước Công Nguyên). Trong khi đó, giới khảo cổ trước đây tin rằng sự kết nối thương mại giữa khu vực Đông Á, Nam Á và Địa Trung Hải, cũng như nhiều miền đất khác về phía Tây, chỉ được kiến tạo vào cuối thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, nhờ “con đường tơ lụa”.
Tiến sĩ Ianir Milevski từ Cơ quan Quản lý cổ vật Israel tại hiện trường khai quật. Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL.
Theo Acient Origins, vôi răng của những người cổ đại này cho thấy từ khoảng 3.700-4.000 năm về trước, cư dân Địa Trung Hải đã thưởng thức các món ăn từ Đông Á và Nam Á như mè, nghệ, chuối, đậu nành, cùng nhiều loại thực phẩm và gia vị phương Đông đặc trưng khác.
Điều này cho thấy sự giao thương giữa các vùng đất xa xôi này đã có từ rất lâu trên thế giới, sớm hơn gần 2 thiên niên kỷ so với hiểu biết trước đây. Viết trên tạp chí khoa học PNAS, đồng tác giả – tiến sĩ Christina Warinner từ Đại học Harvard (Mỹ), bình luận rằng phát hiện này đã chứng tỏ tiềm năng to lớn của phương pháp nghiên cứu vôi răng trong khảo cổ học. Đó là một nguồn thông tin quý giá về cuộc sống của người cổ đại, thường là phần được bảo quản tốt trong các bộ hài cốt.
Bí ẩn hài cốt trẻ em chôn trong chiếc bình 3.800 tuổi
Các nhà khảo cổ ở Israel mới khai quật được một chiếc bình 3.800 năm tuổi. Bên trong chiếc bình có chứa một bộ hài cốt trẻ em. Điều này khiến giới chuyên gia tò mò vì sao đứa trẻ được chôn cất như vậy.
Trong cuộc khai quật tại thành phố Jaffa ở Israel, các nhà khảo cổ khai quật được một chiếc bình 3.800 năm tuổi có chứa một bộ hài cốt trẻ em. Jaffa là thành phố đông dân thứ hai ở Israel và bắt đầu có người sinh sống từ khoảng 4.000 năm trước.
Nhà khảo cổ Yoav Arbel thuộc Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) là một trong những nhà khoa học tìm thấy chiếc bình chứa hài cốt trẻ em trên. Theo ông Arbel, việc tìm thấy hài cốt một đứa trẻ được chôn cất như vậy không phải là điều phổ biến. Đến nay, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao người xưa chôn cất những đứa trẻ theo cách đó.
Hài cốt một đứa trẻ được mai táng trong chiếc bình.
Đây chỉ là giả thuyết được giới khoa học đưa ra. Theo đó, các chuyên gia cần thêm thời gian để nghiên cứu, giải mã lý do vì sao người xưa mai táng trẻ em trong chiếc bình.
Trước khi phát hiện chiếc bình chứa hài cốt trẻ em, các nhà khảo cổ có những phát hiện đáng chú ý ở thành phố Jaffa. Là nơi có người sinh sống gần như liên tục trong 4 thiên niên kỷ, giới khảo cổ tìm thấy một số hố mai táng chứa nhiều cổ vật như các mảnh của bình gốm có niên đại hơn 2.000 tuổi và hàng chục đồng tiền xu có từ thời Hy Lạp. Việc tìm thấy những hiện vật cổ xưa này giúp các chuyên gia tìm hiểu cuộc sống của con người ở Jaffa hàng ngàn năm trước.
Sốc: Một loài người tuyệt chủng từng mang đặc tính của gấu Những bộ hài cốt thuộc về một loài người khác trong hang động ở Tây Ban Nha cho thấy họ đã tồn tại qua mùa đông khắc nghiệt bằng cách... ngủ đông. Theo bài công bố trên L'Anthropologie, đó là một loài người chưa rõ lai lịch với những bộ hài cốt có niên đại 430.000 năm, được khai quật từ hang động...