Hài cốt liệt sĩ “hóa” răng lợn: Pháp y nói gì?
“Tôi đã mang chiếc răng (trong hài cốt liệt sỹ Phùng Chí Kiên do bà Phan Thị Bích Hằng tìm thấy – PV) về Viện Pháp y Quân đội tiếp tục nghiên cứu. Chúng tôi tìm các mẫu răng của dê, khỉ, chó, lợn… để so sánh, giám định. Kết quả cho thấy, đó là chiếc răng lợn”. Đó là ý kiến của ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội – người trực tiếp làm giám định pháp y hài cốt liệt sỹ Phùng Chí Kiên.
Vừa qua, dư luận dành sự quan tâm đặc biệt đến phóng sự của VTV trong chương trình “Trở về từ ký ức” phát sóng hôm 12/10. Phóng sự cho biết, hầu hết hài cốt liệt sĩ do các “nhà ngoại cảm” tuyên bố tìm được đều là xương động vật, đất đá… Theo kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội, tỷ lệ chính xác được kết luận “gần như bằng 0″. Chương trình cũng nhắc đến một sự kiện, bản kết quả giám định mẫu xương được cho là của đồng chí Phùng Chí Kiên (Ủy viên Trung ương Đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm Tướng – PV) do nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm thấy lại là mảnh sành và răng lợn. Sau đó, một số ý kiến ủng hộ bà Hằng đã nghi ngờ về cuộc xét nghiệm của Viện Pháp y Quân đội, trong đó hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: Tại sao khi giám định ADN hài cốt Viện Pháp y không lấy mẫu giám định từ con cháu liệt sỹ Phùng Chí Kiên để so sánh? Viện Pháp y Quân đội giám định không đầy đủ mẫu vật thu được… PV Khampha.vn có cuộc trao đổi những vấn đề trên với người trực tiếp làm giám định pháp y hài cốt liệt sỹ Phùng Chí Kiên năm 2008 – ông Nguyễn Trọng Toàn (khi đó là Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội).
Thưa ông, vì sao các ông kiểm định thủ cấp liệt sỹ Phùng Chí Kiên do nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm được ở Bắc Kạn năm 2008?
Ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội khẳng định 3 mẫu vật hình tròn, màu đen không có dấu vết con người
Năm 2008, Cục Chính sách (Bộ Quốc phòng) yêu cầu chúng tôi xét nghiệm mẫu vật hài cốt đang được lưu giữ tại Vệnh viện Trung ương Quân đội 108 xem có phải của liệt sỹ Phùng Chí Kiên hay không.
Trước đó có một số người (không tiện nêu tên) đến gặp tôi “vận động” rằng mẫu vật đó đúng là hài cốt ông Phùng Chí Kiên, ông cứ công nhận đi. Có người đến cho tôi xem video khai quật hài cốt Phùng Chí Kiên. Họ nói là đúng rồi, ông công nhận đi cho xong.
Nhưng tôi không nghe, bởi phương pháp giám định là phải nhìn thấy, sờ thấy chứ không thể nghe mà kết luận được.
Họ lại thuyết phục tôi đừng giám định nữa, với lý do không làm được. Tôi nói nếu muốn vậy phải vận động Cục Chính sách – nơi yêu cầu giám định. Nếu người ta rút lại yêu cầu thì tôi đồng ý…
Nhưng họ không vận động được Cục Chính sách và các ông vẫn xét nghiệm?
Sau đó, cuộc giám định vẫn diễn ra. Nơi yêu cầu tôi xét nghiệm là Cục Chính sách, còn mẫu vật do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn mang đến gửi ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Khi tôi sang Bệnh viện 108 lấy mẫu vật, thấy có đại diện của Cục Chính sách; đại diện của Ban Tổ chức Trung ương (Vụ Người có công); đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Cục Bảo vệ An ninh (Bộ Quốc phòng)… Tôi khá bất ngờ, bởi một giám định bình thường nhưng lại có rất đông người như vậy.
Video đang HOT
Sau đó làm biên bản mở niêm phong mới sinh ra chuyện không có đại diện gia đình. Nhưng vấn đề, người yêu cầu chúng tôi xét nghiệm là Cục Chính sách và mẫu vật do Bộ Chỉ huy tỉnh Bắc Kạn cung cấp. Chỉ khi vắng một trong hai đơn vị này tôi mới không làm xét nghiệm.
Sau này tìm hiểu tôi được biết, Cục Chính sách có mời gia đình nhưng không biết vì lý do gì lại vắng mặt.
Nắm đất được cho là “thủ cấp” chỉ lớn bằng nắm tay người
Những người ủng hộ bà Phan Thị Bích Hằng thắc mắc tại sao khi giám định ADN hài cốt, Viện Pháp y không lấy mẫu giám định từ con cháu liệt sỹ Phùng Chí Kiên để so sánh?
Mẫu vật xét nghiệm được để trong hộp bọc vải đỏ gồm có đất, đá, mảnh sành, răng. Khi mở mẫu vật, chúng tôi chụp ảnh cẩn thận, làm biên bản có các bên đại diện có mặt ký vào, hiện Bộ Quốc phòng đang giữ.
Theo con mắt nhìn của tôi biết ngay không phải hài cốt. Nhìn vào cái răng tôi cũng biết ngay không phải răng người. Nếu là ca giám định bình thường, tôi nói rằng không phải xương người, rồi thôi. Nhưng trường hợp này, chúng tôi phải chứng minh xương động vật là con nào, con gì để có sức thuyết phục.
Tôi đã mang chiếc răng đó về Viện Pháp y Quân đội tiếp tục nghiên cứu. Tìm các mẫu răng của dê, khỉ, chó, lợn để so sánh, kết quả cho thấy, chiếc răng đó là răng của con lợn. Do đó không làm xét nghiệm ADN. Xét nghiệm ADN chỉ dành cho người, không thể xét nghiệm ADN với xương lợn.
Những ý kiến ủng hộ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho rằng, Viện Pháp y Quân đội giám định không đầy đủ mẫu vật thu được, ông nói sao về điều này?
Mẫu mà chúng tôi xét nghiệm chính là mẫu mà Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Cạn cung cấp. Đó chính là tất cả những gì đào được trong cuộc khai quật hài cốt thủ cấp liệt sỹ Phùng Chí Kiên ở Bắc Kạn.
Mẫu vật xét nghiệm được để trong hộp bọc vải đỏ gồm có đất, đá, mảnh sành, răng. Trong khi đó, mẫu vật xét nghiệm chỉ có thể là chất sống, tiêu biểu là xương và răng. Trường hợp này chỉ duy nhất có một chiếc răng là chất sống. Có thể nói, những phần có thể xét nghiệm được đã được xét nghiệm hết.
Trao đổi với chúng tôi, một vị lãnh đạo của hội Khảo Cổ học Việt Nam cho rằng, chiếc răng đó có thể lẫn trong đất, khi người ta bốc “hài cốt” lên rồi mang theo về luôn. Khả năng này có thể xảy ra không, thưa ông?
Khi được yêu cầu giám định mẫu vật, chúng tôi làm giám định mẫu vật đúng như được cung cấp. Hơn nữa, mẫu vật chỉ có chiếc răng đó có thể xét nghiệm ADN được.
Chiếc răng – thứ duy nhất có thể kiểm định ADN
Lúc làm xét nghiệm ông có thắc mắc vì sao con người có 32 cái răng nhưng mẫu vật thủ cấp liệt sỹ Phùng Chí Kiên chỉ có một chiếc? Không lẽ nguyên một hàm răng nhưng chỉ còn lại một chiếc?
Tôi không quan tâm đến việc đó, mà quan tâm đến mẫu người ta mang đến. Chúng tôi đã giám định đầy đủ tất cả các mẫu vật do bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Cạn mang đến.
Theo cách tư duy thông thường, khi đào một chiếc đầu người lên, con người có 32 cái răng không thể tìm thấy một chiếc được. Còn những xương khác phải có dấu vết.
Trong sách y học cũng nói, khi người dân bình thường mang một chiếc răng hoặc một cái xương đơn độc đến giám định thì 90% xương động vật. Nếu của người, phải là số nhiều, thậm chí còn nguyên.
Một chi tiết đáng chú ý trong đoạn ghi hình cuộc khai quật hài cốt liệt sỹ Phùng Chí Kiên có 3 vật tròn màu đen được cho là “mắt”. Chi tiết này có phải dấu vết của con người?
Có lẽ câu hỏi này nên mang tới các nhà côn trùng học nhờ trả lời. Bởi lúc bị vỡ một “con mắt” thấy có chất lòng màu trắng đục chảy ra. Tôi khẳng định, mẫu vật đó không có dấu vết con người.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Khampha
Bích Hằng tiết lộ cuộc 'nói chuyện' với liệt sĩ Phùng Chí Kiên
Trong ít phút gặp gỡ với người nhà liệt sĩ Phùng Chí Kiên, tại tòa soạn báo Năng lượng mới, bàPhan Thị Bích Hằng đã tiết lộ những thông tin được báo bằng ngoại cảm trong quá trình tìm phần thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Bà Hằng cho biết, thể theo nguyện vọng của các đồng đội của liệt sĩ Phùng Chí Kiên, bà tham gia tìm thủ cấp liệt sĩ với cái tâm trong sáng và đã phát huy tối đa khả năng ngoại cảm.
"Tôi biết đây là điều rất khó, tìm thấy thi thể toàn vẹn càng khó. Thủ cấp bị mất từ năm 1941, không có thông tin, không biết nơi an táng nhưng chính giọt nước mắt của những người trong đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đồng đội của liệt sĩ Phùng Chí Kiên và nhận thấy sứ mạng của mình đối với những người có công, hy sinh vì đất nước, tôi đã nhận lời giúp. Tôi đã đem cả cái tâm trong sáng của mình và phát huy khả năng của mình tối đa nhất để giúp cho những đồng đội của bác cũng như gia đình lấy được những thông tin về nơi an tang thủ cấp liệt sĩ", bà Hằng nói.
Bà Hằng "tiết lộ" người trộm thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Cũng theo bà Hằng, trong quá trình ngoại cảm, liệt sĩ Phùng Chí Kiên đã cho bà biết thông tin người lấy thủ cấp của ông đi chôn cũng như vị trí được chôn cất.
"Bác đã báo cho tôi biết, một người tốt bụng đã lấy thủ cấp của bác đi chôn cất. Người đó là thợ cắt tóc tên Vẹo, ở đầu cầu Ngân Sơn, Bắc Cạn. Sau 4 ngày bêu đầu, trong đêm người thợ cắt tóc đã lấy được đầu bác, cho vào hộp các đồ nghề của ông rồi trốn đem mai táng ở ruộng bên cầu Ngân Sơn. Khi đoàn tìm kiếm xuống hiện trường đã tìm được vùng đất nhưng rất tiếc là cụ Vẹo đã không còn sống. Cụ Vẹo có một người con tên là Vò và người dâu tên là Lại. Người con dâu xác nhận, khi còn sống cụ nói là đã chôn thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Chị ấy nói là rất tiếc, nếu đoàn lên sớm, cụ còn sống sẽ chỉ có đoàn biết nơi chôn đầu của liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Ngày 7/5/2008 tôi cùng đoàn lên để xác nhận lần cuối cùng vị trí chôn cất liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Khi lên đến Ngân Sơn và vị trí bác Kiên cho biết thì vị hiện đang nằm phía sau phòng công an huyện Ngân Sơn. Tôi đã cùng với gia đình xác định xong toàn bộ vị trí và bàn giao cho gia đình sau đó tôi có việc đôt xuất nên về trước. Phần mộ và cất bốc hài cốt liệt sĩ sau đó do gia đình và cơ quan chức năng đảm nhiệm" ", bà Hằng kể về quá trình nhận thông tin, xác minh và bàn giao vị trí chôn thủ cấp từ liệt sĩ Phùng Chí Kiên bằng ngoại cảm.
Nhắc đến những thông tin phản bác kết quả tìm kiếm thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên trên các kênh truyền thông mấy ngày nay, bà Hằng khóc và nói "tôi rất buồn".
"Khi nhận được thông tin nói rằng phần hài cốt tôi tìm được không phải thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên tôi rất là buồn. Nhưng lúc đó tôi có số điện thoại để liên lạc với gia đình, gia đình cũng không có bất kỳ sự phản hồi nào đối với tôi. Nếu tôi biết được gia đình phản hồi như thế nào thì tôi sẽ gặp gia đình bởi vì tôi vẫn nghĩ trong lúc làm việc bằng ngoại cảm, tôi đã cố gắng hết sức rồi và tâm linh đăc biệt cho phép tôi, chỉ dẫn tôi đến đâu thì tôi làm được đến đó. Nếu không được như mong muốn của gia đình thì cũng nằm ngoài mong muốn của tôi nhưng tôi không nhận được thông tin gì . Cho đến nay khi sự việc chưa ngã ngũ, tôi rất là buồn...", bà Hằng khóc nghẹn và ngồi thụp xuống ghế.
Trong Đại lễ cầu siêu các liệt sĩ, đặc biệt là liệt sĩ nhà Tây Sơn diễn ra tại Bình Định cuối tháng 7 vừa qua, Phan Thị Bích Hằng nói rằng nhận được tín hiệu từ hai cụ thân sinh vua Quang Trung và cả Đức vua Quang Trung. Khi chuyển lời vua Quang Trung, bà Hằng có nhắc tới nhân vật lịch sử vua Lê Chiêu thống và những thông tin hoàn toàn sai kiến thức lịch sử. "Vua Quang Trung nói: Nhạc phụ của ta cứ muốn ta mời cả anh vợ ta vào nữa. Ta không đồng ý ghi là Lê Chiêu Thống mà chỉ được ghi là Lê Duy Kỳ với tư cách là anh vợ thôi chứ không phải là là ông Hoàng đâu đấy", lời bà Phan Thị Bích Hằng được cho là chuyển lời từ vua Quang Trung. Như vậy, theo thông tin của bà Hằng "ngoại cảm", vua Lê chiêu Thống là anh vợ của vua Quang Trung. Trong khi đó, theo sách sử ghi lại, vua Lê Chiêu Thống là cháu của Ngọc Hân công chúa, tức là cháu vợ của vua Quang Trung. Điều này khiến nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khoa học phản bác những thông tin được cho là nhận từ "ngoại cảm", nhất là những lời nói được cho là của các nhân vật lịch sử chuyển lời.
Theo Người đưa tin
Nhà ngoại cảm Bích Hằng vẫn chưa hết sốc "Những ngày gần đây áp lực khiến mẹ tôi bị đột quỵ, con tôi không muốn đến trường vì báo chí nói là mẹ lừa đảo..." - Đó là chia sẻ của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tại Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của...