Hài cốt liệt sĩ chôn cùng tấm kim loại khắc thông tin
Trong 7 hài cốt liệt sĩ vừa được phát hiện, nhà chức trách tìm thấy một tấm kim loại được đục nhiều lỗ, ghi tên, năm sinh, quê quán.
Ngày 8/9, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ (thuộc Sư đoàn 968) cho biết vừa cất bốc 7 hài cốt liệt sĩ tại thôn Mai Trung ( xã Cam Chính, huyện Cam Lộ).
Tấm kim loại khắc tên, năm sinh, quê quán liệt sĩ. Ảnh: Anh Vũ
Việc tìm kiếm bắt đầu từ ngày 23/8, trong vườn tiêu của một nhà dân. Các hài cốt được chôn cất ở độ sâu 0,8-1,2 m, hầu hết còn nguyên trong tăng võng bộ đội, bên ngoài có dây buộc. Nhiều hài cốt còn xương hộp sọ, răng, cúc áo bộ đội, dép cao su.
Video đang HOT
Trong đó, một hài cốt liệt sĩ được chôn kèm tấm kim loại đục lỗ với thông tin: “Họ tên Lê Duy Nghim, sinh 1949, quê quán ở Quảng Xương; hy sinh 12/10/72″. Nhà chức trách cho hay, tài liệu lưu trữ cho thấy có một liệt sĩ quê tỉnh Thanh Hoá có thông tin trùng khớp, nhưng khác tên là Lê Duy Nghiêm.
Các liệt sĩ được bọc trong tăng võng bộ đội. Ảnh: Anh Vũ
Khu vực phát hiện hài cốt là một trạm phẫu thuật thời chiến tranh. Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Sư đoàn 968 đang mở rộng tìm kiếm.
Thủ tướng truy tặng bằng khen 18 cá nhân ở TP.HCM có nhiều thành tích trong phòng, chống dịch
Ngày 4-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định truy tặng bằng khen cho 18 cá nhân có nhiều thành tích và đóng góp cho công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM.
BS Trịnh Hữu Nhẫn (bìa phải) là một trong hai nhân viên y tế được Sở Y tế TP.HCM đề nghị xét công nhận liệt sĩ - Ảnh: Gia đình cung cấp
Các cá nhân này có người là dân thường, có người từng tham gia công tác Hội, Đoàn tại địa phương, từng là chiến sĩ dân quân, các tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, bảo vệ khu phố, cộng tác viên đội trật tự đô thị...
Những cô, chú, anh, chị này có điểm chung là từng tham gia công tác phòng, chống dịch, bị lây nhiễm COVID-19 trong quá trình công tác và đã mất vì diễn biến nặng.
* Cũng trong ngày 4-9, Thủ tướng có tờ trình đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Lao động hạng ba cho bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn và điều dưỡng Trần Thị Phương Hằng.
Bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn, nguyên là trưởng Trạm y tế xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè. Ông đã có 40 năm công tác trong ngành y tế, trong đó có đến 38 năm gắn bó với Trạm y tế xã Phước Lộc.
Bác sĩ Nhẫn mắc COVID-19 từ ngày 11-7 trong quá trình truy vết và lấy mẫu các ca bệnh trên địa bàn và mất ngày 4-8.
Điều dưỡng Trần Thị Phương Hằng (42 tuổi), công tác tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Nữ điều dưỡng đã làm việc tại khoa hồi sức tích cực chống độc và tham gia điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 khi khoa này chuyển thành khoa hồi sức COVID-19, và được xác định mắc COVID-19 ngày 31-7, qua đời ngày 13-8.
Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị công nhận liệt sĩ cho bác sĩ Nhẫn và điều dưỡng Phương Hằng.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị công nhận 2 nhân viên y tế chống dịch Covid-19 tử vong là liệt sĩ Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ quan chức năng công nhận liệt sĩ cho 2 nhân viên y tế chống dịch Covid-19 tử vong đầu tiên tại TP.HCM, cũng như nhân viên y tế chống dịch khác. Nhân viên y tế chống dịch Covid-19 luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm, thậm chí tử vong.. ẢNH: DUY TÍNH Tối 24.8,...