Hài cốt của nạn nhân sóng thần sẽ xuất hiện ở Mỹ
Các chuyên gia cho biết bãi biển Bắc Mỹ có thể sẽ xuất hiện những bộ xương của các nạn nhân sóng thần tại Nhật Bản đã bị cuốn ra Thái Bình Dương.
Họ cũng cho rằng đối với một số người đang sống tại Nhật Bản thì đây là hi vọng duy nhất để tìm lại được những gì còn lại cuối cùng của người thân.
Hơn 1 năm sau thảm họa, những hậu quả để lại vẫn còn xuất hiện khi các mảnh vụn từ Nhật Bản đã cập bờ biển Bắc Mỹ sau cuộc hành trình hơn 5.600km trên đại dương.
Curt Ebbesmeyer, người sáng lập ra mô hình Mô phỏng chuyển động của bề mặt đại dương trên máy tính cho biết: “Chúng tôi cho rằng sẽ có khoảng 100 thi thể, chỉ còn là những bộ xương bên trong lớp quần áo bình thường”.
Video đang HOT
Một góc những hậu của sóng thần Nhật Bản tháng 3/2011
Ông cũng cho biết nếu những phần còn lại của những người xấu số có thể dùng để giám định ADN thì những người thân của họ sẽ tìm được các nạn nhân đã mất tích trong sóng thần. Đối với gia đình và bạn bè của các nạn nhân, đây có thể là điều cuối cùng giúp họ vơi đi nỗi buồn.
Ebbesmeyer đã đưa ra lời cảnh báo rằng: “Chúng tôi đang đối mặt với những thứ cực kì nhạy cảm, nó liên quan đến vấn đề tình cảm nên cần hết sức cẩn trọng”.
Hiện nay, Ebbesmeyer đã phát động một phong trào tìm kiếm và làm sạch bờ biển trong vòng 12 ngày. Những thứ được tìm thấy ở bãi biển không chỉ nhỏ bé và vô dụng như các mảnh vỡ của đồ đạc.
Tháng trước, chiếc me moto phân khối lớn Harlet Davidson đã trôi đến bãi biển Bắc Mỹ. Nhờ vào giấy tờ còn trong cốp xe mà chủ xe ở Nhật Bản đã tìm thấy chiếc xe của mình sau hơn 1 năm trôi dạt.
Theo VTC
Phóng xạ ở Nhật Bản không còn gây nguy hiểm
Một năm sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, lượng phóng xạ ở Nhật Bản đã giảm xuống dưới mức gây ung thư, hầu hết nước Nhật không còn nằm trong diện nguy hiểm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố ngày 23/5 vừa qua.
Chỉ còn 2 khu vực gần nhà máy có liều lượng bức xạ cao hơn, trong khi những nơi khác đã trở lại bình thường.
Trận động đất và sóng thần Nhật Bản hồi tháng 3/2011 từng gây ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daiichi, dẫn tới sự cố rò rỉ bức xạ và buộc hàng ngàn người phải di cư.
Các chuyên gia đang đo mức độ nhiễm xạ của các em bé Nhật Bản (Ảnh: Kordian)
Sau đấy không lâu, Ủy ban Khoa học của Liên Hợp Quốc về đánh giá ảnh hưởng phóng xạ nguyên tử (UNSCEAR) cho biết nhiều công nhân trong nhà máy Fukushima Daiichi bị xạ chiếu qua da. 6 công nhân đã tử vong, tuy nhiên không có trường hợp nào liên quan đến bức xạ.
Thị trấn Namie và ngôi làng Itate nằm gần nhà máy ở miền đông Nhật Bản là nơi phải tiếp xúc với lượng phóng xạ cao nhất, từ 10-50 millisieverts (mSv), các địa điểm còn lại quanh Fukushima là 1-10 mSv, theo báo cáo của WHO.
Trong khi đó, phần lớn nước Nhật chỉ dừng lại ở mức 0,1-1 mSv, các nước láng giềng thậm chí còn thấp hơn 0,01 mSv.
Mức độ này được đánh giá là "rất nhỏ" bởi vì thông thường, trung bình 1 năm mỗi người phải tiếp xúc với khoảng 2 mSv bức xạ từ môi trường tự nhiên (tất nhiên là có sự chênh lệch giữa các cá nhân với các ngành nghề khác nhau).
Theo TTXVN
Phóng xạ ở công nhân Fukushima tác động không rõ Ngày 23/5, Ủy ban khoa học của Liên hợp quốc về phóng xạ nguyên tử (UNSCEAR) đã khẳng định cho đến nay, UNSCEAR không phát hiện bất cứ tác động rõ ràng nào của phóng xạ trên những công nhân bị phơi nhiễm trong sự cố hạt nhân ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản. Công nhân nhà máy điện...