Hai công ty xử lý rác ở TP HCM bị cho gây ô nhiễm
Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu TP HCM chấn chỉnh tình trạng gây ô nhiễm môi trường kéo dài của hai doanh nghiệp xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa và Vietstar.
Yêu cầu này được Thứ trưởng Tài nguyên – Môi trường Võ Tuấn Nhân nêu trong văn bản vừa gửi UBND TP HCM, khi đề cập việc gây ô nhiễm của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty cổ phần Vietstar ở huyện Củ Chi. Hai công ty được yêu cầu phải tiếp nhận, xử lý rác đúng công suất thiết kế, có biện pháp giải quyết hết lượng rác tồn đọng.
Nhân viên phân loại rác ở quận Bình Thạnh hồi tháng 7/2019. Ảnh: Thành Nguyễn .
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được nhiều phản ánh của người dân về việc hai doanh nghiệp này trong quá trình xử lý rác gây ô nhiễm môi trường. Qua thanh tra, Tổng cục Môi trường chỉ rõ 2 công ty vi phạm từ năm 2018 tới nay nhưng chưa được khắc phục.
Cụ thể, Công ty Vietstar công suất thiết kế xử lý 1.400 tấn rác mỗi ngày. Tuy nhiên, công ty tiếp nhận vượt công suất 400 tấn, từng bị xử phạt. Ngày 16/12/2020, Tổng cục Môi trường kiểm tra, phát hiện công ty thu nhận khoảng 2.000 tấn rác mỗi ngày.
Video đang HOT
Ở khu vực ngoài trời, công ty lưu giữ khoảng 160.000 tấn chất thải trơ tại 2 bãi rộng khoảng 32.000 m2. Nhiều khu vực ở bãi không được phủ kín, để lộ chất thải ra ngoài trời. Nước rỉ rác từ 2 bãi được thu gom qua rãnh nhưng nhiều vị trí không phủ kín nên nước thấm vào đất.
Tương tự, trong năm 2018 Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa có công suất xử lý 1.000 tấn rác mỗi ngày nhưng tiếp nhận 1.200 tấn, vượt công suất 200 tấn. Được Tổng cục Môi trường cảnh báo nhưng đến ngày 16/12/2020, công ty vẫn nhận 1.300 tấn mỗi ngày.
Ngoài trời, công ty lưu giữ 240.000 tấn chất thải trên diện tích hơn 63.000 m2. Nhiều khu vực không được che phủ kỹ, để lộ chất thải ra ngoài. Nước rỉ rác không được thu gom, thấm vào đất, chảy vào hồ trong khuôn viên công ty.
Hiện, mỗi ngày TP HCM thải ra khoảng 9.300 tấn rác sinh hoạt (chưa kể rác công nghiệp), mỗi năm tăng 10%. Đầu năm ngoái, UBND TP HCM thông qua điều chỉnh phân loại rác tại nguồn từ ba nhóm (hữu cơ, vô cơ, tái chế) thành hai nhóm (tái chế, rác thải còn lại). Việc thay đổi nhằm phù hợp với công nghệ đốt rác phát điện mà thành phố đang thực hiện, giảm tỷ lệ chôn lấp.
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn bộ chất thải công nghiệp, y tế ở thành phố được thu gom và xử lý; 90% chất thải xây dựng được xử lý, trong đó 60% được tái chế. Đến năm 2023, 60% hộ gia đình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, tỷ lệ này tăng dần vào các năm sau.
Vi phạm kéo dài tại 2 công ty xử lý rác ở TP.HCM
Vi phạm về xử lý chất thải rắn từ năm 2018 nhưng đến nay, Công ty Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa vẫn chưa khắc phục triệt để theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân vừa có công văn gửi UBND TP.HCM về việc xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Cổ phần Vietstar tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã nhận được đơn phản ánh của người dân TP.HCM về hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của 2 công ty trên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường rà soát quá trình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường từ năm 2018 đến nay, đồng thời kiểm tra trên hiện trường với 2 công ty này.
Một số bãi rác ở TP.HCM chưa đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Ảnh: Tiến Tuấn.
Với Công ty Cổ phần Vietstar, Bộ TN&MT cho biết năm 2018, bộ đã kết luận Vietstar có công suất thiết kế là 1.400 tấn rác/ngày. Tuy nhiên, thực tế, công ty tiếp nhận 1.800 tấn/ngày (vượt công suất 28,5%). Do đó, Bộ TN&MT đã xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu Vietstar thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Ngày 29/7/2020, Tổng cục Môi trường kiểm tra việc thực hiện kết luận thì nhận thấy công ty chưa thực hiện triệt để các yêu cầu. 5 tháng sau, ngày 16/12/2020, Tổng cục Môi trường kiểm tra hiện trường khu vực xử lý chất thải của công ty theo nội dung đơn phản ánh. Kết quả cho thấy hiện nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt công ty đang tiếp nhận là khoảng 2.000 tấn/ngày trong khi công suất thiết kế của nhà máy là 1.400 tấn/ngày.
Ở khu vực ngoài trời, công ty đang lưu giữ khoảng 160.000 tấn chất thải trơ tại 2 bãi lưu chứa có diện tích khoảng 32.000 m2, được che bằng bạt HDPE. Tuy nhiên, có nhiều khu vực không được phủ kín, để lộ chất thải ra ngoài trời. Nước rỉ rác từ 2 bãi được thu gom qua rãnh nhưng có nhiều vị trí không được phủ kín nên nước rỉ rác thấm trực tiếp vào môi trường đất.
Rác thải là một trong những vấn đề đối với TP.HCM. Ảnh: Hải Long.
Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, năm 2018, Tổng cục Môi trường đã thanh tra, qua đó xác định công ty đã vượt công suất thiết kế 20%. Cụ thể, công ty tiếp nhận 1.200 tấn/ngày trong khi công suất thiết kế là 1.000 tấn/ngày. Tổng cục Môi trường đã yêu cầu công ty thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, tương tự Vietstar, khi Tổng cục Môi trường kiểm tra việc thực hiện kết luận vào 30/7/2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa vẫn chưa thực hiện triệt để.
Đến ngày 16/12/2020, Tổng cục Môi trường quay lại kiểm tra khu vực xử lý chất thải thì nhận thấy công ty đã tăng lượng tiếp nhận lên 1.300 tấn/ngày. Ngoài trời, công ty lưu giữ khoảng 240.000 tấn chất thải trơ trên diện tích khoảng 63.750 m2 và che phủ bằng bạt HDPE. Tuy nhiên, nhiều khu vực không được che phủ kỹ, để lộ chất thải ra ngoài trời và phát sinh nước rỉ rác.
Đáng chú ý, nước rỉ rác không được thu gom triệt để và chảy trực tiếp vào môi trường đất và chảy ra hồ trong khuôn viên công ty. Hồ này không lót đáy và không có trong hồ sơ công trình bảo vệ môi trường mà công ty đã được phê duyệt.
Qua thanh tra, Tổng cục Môi trường tổng kết 2 công ty này đã vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường kéo dài từ 2018 tới nay và chưa được khắc phục triệt để. Bộ TN&MT đề nghị UBND TP.HCM tổ chức đánh giá lại ngay hiệu quả xử lý chất thải rắn của 2 công ty và yêu cầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Hà Nội triển khai đồng bộ các biện pháp cải thiện Chỉ số chất lượng không khí UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 53/UBND-ĐT về triển khai các biện pháp cải thiện Chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn thành phố. Ảnh minh họa Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường vận hành ổn định hệ thống quan trắc môi trường, cung cấp thông tin diễn biến chất lượng không khí...