Hai công nhân rơi từ độ cao trên 30 mét xuống đất thoát chết thần kỳ
Ngày 2/9, Công an thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước cho biết đang khám nghiệm hiện trường, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn 3 công nhân rơi từ độ cao 30m thoát hiểm thần kỳ.
Thông tin ban đầu: trước đó khoảng 16h chiều 1/9, anh Trần Văn Đệ (33 tuổi, quê Cần Thơ) và anh Lưu Văn Huấn (34 tuổi, quê Nghệ An) là 2 công nhân của Công ty Sơn Phát Plaza, trong lúc đang thi công công trình Trung tâm thương mại tại phường Long Phước, thị xã Phước Long thì gặp tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn
Trong lúc đang đứng trên bệ đỡ của giàn giáo máy cẩu để thi công hạng mục công trình phía trên cao (khoảng trên 30 mét), bất ngờ chân đế của giàn giáo bị tuột khiến cả giàn giáo đổ sập xuống đất, phản ứng không kịp hai công nhân bị rơi theo.
Video đang HOT
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các công nhân đang thi công công trình nhanh chóng đưa anh Huấn và anh Đệ đi cấp cứu. Hiện anh Huấn đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM. Riêng anh Đệ sức khỏe đã ổn định và đang được các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước theo dõi, chăm sóc.
Đức Trung
Theo BVPL
Dịch tả heo châu Phi lây lan nhanh
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước, tỉnh này vừa phát hiện thêm 2 ổ dịch tả heo châu Phi mới tại thị xã Phước Long và huyện Phú Riềng.
Theo đó, ngày 20-5 gia đình bà Trần Thị Thu Hà (khu phố 4, phường Long Phước, TX. Phước Long) phát hiện 1 trong 2 con heo rừng lai đang được gia đình nuôi bỏ ăn và chết. Mẫu xét nghiệm sau đó cho kết quả dương tính với virus dịch tả heo châu Phi nên ngành chức năng đã tiến hành các biện pháp tiêu hủy, sát trùng chuồng trại.
Hộ ông Trần Văn Tuấn, thôn 7 xã Long Hà, huyện Phú Riềng phát hiện đàn heo 13 con thì có 6 con chết nên gia đình đã báo cho thú y địa phương và kết quả xét nghiệm cũng dương tính với virus dịch tả heo châu Phi.
Với việc xuất hiện thêm 2 ổ dịch tả heo châu Phi tại Phú Riềng và Phước Long, tại tỉnh Bình Phước ghi nhận đã có 4 đơn vị cấp huyện phát hiện có dịch tả heo châu Phi với 14 ổ dịch, tổng số heo bệnh bị tiêu hủy trên 300 con.
Trong khi đó, tỉnh Bình Dương cũng vừa phát hiện thêm 3 ổ dịch tả heo châu Phi trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đó là tại các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, cách trang trại có dịch đầu tiên chỉ khoảng 200m.
Ngay khi nhận thấy heo có dấu hiệu mắc bệnh tả, cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy ngay, không chờ xét nghiệm với số lượng 62 con, nâng tổng số heo bị tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến thời điểm này lên gần 1.100 con với 5 ổ dịch.
Ngày 23-5, ông Phan Thanh Vân, Chủ tịch UBND xã Bình Dương (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho biết trên địa bàn xã vừa xuất hiện ổ dịch tả heo châu Phi. Hiện cơ quan đang tập trung xử lý số lượng heo bị nhiễm bệnh, đồng thời tổ chức chốt chặn, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển heo ra vào địa bàn. Trước đó, dịch tả heo châu Phi đã bùng phát ở huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) phải tiêu hủy 34 con.
Tại tỉnh Thanh Hóa, đến ngày 23-5, ghi nhận thêm ổ dịch tả heo châu Phi tại xã Nam Tiến (huyện Quan Hóa) khiến 60 con heo phải tiêu hủy. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa, đến nay đã có 19 xã công bố hết dịch tả heo châu Phi nhưng lại có 3 xã tái dịch là: Thiệu Phúc, Thiệu Quang (huyện Thiệu Hóa) và Đông Ninh (huyện Đông Sơn).
Nghiêm trọng hơn, có tới 8 huyện mặc dù dịch tả heo châu Phi mới xâm nhiễm từ đầu tháng 5 nhưng tốc độ lây lan quá nhanh, khó kiểm soát, như ở huyện Quảng Xương, Triệu Sơn, Nông Cống, Tĩnh Gia... Nhất là tại huyện Quảng Xương, tốc độ lây lan của dịch đã trở thành "điểm nóng" đáng lo ngại. Chỉ từ ngày 2-5 đến nay, dịch đã bùng phát, lây lan ra 23/30 xã, thị trấn.
Huyện Quỳnh Lưu là địa phương đầu tiên của tỉnh Nghệ An công bố hết dịch tả heo châu Phi ngày 18-4 tại xã Quỳnh Hưng. Tuy nhiên, đến nay, dịch lại tái phát ở huyện này tại các xã Sơn Hải, Quỳnh Lương và Quỳnh Bảng. Trong khi huyện Quỳ Châu vừa công bố hết dịch tả heo châu Phi thì dịch lại bùng phát tại huyện Kỳ Sơn, Anh Sơn, Hưng Nguyên...
Dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện trở lại trên địa bàn huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế), sau khi địa phương công bố hết dịch vào ngày 11-5 tại xã Phong Sơn. Theo đó, kết quả xét nghiệm 8 con heo chết ở các xã Phong Thu và Phong Chương của huyện Phong Điền đều cho kết quả dương tính với virus dịch tả heo châu Phi.
Như vậy trong vòng 1 tuần lễ, tỉnh Thừa Thiên - Huế liên tiếp xuất hiện 10 ổ dịch tả heo châu Phi xảy ra tại các huyện Phong Điền, Phú Vang và 2 thị xã Hương Thủy và Hương Trà (TP Huế).
Ngày 23-5, UBND huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, vừa có văn bản yêu cầu UBND xã Cẩm Nam tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật và đình chỉ công tác, chấm dứt hợp đồng với bà Nguyễn Thị Hạnh, cán bộ thú y xã vì lơ là, chủ quan, thiếu ý thức chấp hành trong công tác phòng chống dịch. Đồng thời, giao Phòng NN-PTNT huyện và UBND xã Cẩm Nam xem xét đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thu hồi giấy phép hành nghề và tạm dừng việc hoạt động hành nghề của bà Hạnh.
Theo văn bản của UBND huyện Cẩm Xuyên, ngày 14-5-2019, nhận được tin báo đàn heo của hộ ông Võ Văn Huy (thôn Tiến Hưng, xã Cẩm Nam) bị ốm chết với số lượng lớn, UBND huyện Cẩm Xuyên đã tổ chức kiểm tra, rà soát tình hình dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn xử lý theo quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn.
NHÓM PV
Theo SGGP
Bình Phước: DN mất hơn 1 tỉ đồng/năm phí BOT cho 60km đường Nhiều doanh nghiệp mỗi năm phải mất hơn 1 tỉ đồng để trả phí khi đi qua các trạm thu phí BOT tại Bình Phước khiến họ gặp nhiều khó khăn. Ngày 4-4, tỉnh Bình Phước đã tổ chức buổi đối thoại giữa lãnh đạo một số sở ngành, các tổ chức, doanh nghiệp với nội dung liên quan đến thực hiện các...