Hai con voọc mông trắng cực hiếm được thả về tự nhiên
Ngày 2/11, hai cá thể voọc mông trắng cực hiếm đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình thả tại khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long của huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình).
Trước khi thả vào tự nhiên, hai cá thể voọc có tên Jonathan và Yonanna này đã được các chuyên gia kiểm tra sức khỏe, gắn chíp điện tử để theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển, tái hòa nhập với cộng đồng, phục vụ cho mục đích nghiên cứu tiếp đó.
Để bảo vệ được loài voọc mông trắng cực kỳ quý hiếm này, ông Tilo Nadler – trưởng đại diện Hội động vật học Frankfurk tại Việt Nam cho rằng, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng cũng như sự ủng hộ của người dân. “Đây là hành động rất thực tế để tăng nguồn gen và số lượng loài này cho tự nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà còn với cả thế giới”- ông Tilo Nadler nhấn mạnh.
Trước đó, 3 cá thể voọc mông trắng được Trung tâm cứu hộ linh trưởng Cúc Phương cứu hộ và nuôi dưỡng cũng đã được thả về với tự nhiên vào tháng 8/2011. Sau 1 năm theo dõi, các chuyên gia khẳng định 3 cá thể này đã hòa nhập rất tốt với cộng đồng.
Video đang HOT
Hai chú vọc này được gắn chíp theo dõi
Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Tái hòa nhập voọc mông trắng” nhằm tăng nguồn gen và số lượng loài voọc này cho tự nhiên ở Việt Nam và trên thế giới. Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long được cho là nơi có điều kiện tốt nhất để voọc mông trắng có thể tồn tại và sinh trưởng được.
Voọc mông trắng (trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng được xếp hạng cực kỳ nguy cấp cả trong sách đỏ Việt Nam và thế giới (IUCN, 2009). Voọc mông trắng là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam và được chọn là loài biểu tượng của Chương trình Bảo tồn Linh trưởng Việt Nam.
Hiện nay, tại Trung tâm Cứu hộ linh trưởng nguy cấp của Hội Động vật học Frankfurt (đặt tại rừng quốc gia Cúc Phương) đã có 18 con voọc được sinh sản, trong đó có 16 con sinh trưởng tốt.
Theo Dantri
Vụ cá sấu sổng chuồng: Đã thương lượng được về bồi thường
Liên quan đến vụ cá sấu nuôi của Công ty TNHH chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt (ấp Cây Trâm A, xã Định Bình, TP.Cà Mau) sổng chuồng, ngày 23.10, ông Nguyễn Thành Trung, Đội Kiểm lâm cơ động (Chi cục Kiểm lâm Cà Mau) cho biết: "Đã thương lượng được với chủ hộ để tát ao cá nuôi, bắt lại cá sấu".
Chủ hộ là ông Nguyễn Văn Trạng đồng ý mức bồi thường 10 triệu đồng. Hiện công tác "tát nước ao, bắt cá sấu" vẫn đang được tiến hành.
"Do ao cá nuôi nước rất sâu nên dự kiến có thể đến khuya nay mới tát cạn được. Thêm nữa, trước đó, Công ty Quốc Việt không đồng ý mức giá bồi thường 10 triệu đồng. Mãi cho đến sáng ngày 23.10, Chi cục Kiểm lâm báo cáo vụ việc với Sở NN-PTNT, và sau đó Công ty Quốc Việt mới... đồng ý với mức giá trên" - ông Trung nói.
Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau thông tin: "Tinh thần là trong đêm nay, lực lượng công tác sẽ bắt hết số cá sấu còn lại".
Được biết, khi công tác bắt cá sấu sổng chuồng hoàn thành, ngành Kiểm lâm Cà Mau sẽ thông báo rộng rãi đến người dân trong khu vực để bà con an tâm.
Theo TNO
Vẫn còn cá sấu xổng chuồng chưa tìm thấy Đồng ý bồi thường cho dân, công ty Quốc Việt cho người tát hai ao gần trại cá sấu để bắt 3 con cá dữ. Tuy nhiên, vẫn còn một con "mất tích". Trao đổi với VnExpress.net sáng 24/10, ông Nguyễn Thành Trung, Đội trưởng đội kiểm lâm cơ động Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết, đêm qua Công ty...