Hai con trai hiến gan ghép cứu sống bố, mẹ
Bố, mẹ bị ung thư gan, hai người con đầu lòng đã tình nguyện hiến gan ghép cho bố mẹ. Sau một ngày phẫu thuật, cả hai bệnh nhân bị ung thư gan được ghép lẫn người cho đều ổn định sức khỏe.
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhân – Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp
Hôm nay (12.10), Ban giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết bệnh viện đã thực hiện liên tục 2 ca ghép gan từ người cho sống vào cuối tuần qua (ngày 10, 11.10). Cả hai ca phẫu thuật đều thành công bước đầu. Hai bệnh nhân bị ung thư gan được ghép lẫn người hiến gan đến nay đều ổn định sức khỏe.
Trường hợp thứ nhất là bà L.T.P.M (66 tuổi, ngụ TP.HCM) bị ung thư gan, xơ gan giai đoạn cuối, nhiễm viêm gan siêu vi C. Theo tiến sĩ – bác sĩ Phạm Hữu Thiện Chí, Phó trưởng khoa Gan Mật Tụy – Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân bị ung thư gan rất nặng, bụng căng rất to, cứ vài ngày phải chọc hút 4 lít nước. Nếu không ghép gan nhanh, bệnh nhân sẽ suy thận bất kỳ lúc nào, khi đó khả năng ghép cứu sống bệnh nhân là rất ít.
Trường hợp thứ hai là ông H.T (60 tuổi, ngụ Bến Tre) được chẩn đoán là ung thư gan, xơ gan, nhiễm viêm gan siêu vi B.
Cả hai trường hợp trên đều được chính con trai đầu lòng của mình cho gan.
Mỗi ca ghép gan đều được thực hiện kéo dài hơn 10 giờ, do ê kíp bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy và Trung tâm ghép gan – Bệnh viện Asan (Seoul – Hàn Quốc) thực hiện.
Video đang HOT
Sau phẫu thuật, hai bệnh nhân và hai người cho gan đều đã tỉnh táo, đang nằm phòng hồi sức cách ly, được theo dõi và chăm sóc nghiêm ngặt.
Bác sĩ Chí cho biết bệnh nhân được ghép gan sẽ được chăm sóc, theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Chợ Rẫy khoảng một tháng. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tiếp tục điều trị, theo dõi tại nhà.
Theo tiến sĩ bác sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, đây là hai ca ghép gan được thực hiện trên người cho sống nên ngoài việc hồi sức, phẫu thuật cho người nhận thì điều đặc biệt quan trọng nữa là chú ý an toàn, chăm sóc sức khỏe đối với người cho gan.
Từ năm 2012 đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện 6 ca ghép gan, trong đó có năm ca ghép gan từ người cho sống, một ca ghép gan từ người cho đã chết não. Ngoài ca đầu tiên đáng tiếc người nhận đã tử vong thì các trường hợp sau đến nay bệnh nhân được ghép đều ổn định sức khỏe, khỏe mạnh, đi làm và sinh hoạt bình thường.
Ngoài ra, Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp lấy đa tạng và chuyển khối tạng ghép (tim phổi, tim, gan) từ hai ca chết não để tiến hành ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế.
Viên An
Theo Thanhnien
Ca ghép tim xuyên Việt: Bệnh nhân cười tươi đón cuộc sống mới
Bệnh nhân Nguyễn Văn H. - nhận tim ghép của người hiến chết não từ TP.HCM giơ tay chào với nụ cười tươi trước ống kính ghi hình của phóng viên Thanh Niên Online, đã khiến các y bác sĩ và nhóm phóng viên vô cùng xúc động.
Bệnh nhân được nhận tim ghép tươi cười trước ống kính - Ảnh: Ngọc Thắng
Sau ca phẫu thuật, tình trạng sức khỏe tiến triển khả quan - Ảnh: Ngọc Thắng
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Quyết, công tác tại Trung tâm ghép tạng Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội cho biết: "Trước khi được nhận tim ghép, cuộc sống của bệnh nhân tính từng tuần do bị dãn cơ tim quá nặng".
Đến lúc này, 53 tiếng sau khi ca phẫu thuật ghép tim hoàn thành (ca ghép hoàn thành lúc 5 giờ sáng 5.9), sức khỏe của bệnh nhân đang tiến triển khả quan.
"Ngay sau phẫu thuật, tim mới đã đập mà không phải hỗ trợ của thiết bị. Hiện tại, bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt để tránh nhiễm khuẩn các chỉ số sinh học, tinh thần khá thoải mái", các bác sĩ thông báo.
Cùng được cứu sống nhờ ca ghép tạng "xuyên Việt", bệnh nhân nam 60 tuổi đang ổn định với lá gan mới từ người hiến chết não. Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Quyết, "ngay sau phẫu thuật, lá gan ghép đã hoạt động, có màu hồng nhờ được máu nuôi dưỡng, có dịch mật".
Bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt - Ảnh: Ngọc Thắng
Thành công của sự đồng lòng
"Chúng tôi đã nhận được sự trợ giúp của các đồng nghiệp giỏi và nhiệt thành tại Bệnh viện Chợ Rẫy với cùng mong muốn là có được kết quả tốt nhất cho người bệnh. Các bác sĩ đã thực hiện hồi sức để đảm bảo tạng vẫn được nuôi dưỡng dù bệnh nhân đã chết não. Giấy tờ liên quan đến thủ tục, an ninh hàng không cũng được các đồng nghiệp tại Bệnh viện Chợ Rẫy chủ động để việc vận chuyển tạng được nhanh nhất", phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim và lồng ngực của Bệnh viện Việt Đức tự hào khi nói về các đồng nghiệp cách xa hơn 1.700 km.
Tiến sĩ Ước cũng chia sẻ, các bác sĩ đã nhận được sự giúp đỡ tối đa của cơ quan hàng không, An ninh sân bay để làm tròn nhiệm vụ bảo quản tạng. "Tim và gan mỗi khối được bọc riêng trong túi bảo quản. Bọc bên ngoài là túi đá lạnh để duy trì nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển còn phải bơm thêm dung dịch bảo quản để tim, gan được giữ nguyên không bị hỏng. Suốt chặng đường 1.700 km, chúng tôi phải 4 lần bổ sung thêm dung dịch đặc biệt, trong khi với ca ghép thông thường lấy tạng ở gần, chỉ cần xử lý một lần", tiến sĩ Ước cho biết.
Tại Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân đầu tiên được ghép gan vào năm 2007, hiện có sức khỏe tốt, đang sống tại Anh cùng con. Bệnh nhân được ghép tim lâu nhất đã sống thêm gần 5 năm, hiện đang ổn định.
Liên Châu
Theo Thanhnien
Lần đầu tiên ghép tạng lấy từ người hiến ngừng tim Chiều 21.7, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy TP.HCM thông tin về hai trường hợp hiến tạng, mô đặc biệt - một trường hợp chết não và một trường hợp ngừng tim. Trường hợp chết não do tai nạn lao động, đã được điều trị ở BV tuyến trước nhưng không qua khỏi đã hiến đa tạng và mô. Các bác sĩ BV Chợ...