Hai cô sinh viên sập bẫy mafia
Cho rằng cấp sơ thẩm tuyên xử nữ sinh mức án chung thân quá nhẹ nên cấp tòa phúc thẩm đã quyết định “loại bỏ vĩnh viễn bị cáo ra khỏi đời sống xã hội”. Nhận thấy án tử hình có trách nhiệm của mình, người cha lặn lội khắp nơi cầu xin cho con gái dù rất mong manh…
ĐẠI HỌA ẬP XUỐNG BẤT NGỜ
Có mặt tại tòa soạn Báo CATP, ông Trần Văn Tường (SN 1964, ngụ thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) kể lại gia cảnh cũng như toàn bộ câu chuyện biến một nữ sinh ngoan hiền thành một tử tội dưới bàn tay của bọn mafia ma túy quốc tế.
Gia đình ông Tường có truyền thống ba đời tham gia cách mạng. Ông công tác tại xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ năm 1978 đến năm 1994, từng giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND xã. Do hoàn cảnh khó khăn, ông quyết định đưa vợ đi lập nghiệp tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ông Tường chạy xe ba gác thuê, vợ ông là bà Mai Thị Kim Chi (SN 1965) bán chuối chiên cạnh trường Trung học Trần Phú để kiếm tiền nuôi bốn đứa con, trong đó có hai cô gái Trần Hà Duy (SN 1989) và Trần Hạ Tiên (SN 1991) ăn học. Thương cha mẹ vất vả sớm hôm, ngay từ tấm bé Duy đã cố gắng học hành chăm chỉ, mong muốn sau này có một việc làm tốt để phụ giúp gia đình.
Ông Trần Văn Tường tại tòa soạn Báo CATP
Cuộc sống tuy nghèo nhưng vợ chồng xa xứ vẫn ky cóp, dành dụm nuôi bốn đứa con ăn học. Hai cô gái lớn sau khi tốt nghiệp cấp 3 đã lên Sài Gòn. Trần Hà Duy thi đỗ vào Trường Đại học Hồng Bàng (học ngành Quản trị kinh doanh); Trần Hạ Tiên thi vào Trường Đại học Văn Lang (học ngành Tài chính – Ngân hàng). Ngoài học phí (hơn 20 triệu đồng/năm cho Duy và Tiên), mỗi tháng ông Tường phải gửi 3 triệu đồng để hai chị em trang trải. Không đủ tiền, gia đình đi vay tại Ngân hàng chính sách xã hội Đức Trọng nhiều lần với số tiền 55 triệu đồng đến nay vẫn chưa thanh toán cả vốn lẫn lãi.
Khoảng tháng 4-2011, Duy điện thoại nói chuyện với ông Tường: “Con đã tìm được việc làm cho một công ty quốc tế, vận chuyển hàng mẫu là quần áo từ nước ngoài về Việt Nam (VN) gia công, sau đó đưa đi các nước tiêu thụ nên ba mẹ khỏi phải gửi tiền cho con nữa”. Ông Tường rất mừng nhưng không khỏi lo: “Có việc làm thì tốt nhưng phải cẩn thận, coi chừng bị lừa ra nước ngoài bán là tiêu đời nghe con!”. Nghe con gái phân trần, ông Tường cảm thấy an tâm phần nào.
Khoảng 19 giờ ngày 19-7-2011, trong khi ông Tường chạy xe đi lấy rau chở đến Đà Lạt bán thì nhận được điện thoại báo Trần Hạ Tiên bị công an bắt vì vận chuyển ma túy. Ông Tường nhớ lại: “Đang chạy xe thì nghe hung tin, tôi điếng hồn buông tay lái. Xe lao vào hàng thông ven đường, đầu tôi bị đập trúng vô lăng, sau một lúc mới tỉnh lại. Tôi cố điều khiển xe về nhà, tức tốc trong đêm đón xe đò xuống TPHCM. Sáng 20-7-2011, tôi đến trụ sở Bộ Công an phía Nam (số 258 Nguyễn Trãi, Q1) gặp trực tiếp đại tá Lê Thanh Liêm – Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an. Tôi được báo là Trần Hạ Tiên đã vận chuyển ma túy, chuyện này có liên quan đến Trần Hà Duy. Tôi phải tìm kiếm và vận động con gái ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật”.
Đến 15 giờ ngày 20-7-2011, Duy điện thoại nói chuyện với ông Tường từ Campuchia: “Ba ơi cứu con, chị em con bị tụi da đen gài bẫy rồi!”. Ông Tường nói trong nước mắt: “Ba biết rồi, ba đang ở Bộ Công an, con khẩn trương về trình báo để được khoan hồng. Con phải hết sức thận trọng coi chừng tụi nó thủ tiêu”. Duy khóc nức nở: “Con sợ quá ba ơi. Con sẽ đón xe đò về VN qua Cửa khẩu Mộc Bài…”.
Video đang HOT
Theo lời cha, sau khi tới TPHCM, Duy đón xe ôm về nhà của người quen ở đường Lê Lư, Q. Tân Phú. Ông Tường đã có mặt tại đây chờ con. Hai cha con ôm nhau khóc nức nở. Ông Tường tức tốc đưa con ra taxi chở thẳng đến Bộ Công an đầu thú. Sau khi lấy lời khai, ông Tường quay trở lại nhà người quen ở đường Lê Lư. Sáng hôm sau, ông đến nhà trọ của hai con trên đường Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh để thu dọn tập vở, quần áo… chở về Lâm Đồng. Cả gia đình, dòng họ ai cũng bàng hoàng, tủi nhục, xấu hổ. Ông Tường khóc: “Làm sao không tủi hổ khi gia đình ba đời có công với cách mạng (ông bà cố, ông bà nội, cô bác đều tham gia kháng chiến, hai bác là liệt sĩ; được Nhà nước, Chính phủ khen thưởng nhiều huân, huy chương, Tổ quốc ghi công) lại có hai người vận chuyển ma túy…”.
THỦ ĐOẠN THÂM ĐỘC CỦA BỌN MAFIA
Khoảng giữa năm 2007, Trần Hà Duy tình cờ quen biết một người đàn ông da đen tên Francis (quốc tịch Kenya) trên xe buýt. Thấy anh ta là người ngoại quốc cởi mở, Duy mạnh dạn trao đổi với mục đích nâng cao trình độ Anh ngữ. Qua trò chuyện, Francis giới thiệu là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu quần áo, giày dép có chi nhánh ở TPHCM. Sau nhiều lần điện thoại trò chuyện với Duy, Francis đã dần dần tạo mối quan hệ thân thiết. Nữ sinh Duy sống hồn nhiên, vô tư, hoàn toàn không biết con “cáo già” Francis đang biến cô thành món “mồi” ngon, có thể nuốt chửng bất kỳ lúc nào.
Suốt hơn hai năm theo đuổi, Francis bắt đầu xuất “chiêu”. Giữa tháng 8-2010, Francis báo cho Duy biết công ty của y đang cần người vận chuyển hàng mẫu là quần áo, giày dép từ VN ra nước ngoài và ngược lại. Do bận học nên Duy từ chối. Hai tháng sau, Francis điện thoại mời Duy đến một quán cà phê trên đường Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh. Tại đây, Francis tiếp tục đề nghị Duy vận chuyển hàng mẫu với tiền công từ 500 – 1.500USD/chuyến. Vì muốn có tiền trang trải chi phí học hành của hai chị em, đỡ đần cho cha mẹ bao năm cực nhọc ở quê nhà nên Duy đã nhận lời.
Duy được Francis giao đi chuyến đầu tiên từ TPHCM đến Malaysia. Ngày 21-11-2010, Francis hẹn gặp Duy tại Siêu thị điện máy Home One trên đường Nguyễn Oanh, Q.Gò Vấp để đưa vé máy bay và 400USD làm chi phí. Chuyến bay cất cánh lúc 18 giờ 50 cùng ngày. Theo lời dặn, máy bay vừa hạ cánh, Duy mua sim điện thoại gọi về cho Francis. Theo hướng dẫn của Francis, Duy đón taxi về khách sạn rồi chờ người đến liên hệ. Ngày 23-11-2010, một phụ nữ gọi điện cho biết sẽ đưa Duy đến một khách sạn khác. Tại đây, người phụ nữ đưa cho Duy vé máy bay đi Indonesia cùng một túi du lịch màu đen, bên trong có hai đôi dép và mấy cái quần thun nữ. Thấy lạ, Duy điện thoại về VN. Francis nói đó là vợ của bạn y và bảo Duy làm theo chỉ dẫn của cô ta. Đến Indonesia, Duy lại mua sim điện thoại gọi về VN. Francis hướng dẫn Duy gọi taxi về khách sạn tại Jakarta sẽ có người đón. Duy vừa thuê phòng xong thì một người đàn ông da đen xuất hiện, lấy túi xách rồi nhanh chân rời khỏi khách sạn. Hôm sau, Duy bay về lại Malaysia gặp người phụ nữ để lấy hành lý cá nhân. Ngày 28-11-2010, Duy bay về VN. Sau đó, Francis hẹn Duy ra quán cà phê Country House (đường Phan Văn Trị, Q. Gò Vấp) trả 500USD tiền công cho chuyến đi.
Ngày 17-3-2011, Francis hẹn Duy đến quán cà phê Country House, đặt vấn đề cho chuyến đi Cotonou (châu Phi), tiền công 1.000USD. Ngày 25-3-2011, Francis hẹn gặp và đưa Duy một vé máy bay và “thư mời” cùng 800USD chi phí. Tối 25-3-2011, Duy đáp chuyến bay từ TPHCM đi Qatar – Nairobi – Kenya. Đến Cotonou ngày 28-3-2011, Duy được một người đàn ông da đen công tác tại sân bay đón và làm thủ tục nhập cảnh, sau đó đưa đi gặp một người da đen khác tên Jone. Jone dẫn Duy về khách sạn St Michel thuê phòng ngủ và đưa một sim điện thoại để Duy liên lạc. Sáng hôm sau, Jone trở lại khách sạn yêu cầu Duy đưa 50USD để đi làm visa. Ngày 31-3-2011, Jone đến khách sạn đưa Duy hộ chiếu, visa và một valy màu nâu đen, bên trong đựng nhiều áo sơ mi và áo thun nam, bảo Duy mang về VN cho Francis. Duy rời sân bay Cotonou vào chiều cùng ngày, đến tối 2-4-2011 thì tới sân bay Tân Sơn Nhất. Francis đón Duy đưa về nhà thuê trọ ở Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh bằng taxi.
Về tới nhà một lúc thì Francis đến lấy valy hàng mẫu. Ngày 3-4-2011, Duy được gọi đến quán cà phê Country House, Francis đặt vấn đề mang hàng mẫu đi Malaysia, tiền công 500USD. Cũng như lần trước, Francis đã chuẩn bị sẵn vé máy bay, 400USD chi phí và chiếc valy hàng mẫu để đưa cho Duy đi Malaysia vào tối 5-4-2011. Tới sân bay, Duy đón xe về khách sạn ngủ. Sáng hôm sau, một người đàn ông gọi điện cho Duy và hẹn gặp để lấy valy. Đến ngày 8-4-2011, Duy bay về VN. Khoảng một tuần sau, Francis hẹn gặp và trả cho Duy 1.500USD tiền công, gồm 1.000USD đi Cotonou và 500USD đi Malaysia…
Theo CATP
Sốc khi nhìn thấy chồng ngủ với bạn thân
Nước mắt chị Lý trào ra khi tận mắt thấy chồng với cô bạn thân nhất không mảnh vải che thân đang rên rỉ trên giường ngủ của mình.
Chị và Linh biết nhau từ ngày còn bé xíu rồi học chung trường, hai người từng coi nhau như chị em ruột thịt thân thiết. Cũng qua Linh, Lý mới biết Mạnh, chồng chị bây giờ. Anh và Linh làm cùng một công ty.
Bao lần chị thầm cảm ơn Linh đã giúp đỡ anh chị đến được với nhau, Linh còn như cầu nối hàn gắn mỗi khi anh chị to tiếng cãi nhau. Lý cũng nhớ rõ, ngày cưới của mình, Linh là người bạn năng nổ nhất, tốt bụng nhất giúp đỡ mình.
Chị cũng giật mình nhớ lại lời mẹ nói: "Con đừng chơi thân với Linh, mẹ không nghĩ nó là đứa nên chơi". Chị chỉ cười bảo "Mẹ của con già rồi"...
Linh có đôi mắt lúng liếng xinh thật xinh. Trong lớp đại học, có đứa còn bảo "Con Linh mắt rất &'đĩ' nhé, sau này đầy trai chết dưới chân nó cho mà xem".
Cô không tin vào mắt mình khi nhìn thấy chồng và bạn thân đang rên rỉ trên giường của mình (Ảnh minh họa)
Ngoài cặp mắt, Linh còn sở hữu thân hình bốc lửa, đến người đơn giản như Lý còn nhận ra vẻ sexy, quyến rũ quá đỗi của con bạn thân. Có lúc, cô còn trêu: "Tao không rõ bọn đàn ông đi đâu hết rồi mà lại để mày "thoát" nhỉ?"
Linh cười cười: "Tao chỉ mong lấy được người như lão Mạnh nhà mày thôi".
Để có đám cưới ngày hôm nay, cả chị và Mạnh đã phải trải qua bao vất vả. Trước, bố mẹ chị nhất quyết không cho hai người đến với nhau chỉ bởi anh là người miền Nam, phụ huynh nhà chị sợ, cưới xong, con gái độc nhất của họ sẽ bay vèo vèo theo anh mà quên mất bố mẹ.
Mãi về sau, đấu tranh chán chê, gia đình mới đồng ý cho anh chị nên duyên. Sau khi cưới, chị muốn bù đắp cho anh những ngày cơ cực khi bị bố mẹ vợ lạnh lùng.
Khác với tiểu thư nhà họ Hoàng trước đây, sáng nào chị Lý cũng dậy sớm là lượt quần áo, nấu cơm hộp cho chồng mang đi làm. Suốt 8 tiếng của ngày làm việc, dù có việc gì chị cũng không bao giờ điện thoại làm phiền anh. Chiều tan làm, chị luôn khuyến khích chồng chơi thể thao, rồi về nhà khi nước tắm đã ấm trong bình, cơm dẻo canh ngọt đã dọn sẵn trên bàn.
Tất cả mọi việc liên quan đến anh, kể cả việc phải giặt đồ, hay nấu những món yêu thích, chị đều tự làm.
Một lần, phải đi công tác xa, chị có nói trước với chồng: "Hay em nhờ Linh nấu nướng cho anh trong mấy ngày tới được không? Chỉ một tuần thôi, chắc cô ấy không quá phiền?"
Anh chồng trợn trừng mặt: "Em hâm rồi, ai lại &'vẽ đường cho hươu chạy' như thế? Em không lo anh và Linh xảy ra chuyện gì ư?"
- "Ôi, chồng của em, em tin anh mà. Vả lại, với ai chứ Linh thì chắc chắn không bao giờ em phải lo!"
Nhưng rốt cuộc, chị không làm phiền cô bạn, chị nghĩ: "Mình chỉ đi 1 tuần thôi mà, anh ăn cơm ngoài cũng không sao".
Nhưng may mắn thế nào, công việc chạy bon bon, sáng hôm thứ 4 đã hoàn thành, chị nhanh chóng về nhà mà không báo trước. Về tới nhà mới 11 giờ trưa, chị ngạc nhiên khi cổng nhà chỉ móc khóa hờ. "Giờ này, thường có ai ở nhà đâu nhỉ?"
Càng ngạc nhiên hơn khi trong sân, xe của chồng chị và Linh đều dựng ở đó. Tim chị đã đập thình thịch với hàng trăm câu hỏi, hay chồng bị làm sao, cái quái gì đang diễn ra thế này?
Chị bước những bước chân không vững vào phòng khách, phòng bếp, rồi khi mở tung cánh cửa phòng ngủ, chị đã chết ngất khi tận mắt thấy chồng với cô bạn thân nhất không mảnh vải che thân đang rên rỉ nhiệt tình trên chiếc giường cưới của mình.
Chồng thì ú ớ, chỉ trỏ, giải thích vớ vẩn, Linh thì tái mét mặt vơ vội quần áo. Hai người nói nhiều lắm nhưng tai chị ù đi không nghe nổi câu gì nữa. Chị loạng choạng bám vào cánh cửa để đứng cho vững, gạt tay người đàn ông chị đã hết mình tin yêu, lê tấm thân rã rời lên taxi về nhà mẹ.
Nhìn mặt con gái, mẹ chị đã hình dung ra rõ ràng câu chuyện. Xót con, bà gọi điện cho thông gia và bố mẹ Linh để nói cho ra nhẽ. Rồi chỉ nửa tiếng sau, Mạnh, chồng chị gọi điện, những tưởng anh ta sẽ van xin lạy lục mong chị tha lỗi, nào ngờ anh mắng chửi bảo chị thâm độc, làm Linh khổ sở không dám về nhà. Anh ta gào lên trong điện thoại, phải li dị cái loại vợ hèn hạ độc ác như chị...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Italy bắt giữ một bà trùm mafia tóc vàng khét tiếng Cảnh sát Italy đã bắt giữ được Raffaella D"Alterio, một "bà trùm" băng đảng mafia khét tiếng với mái tóc vàng ở Naples. Bà trùm Raffaella D"Alterio. (Nguồn: AFP) Người phát ngôn cảnh sát cho biết một chiến dịch quy mô đã được phát động. Raffaella D"Alterio và 66 người khác trong băng đảng Pianese-D"Alterio đã bị bắt giữ sau khi những người...