‘Hai cô giáo bạo hành bé trai 17 tháng tuổi tử vong đối diện án tử hình’
Theo nhận định của chuyên gia pháp lý, trong vụ án bé trai 17 tháng tuổi tử vong, hai cô giáo phạm tội giết người có tổ chức và sẽ phải đối diện án tử hình.
Liên quan đến vụ bé trai 17 tháng tuổi bị bạo hành dẫn đến tử vong tại cơ sở mầm non hoạt động không phép, Cơ quan CSĐT – Công an huyện Thường Tín ( Hà Nội) đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thị An (30 tuổi) và Nguyễn Thị Lành (31 tuổi, cùng trú huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) để điều tra về hành vi “Giết người”.
Quá trình đấu tranh, hai đối tượng khai: Khoảng 7h30 ngày 23/2, cháu P.T.Đ (17 tháng tuổi, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín) được mẹ đưa đến giao cho An và Lành trông giữ cùng 6 cháu bé khác.
Khoảng 9h cùng ngày, An và Lành đưa các cháu vào buồng ngủ để quản lý thì cháu Đ khóc, chạy ra bên ngoài cửa lớp đứng. Thấy vậy, Lành bực tức chạy theo, dùng 2 tay bế xốc hai nách và ném đập đầu cháu Đ xuống nền nhà có dải thảm. Lành xông vào dùng tay tát vào mặt cháu Đ, còn An dùng chân đạp vào bụng, ngực, đá và dẫm lên đầu của cháu Đ.
Đến khoảng 16h30 cùng ngày, cháu Đ được gia đình đón, Lành và An nói với gia đình là cháu Đ tự ngã.
An và Lành lần lượt khai nhận hành vi bạo hành khiến bé trai 17 tháng tuổi tử vong.
Ngày 24, 25, 26/2, cháu Đ được gia đình đưa đến lớp giao cho An trông giữ. Đến khoảng 9h30 ngày 26/2, cháu Đ khóc thì bị An dùng chân đạp vào bụng. Khi cháu Đ bất tỉnh, An gọi gia đình đến cùng đưa cháu Đ đi cấp cứu tại Trạm y tế xã Vạn Điểm.
Tiếp đó, y tá yêu cầu đưa cháu đi viện nên gia đình đã chuyển cháu Đ đến Bệnh viện Nông nghiệp I, Bệnh viên Nông Nghiệp I chuyển cháu Đ đến Bệnh viện nhi Trung ương. Các bác sĩ đã tích cực điều trị nhưng đến 17h ngày 1/3, do không thể cứu chữa được nên Bệnh viện nhi Trung ương trả cháu Đ về gia đình. Đến 19h ngày 2/3, cháu Đ tử vong.
Video đang HOT
Nhìn nhận ở góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa (Hệ thống dịch vụ pháp lý toàn quốc Luật sư X) cho biết, trẻ em là đối tượng đặc biệt không những được Công ước quốc tế quyền trẻ em mà pháp luật mỗi quốc gia bảo vệ.
“Mọi hành vi tước đoạt quyền sống, là quyền cao quý nhất của con người nói chung và trẻ em nói riêng đều bị xử lý nghiêm minh nhất theo quy định của pháp luật. Hành vi của 2 đối tượng là đặc biệt nghiêm trọng khi đang tâm sử dụng vũ lực tước đoạt đi tính mạng của cháu bé 17 tháng tuổi rất dã man, tàn ác”, luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa (Hệ thống dịch vụ pháp lý toàn quốc Luật sư X).
Luật sư phân tích: Cơ quan điều tra sẽ xem xét hành vi của hai đối tượng cấu thành Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (theo Điều 134 Bộ luật Hình sự) hoặc tội “Giết người” (theo Điều 123 Bộ luật hình sự). Bởi nếu các bảo mẫu không bị mất năng lực hành vi dân sự thì họ buộc phải biết việc làm dã man, tàn nhẫn của mình đối với một đứa trẻ 17 tháng tuổi có thể khiến cháu mất đi mạng sống.
Cũng theo luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa, các đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm nhưng vì lợi ích đã bất chấp pháp luật, mở cơ sở trông giữ trẻ trái phép. Hành động của họ thể hiện coi thường pháp luật nên cần thiết phải xử lý nghiêm mới có tác dụng răn đe, phòng chống tội phạm bạo lực trẻ em đang có xu hướng gia tăng phức tạp trong xã hội hiện nay.
“Trong vụ án này, các đối tượng cùng thống nhất ý chí bạo hành cháu nên có vai trò ngang nhau, cùng phải chịu trách nhiệm đồng phạm. Nếu bị khởi tố tội Giết người, hai đối tượng sẽ phải chịu nhiều tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự như: Giết người dưới 16 tuổi; Vì động cơ đê hèn; Có tổ chức và sẽ phải đối diện với hình phạt cao nhất là tử hình.
Ngoài ra về trách nhiệm dân sự, họ phải bồi thường toàn bộ chi phí chữa trị, mai táng cho cháu bé và bồi thường tổn thất về tinh thần cho gia đình cháu bé”, vị chuyên gia pháp lý nhận định.
Vụ con dâu, mẹ chồng tạt xăng đốt người vì ghen: Kẻ chủ mưu đối diện hình phạt nào?
Chuyên gia pháp lý cho rằng, vụ đốt 'tình địch' ở Quảng Nam cho thấy tính ích kỷ, ghen tuông mù quáng dẫn đến việc xem thường mạng sống của người khác.
Người thực hiện hành vi phạm tội phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, dù nạn nhân không tử vong thì những đối tượng gây án vẫn có thể bị xử lý về tội giết người
Như báo Phụ nữ Việt Nam đã thông tin, do nghi vấn chị Đàm Thị Mỹ D. (SN 1995, trú phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) có quan hệ tình cảm với chồng mình là Nguyễn Văn H. (SN 1999, trú thôn Thanh Chiêm 2, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam), sáng ngày 26/1, Nguyễn Thị Diễm Phượng (SN 2000, là vợ của anh H.) cùng mẹ chồng là Đặng Thị Thống Nhất (SN 1979, trú cùng địa chỉ trên) tìm chị D. để đánh ghen.
Đến khoảng 8h15 cùng ngày, Phượng và bà Nhất phát hiện H. đang cõng D. trên lưng đi ra từ quán karaoke Quang Vinh (tại đoạn đường Trương Chí Cương thuộc khối phố Mỹ Hòa, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên).
Tại đây, bà Nhất lao vào đánh H. và D., sau đó Phượng đã dùng xăng chứa trong chai nhựa loại 1.500ml tưới vào người chị D., dùng bật lửa đốt làm D. bị bỏng nặng (xăng và bật lửa đã được Phượng chuẩn bị sẵn trước đó). Bản thân Phượng bị bỏng bàn tay trái, còn anh H. bị bỏng 2 bàn tay. Sau đó cả 3 người phải nhập viện cấp cứu, trong đó chị D. bị bỏng rất nặng và hiện đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường- Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Hà Nội), những vụ án mạng vì mâu thuẫn tình cảm cho thấy tính ích kỷ, ghen tuông mù quáng đã khiến nhiều người xem thường mạng sống của người khác. Sau khi thực hiện hành vi giết người trong cơn cuồng nộ thì tỏ ra hoang mang, sợ hãi, ân hận và bản thân phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc.
Qua clip cho thấy hành vi tưới xăng đốt người thể hiện thái độ coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của người khác nên những người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý hình sự về tội "Giết người" theo Điều 123 (BLHS 2015) với hình phạt cao nhất có thể là tù chung thân hoặc tử hình.
Hiện trường vụ việc. Ảnh cắt từ clip
Pháp luật Việt Nam bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của mọi công dân. Hành vi xâm phạm trái pháp luật đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Một người bình thường sẽ nhận thức được rằng, xăng là chất cháy nguy hiểm, khi đã bắt lửa thì rất khó dập tắt và khi một người bị đổ xăng vào người và bị châm lửa thì rất khó bảo toàn tính mạng.
Bởi vậy, vì bất kỳ lý do gì thì hành vi đổ xăng vào người khác để đốt lửa đều được xác định là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến tính mạng của người khác, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý hình sự về tội giết người.
Hành vi đổ xăng vào người khác rồi châm lửa là hành vi giết người, không phụ thuộc vào việc nạn nhân có chết hay không. Người thực hiện hành vi tưới xăng vào người khác rồi đốt mà không phải là người tâm thần thì họ hoàn toàn có thể nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn cố ý thực hiện thì đây là hành vi giết người. Việc nạn nhân không chết có thể là do được cấp cứu kịp thời, nằm ngoài ý chí chủ quan của người thực hiện.
Hình ảnh trong clip cho thấy có một nhóm người xô đẩy nạn nhân rồi ngọn lửa bùng lên, cơ quan điều tra sẽ làm rõ danh tính những người có mặt trên hiện trường, làm rõ nhận thức, ý thức chủ quan của từng người để xác định những ai có mục đích sát hại nạn nhân.
Trong đó ai là người mua xăng, ai là người châm lửa? Trước tiên sẽ xác định ai là người châm lửa vào người nạn nhân; Ai là người đổ xăng vào người nạn nhân? Đây là những người trực tiếp thực hiện hành vi giết người. Ngoài ra có thể còn có những người chủ mưu, người giúp sức, xúi giục. Với đối tượng chủ mưu, cầm đầu, thực hành tích cực sẽ phải chịu mức án cao hơn.
Thời gian gần đây liên tục xảy ra những vụ án mạng do mâu thuẫn tình cảm. Chỉ vì ích kỷ cá nhân, vì ghen tuông, do không đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng, nhu cầu, tình cảm mà sẵn sàng ra tay sát hại người khác. Ngoài ra, những vụ sát hại tình địch, đánh ghen diễn ra ngày càng nhiều cho thấy sự suy thoái đạo đức xã hội của một bộ phận giới trẻ ngày nay.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những vụ việc đánh ghen hoặc vì ghen tuông mà sát hại người tình. Trong đó có thể kể đến nguyên nhân là từ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận trong xã hội còn yếu kém.
Nhiều người ích kỷ, chỉ biết quyền lợi, cảm xúc, mong muốn của bản thân mà xem thường quyền lợi của người khác. Khi có mâu thuẫn, ghen tuông hoặc thù oán cá nhân thì sẵn sàng ra tay sát hại người khác để thỏa mãn cái tôi cá nhân mình. Ngoài ra thì cũng có nhiều người thiếu kỹ năng sống, thiếu kỹ năng xử lý tình huống.
Khi có mâu thuẫn tình cảm thì không biết cách giải quyết, không nhận thức được những tình huống nguy hiểm để phòng thân mà lại đổ dầu vào lửa khiến cho mâu thuẫn ngày càng căng thẳng, dẫn đến bi kịch xảy ra.
"Để giảm thiểu những vụ việc đau lòng như thế này thì cần tích cực tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của công dân. Khi văn hóa, đạo đức xã hội được nâng cao, con người hiểu biết và tôn trọng pháp luật, tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác thì những vụ việc đau lòng tương tự như vậy mới ít xảy ra", Tiến sĩ Cường chia sẻ.
TP.HCM: Va chạm xe tải trên đường đi đón mẹ, bé trai tử vong Bé trai khoảng 10 tuổi chạy xe đạp điện đi rước mẹ từ quê lên thăm. Khi xe tới ngã tư, bất ngờ va chạm với xe tải, hậu quả làm bé trai tử vong tại chỗ Chiều 21.6, Công an H.Củ Chi (TP.HCM), cho biết đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe đạp điện...