Hai cô bé mắc bệnh lạ, da nhăn nheo như bà lão
Cả hai chị em gái người Ấn Độ mắc chứng bệnh hiếm khiến họ trông như những cụ già trong dáng người trẻ em.
Keshav Kumar, 18 tháng tuổi và chị gái Anjali Kumari, 7 tuổi nhưng da đã nhăn nheo, xương khớp đau nhức, khuôn mặt sưng vù. Cả hai chị em thường bị trêu chọc vì ngoại hình khác thường của mình. Mỗi khi đi trên phố, cả hai chị em bị nhìn chằm chằm. Cả hai chỉ muốn mình được như những đứa trẻ bình thường khác nhưng bác sĩ nói rằng, căn bệnh này vô phương cứu chữa.
Anjali nói: “Cháu biết cháu rất khác biệt so với các bạn cùng tuổi. Cháu có khuôn mặt dị biệt, có cơ thể dị biệt, tất cả mọi thứ đều dị biệt. Khuôn mặt cháu sưng to nên mọi người chỉ chăm chăm nhìn vào cháu rồi nói xấu”.
Hai chị em Anjali (trái) và Keshvar cùng mắc căn bệnh lão hóa sớm.
“Những bạn khác trong trường gọi cháu là daadi Amma (bà ngoại), budhiya (bà già), bandariya (khỉ) hay raider (khỉ chúa). Cháu rất buồn. Cháu muốn được mọi người chấp nhận. Cháu thực sự muốn mình xinh đẹp như chị gái. Cha mẹ cháu mong muốn cháu sẽ khỏe mạnh. Nhưng cháu rất buồn khi thấy cả nhà đau khổ, xấu hổ vì cháu. Ước nguyện duy nhất của cháu là được chữa bệnh”, cô bé tội nghiệp chia sẻ.
Hai chị em Anjali mắc bệnh nhão da, tên khoa học là Progeria. Các bác sĩ Ấn Độ nói rằng đây căn bệnh này vô phương cứu chữa. Chị gái của Anjali, Shilpi không bị mắc bệnh.
Video đang HOT
Da của hai chị em nhăn nheo, xương khớp đau nhức, đôi mắt như những cụ già.
Anh Shatrughan Rajak, 40 tuổi có thu nhập 4500 rupees một tháng chỉ mong muốn có tiền chữa bệnh cho các con: “Mọi người trong làng gọi các con tôi là “người già”. Chúng rất đau lòng. Chúng tôi đã hy vọng rất nhiều từ các bác sĩ địa phương nhưng họ nói hy vọng duy nhất của chúng tôi là ra nước ngoài”.
Khi Anjali mới 6 tháng tuổi, cô bé đã bị viêm phổi. Sau khi khỏi bệnh, da của Anjali khô lại, chảy nhão. 5 năm sau đó, vợ chồng anh Shatrughan sinh bé Keshav cũng mắc căn bệnh bí ẩn như chị gái mình.
“Lúc đó, chúng tôi không đưa Keshav đi khám vì chúng tôi biết cháu nó cũng bị bệnh như chị gái”, Anh Shatrughan kể lại. “Gia đình khá nghèo, đi bác sĩ rất tốn kém. Nếu đã không chữa được cho Anjali thì tôi nghĩ với Keshav cũng vô dụng”.
Cậu bé Keshvar, 18 tháng tuổi đang xoa làn da nhăn nheo kỳ lạ của mình. Đây là căn bệnh rất hiếm gặp trên thế giới.
Chị gái Shilpi, 11 tuổi, luôn phải bảo vệ các em mình: “Cháu ghét mọi người trêu chọc em cháu. Cháu rất buồn nhưng cháu không nói gì cả. Cháu muốn ở bên các em cháu mãi mãi nhưng trên hết, cháu muốn dạy các em cháu phải tự lập, phải mạnh mẽ để không cần dựa vào bất kỳ ai”.
Anjali có cơ thể như một người già thật sự: Khớp đau nhức, hơi thở nặng nhọc, làn da chảy nhão, mắt thiếu sức sống. Khả năng miễn dịch thấp khiến Anjali dễ mắc bệnh.
Anjali cùng chị gái. Người chị không hề mắc bệnh trong khi đó cả hai em đều già trước tuổi.
Bác sĩ Kailash Prasad, chuyên gia tại Bệnh viện Ranchi, cho biết đây có khả năng là bệnh di truyền, một dạng của bệnh nhão da, một chứng rối loạn rất hiếm. Mỗi tháng, anh Shatrughan bỏ ra 500 Rupees để mua thuốc cho các con nhưng cũng không thấm vào đâu. Anh cảm thấy bất lực. Anh thấy các con còn già hơn mình mà không thể làm gì được.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Kinh dị người phụ nữ ăn thịt lợn sống nhiều năm ở Trung Quốc
Thịt lợn sống đã khiến toàn bộ cơ thể người phụ nữ bị hàng đàn giun sán chiếm lĩnh.
Đối với những người ăn thịt, chắc chắn món ăn phổ biến nhất là thịt lợn, đặc biệt là vào bữa sáng với các món như thịt muối, pa tê, xúc xích,... Dù thịt lợn và những sản phẩm từ thịt lợn ngon tuyệt, chúng cũng có thể tiềm tàng những nguy hiểm chết người nếu không được nấu đúng cách.
Đây là ảnh chụp x-quang của một người phụ nữ tại Trung Quốc. Toàn bộ cơ thể bà chứa đầy giun kí sinh và u nang vì ăn thịt lợn sống trong suốt 10 năm.
Bộ não bị trứng của giun sán chiếm lĩnh.
Thông thường một bộ não khỏe mạnh bình thường trên ảnh x-quang sẽ không có những chấm trắng như bức ảnh phía trên. Tên chính thức cho căn bệnh của bà là Cysticercosis (Bệnh ấu trùng sán lợn), gây ra bởi một loại sán dây có tên Taenia solium.
Loài sán ăn bám dày đặc trên 2 lá phổi của người phụ nữ.
Loài sán này sống trong cơ bắp lợn. Khi con người ăn thịt lợn bị nhiễm sán, loài sán này sẽ thông qua đường tiêu hóa đi vào cư trú trong các bộ phận cơ thể
Khuôn mặt kinh dị của loài sán dây dưới kính hiển vi.
Nếu vệ sinh cá nhân không được thực hiện đúng cách, trứng của loài sán này có thể chuyển từ phân lên tay bạn. Từ đó, chúng sẽ lây nhiễm sang các bộ phận khác trong cơ thể. Do vậy, dù lợn đã được khử trùng và chứng nhận nuôi trong môi trường vệ sinh, thì bạn cũng đừng bao giờ chủ quan mà hãy nấu thịt lợn cẩn thận để tránh xảy ra trường hợp kinh dị tương tự như người phụ nữ này.
Theo Ngọc Khuê / Trí Thức Trẻ
Chàng trai mắc bệnh kỳ lạ mọc rễ cây trên người "Người cây" 25 tuổi bị nhiễm một loại virus gây bệnh ngoài da cực hiếm gặp trên thế giới. Chàng trai Abul Bazadar, 25 tuổi, người Bangladesh, bị nhiễm một loại virus có tên "Human Pappiloma Virus" (HPV) khi 10 tuổi. Kể từ đó, chàng trai làm nghề lái xe kéo này được mệnh danh là "người cây". Virus HPV khiến anh chàng...