Hai chuyến bay của Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ bị dọa đánh bom
Hai chuyến bay của hãng hàng không Singapore Airlines và Turkish Airlines cất cánh từ Mỹ bị đe dọa đánh bom vào ngày 22.11, nhưng đã hạ cánh an toàn.
Một máy bay của hãng Singapore Airlines – Ảnh: Reuters
Chuyến bay SQ001 của Singapore Airlines cất cánh từ thành phố San Francisco (Mỹ), bị đe dọa đánh bom và hạ cánh an toàn tại sân bay Changi, Singapore vào ngày 22.11, theo Reuters.
Singapore Airlines trong một thông cáo cho biết: “Chúng tôi rất tiếc không thể cung cấp thêm thông tin vì lý do an ninh”. Cảnh sát Singapore cho hay đã kiểm tra máy bay của Singapore Airlines nhưng không phát hiện bất kỳ điều gì hoặc hành khách khả nghi.
Một máy bay của hãng Turkish Airlines – Ảnh: Reuters
Cũng trong ngày 22.11, một máy bay của hãng Turkish Airlines (Thổ Nhĩ Kỳ) cất cánh từ thành phố New York (Mỹ) về Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) phải chuyển hướng và hạ cánh an toàn xuống Canada vì bị dọa đánh bom.
Lực lượng an ninh Canada kiểm tra máy bay nhưng không phát hiện bất kỳ điều gì khả nghi.
Video đang HOT
Lực lượng an ninh nhiều nước được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ kể từ khi tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) lên tiếng nhận trách nhiệm tiến hành loạt tấn công đêm 13.11 ở Paris khiến 130 người chết.
IS còn tuyên bố đã cài bom trên máy bay của hãng Metrojet (Nga) khiến máy bay rơi ở bán đảo Sinai (Ai Cập) vào ngày 31.10, tất cả 224 người trên máy bay thiệt mạng.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
APEC - thử thách an ninh với Philippines sau vụ khủng bố Paris
Việc đảm bảo an ninh cho các lãnh đạo nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là nhiệm vụ khó khăn với bất cứ nước nào, và năm nay, Philippines còn đối mặt với thách thức lớn hơn sau vụ tấn công khủng bố Paris.
Cảnh sát Philippines bên các dụng cụ chống bạo động tại nơi tổ chức APEC. Ảnh:AP
Theo AP, đất nước đang phát triển ở Đông Nam Á đã triển khai hơn 30.000 sĩ quan quân đội, cảnh sát và nhân viên dân sự trong chiến dịch an ninh lớn nhất suốt nhiều năm để phục vụ cuộc họp ở thủ đô Manila. Lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) bắt đầu đến Philippines từ hôm qua.
Công tác chuẩn bị bao quát cho thấy có nhiều mối đe dọa với sự kiện, và cũng nhằm giải quyết mối quan ngại rằng Philippines có thể chưa đủ lực để thực hiện nhiệm vụ. Quân đội nước này thuộc hàng yếu kém nhất ở châu Á và vùng phía nam là cái nôi bất ổn với những phiến quân Hồi giáo cùng nạn cướp bóc.
Cảnh sát trưởng quốc gia Ricardo Marquez cho hay lực lượng an ninh đã chuẩn bị cho mọi mối đe dọa có thể có, bao gồm khủng bố, bão, hỏa hoạn, động đất và ngộ độc thực phẩm. Tại Manila, dân thường tạm thời không được mang theo súng trong tuần lễ hội nghị cấp cao. Các cuộc biểu tình cũng không được tổ chức nếu không có giấy phép và không được diễn ra gần những địa điểm tổ chức APEC.
"Mọi thứ đều được xem xét: từ an ninh, trật tự công, sự sẵn sàng trước tình huống khẩn", ông nói.
Chính phủ nói sẽ làm mọi thứ để đảm bảo an toàn cho 7.000 quan chức và những người tham gia khác trong thời gian diễn ra các cuộc họp APEC. Sự kiện kết thúc vào ngày 20/11.
Các biện pháp an ninh cũng được tăng cường kể từ vụ tấn công ở Paris hôm 13/11 làm ít nhất 129 người chết. Đây là vụ bạo lực làm nhiều người chết nhất ở Pháp kể từ Thế chiến II.
Vài giờ sau các vụ tấn công, Tổng thống Philippines Benigno Aquino triệu tập cuộc họp với các quan chức an ninh và đặt toàn bộ lực lượng gồm 160.000 cảnh sát quốc gia và lực lượng vũ trang 125.000 người trong tình trạng báo động toàn diện.
Ông Aquino cho biết không ghi nhận được "mối đe dọa hiện hữu nào" đối với cuộc họp APEC. Nhưng ông muốn đảm bảo Philippines sẵn sàng cho mọi hoàn cảnh, có kế hoạch trước mọi tình huống khẩn cấp, phát ngôn viên tổng thống Abigail Valte nói. "Thà chuẩn bị quá mức còn hơn là chưa chuẩn bị đủ", Valte nói.
Ban tổ chức cũng công nhận về những bất tiện đối với cư dân Manila, nơi nổi tiếng vì tình trạng tắc nghẽn giao thông. Chính phủ khuyến khích người Philippines đi nghỉ ngoài Manila hoặc ở nhà, xem tin tức.
Một nửa số lãnh đạo APEC sẽ đến sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ, và nhiều người, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama, sẽ nhanh chóng rời Manila tới Kuala Lumpur, Malaysia để tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Đây là một phép thử khó khăn với năng lực của sân bay quốc tế tại Manila.
Hơn 1.700 chuyến bay trong nước và quốc tế vừa bị hủy để đảm bảo các chuyến bay đến và đi của lãnh đạo trở nên suôn sẻ.
Những con đường lớn đông đúc nhất của Manila sẽ bị thu hẹp lại để nhường làn cho các đoàn xe quan chức. Chính phủ đã thông báo trường học và nhân viên nhà nước được nghỉ lễ. Giới chức cũng ban bố khu vực "cấm tàu bè qua lại" tại Vịnh Manila gần khu phức hợp giải trí và hội nghị phục vụ APEC.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động cánh tả đã tuyên bố sẽ phá vỡ điều họ gọi là vỏ ngoài của hòa bình và trật tự bằng những cuộc biểu tình chống một loạt vấn đề, từ toàn cầu hóa thương mại họ cho làm trầm trọng thêm nạn đói nghèo tới sự cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cảnh sát nói họ sẽ thực hiện chính sách "nhân nhượng tối đa" những người biểu tình nhưng sẽ không cho phép họ phá hỏng cuộc họp của các lãnh đạo.
Ngày 12/11, nhiều ngày trước khi các quan chức APEC đến, các nhà hoạt động đã bắt đầu biểu tình trước đại sứ quán Mỹ, Nhật, Trung Quốc.
Ông Aquino sẽ tặng các lãnh đạo APEC và các phu quân, phu nhân của họ những chiếc áo quốc gia gọi là Barong Tagalog để mặc trong bức ảnh tập thể truyền thống.
Nhà thiết kế địa phương Paul Cabral đã làm việc nhiều tháng, sử dụng nhiều chủ đề họa tiết thêu tay khác nhau trên chất liệu từ tơ tằm và dứa. Đó là họa tiết cây tre trên áo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cây khiên Sarawak trên áo Thủ tướng Malaysia Najib Razak, hoa anh đào trên áo phu nhân Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mang bom lên máy bay khó cỡ nào? Kỳ 4: Vá lỗ hổng ở sân bay Khủng bố đã làm cho thế giới này đáng sợ hơn. Và cũng chính khủng bố đã làm cho thế giới này giỏi... chặn khủng bố hơn. Hành khách ra sân bay đôi khi có cảm giác như đang ra trận! - Ảnh: AFP Cả thế giới la hoảng Dân Mỹ la hoảng sau khi kết quả điều tra cho thấy 67 trong...