Hai chiến hạm Nhật Bản cập cảng Cam Ranh
Trên hai tàu chiến của lực lượng tự vệ biển Nhật Bản vừa cập cảng Cam Ranh được trang bị nhiều khí tài hiện đại, trong đó có tên lửa phòng không, ngư lôi chống tàu ngầm.
Ngày 12/4, hai chiến hạm Ariake (DD109) và Setogiri (DD156) thuộc lực lượng tự vệ biển Nhật Bản, đã tiến vào cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam, kéo dài 4 ngày.
Tàu Ariake dài 151m, rộng 17,4 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 4550 tấn với 250 thủy thủ đoàn. Tàu thuộc lớp Murasame có một khu trục hạm tên lửa dẫn đường, có hệ thống radar hiện đại.
DD109 được trang bị nhiều khí tài hiện đại, ở boong trước ụ pháo cao xạ loại 76 mm, khả năng hoạt động linh hoạt ở tầm cao và cả tầm thấp. Pháo có thể bắn ra 80 viên đạn trong một phút, tầm bắn khoảng 16 km và tấn công mục tiêu trên mặt nước lẫn trên không.
Phía trước ra radar hiện đại (màu trắng) quan sát, xác định mục tiêu tấn công, hệ thống pháo 20 mm được kích hoạt với tầm bắn khoảng 4,5 km.
Dưới cabin điều khiển có hệ thống bệ phóng ngư lôi với 16 ống phóng thẳng đứng, phục vụ mục đích săn ngầm, tác chiến. Bên hông tàu được đặt 18 ống phóng MK 48 chứa tên lửa phòng không tầm trung.
Video đang HOT
Trên tàu được trang bị tên lửa phòng không cùng hệ thống phóng thẳng đứng. Đại tá Morishita Osamu, Chỉ huy đơn vị tàu hộ vệ số 15 cho hay, Nhật Bản coi trọng mối quan hệ với Việt Nam, hai bên xác định quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh biển nên luôn chọn Việt Nam là điểm đến của chuyến thăm.
Máy bay trực thăng săn ngầm SH – 60J trên chiến hạm DD109, tốc độ khoảng 267 km/h, bay cao 3.600 m, có thể quan sát mục tiêu trên biển. Ngoài ra, tàu còn hệ thống ống phóng thẳng đứng cho các loại tên lửa hải đối, trong đó MK41 VLS được lắp đặt ở dưới khoang có thể bắn các tên lửa chống ngầm RUM139 VL ASROC… tầm hoạt động hơn 8300 km, tốc độ tối đa 30 hải lý mỗi giờ.
Trong khi đó, chiến hạm Setogiri còn có hệ thống rocket chống ngầm. Nhiệm vụ tác chiến chống ngầm, phòng thủ điểm trước các tên lửa đối hạm cũng như máy bay tầm thấp.
Chiến hạm này được trang bị hệ thống phóng tên lửa chống hạm harpoon và tên lửa phòng không tầm trung. Tàu thuộc thuộc lớp Asagiri, dài 137, rộng 14,6 m, lượng giãn nước 42000 tấn với thủy thủ đoàn gồm 250 người và khoang tàu có thể chứa được tối đa 2 trực thăng chống ngầm SH60J.
Trên hai chiến hạm này được trang bị nhiều xuồng cao tốc để phục vụ công tác huấn luyện, cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Theo kế hoạch, ngày 15/4, hai chiến hạm Ariake và Setogiri thuộc lực lượng tự vệ biển Nhật Bản sẽ rời cảng quốc tế Cam Ranh, trở về nước.
Đây là lần thứ 2 tàu hải quân nước ngoài đến thăm cảng quốc tế Cam Ranh, kể từ khi cảng này khánh thành vào ngày 8/3. Trước đó, ngày 17/3, tàu RSS Endurance của Hải quân Singapore đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma vào dịp 27/7
Tròn một năm sau ngày đặt viên đá đầu tiên khởi công, sáng ngày 13/3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiểm tra tiến độ xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma tại Công viên Biển Đông, Bắc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Đưa Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma vào sử dụng nhân dịp 27/7
Tại buổi kiểm tra tiến độ dự án, ông Nguyễn Văn Ngàng, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, hiện nay một số hạng mục của Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma như: Thẩm định phần mỹ thuật tượng đạt 100% khối lượng công việc; san lấp và đường công vụ đạt 90%; khu tượng đài và lối lên khu tưởng niệm đạt 40%; đường dạo và Quảng trường Hòa Bình đạt 40%; nén tĩnh cộc, trạm biến áp cùng đạt 80%; hệ thống chiếu sáng toàn khu tưởng niệm hiện đang được triển khai...
Ngoài ra, ông Ngàng cũng cho biết, dự kiến vào ngày 25/3 tới sẽ thi công xong phần ngầm gồm: cọc, đài cọc, bể khu vực tượng đài; phấn đấu đưa đế, tượng lên vị trí dự kiến thực hiện từ ngày 26-30/4 sau khi cọc và đài đủ khả năng chịu lực; từ 30/4 đến 30/6 sẽ tiến hành hoàn chỉnh chi tiết phần tượng theo đúng ý tưởng thiết kế cùng các công việc có liên quan; các gói thầu còn lại sẽ được hoàn chỉnh trong tháng 6/2016; dự kiến khánh thành đưa toàn bộ dự án vào sử dụng từ 27/7/2016.
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì buổi họp kiểm tra tiến độ dự án Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma
Sau khi kết thúc buổi thị sát thực tế các hạng mục đang thi công tại Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực của các đơn vị thi công, đơn vị thiết kế, đơn vị tư vấn, đơn vị giám sát... đã khẩn trương thực hiện các phần việc trong thời gian qua.
Ông Tùng đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa làm việc cụ thể với các đơn vị liên quan xác định rõ ranh giới đất, tiến hành đóng cọc bê tông ranh giới để việc triển khai dự án thuận lợi, tránh những khúc mắc không đáng có về sau, đồng thời yêu cầu hoàn tất việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, ông Tùng nhấn mạnh đây là "công trình để đời" nên yêu cầu các đơn vị thi công cần đảm bảo tuyệt đối chất lượng công trình, đảm bảo an toàn tuyệt đối khi thi công, có giải pháp che chắn việc sạt lở cát để tránh những thiệt hại không đáng có xảy ra.
Ông Tùng nhấn mạnh Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma là "công trình để đời" nên yêu cầu các đơn vị thi công cần đảm bảo tuyệt đối chất lượng công trình
Ông Tùng cũng yêu cầu đơn vị đang phụ trách thực hiện phần việc đẽo đá, tạc tượng cần lưu ý khắc họa rõ nét ý chí, sự dũng cảm, kiên cường, bất khuất trên khuôn mặt của các chiến sĩ hải quân đã quên mình ngã xuống bảo vệ Gạc Ma, bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng tại Công viên Biển Đông, bắc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa trên khu đất rộng 2,5 ha. Khu tưởng niệm được xây dựng với mong muốn là một "địa chỉ đỏ" để mỗi người khi đến với Khánh Hòa sẽ có dịp dừng chân, suy ngẫm về những đóng góp của các liệt sĩ trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, nâng cao trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ông Tùng động viên các nghệ nhân tạc tượng chiến sĩ Gạc Ma anh hùng
Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiểm tra tiến độ dự án Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma, sáng 13/3
Đây cũng sẽ là nơi những người còn đang sống tưởng nhớ, tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc; là nơi thay thế mộ phần của các chiến sĩ còn chưa tìm thấy thi thể trong trận hải chiến Trường Sa không cân sức với quân Trung Quốc.
Trước đó vào ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lực lượng Hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và chịu nhiều tổn thất, hy sinh. Trong trận chiến, thiệt hại của Việt Nam bao gồm 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 64 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương...
Viết Hảo
Theo Dantri
Cảng Quốc tế Cam Ranh: Tính toán chiến lược của Việt Nam Việc khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh là bước đi phù hợp xu thế của thời đại và nằm trong tính toán chiến lược của Đảng và Nhà nước. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ Ngày 8/3, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Cảng Quốc tế Cam Ranh đã được khai trương. Từ đây, cảng Cam Ranh có nhiệm...