Hai chị em diễn viên Hàn tự tử vì bị cưỡng bức tập thể
Cư dân mạng đang kêu gọi cơ quan chức năng xử lại vụ án gây chấn động làng giải trí xứ kim chi.
Vào ngày 23/9, chương trình ký sự điều tra mang tên Exploration Code J của kênh JTBC Hàn Quốc đã đưa tin về vụ việc 2 chị em trong gia đình một nữ diễn viên Hàn cùng nhau tìm tới cái chết. Theo thông tin có được, cặp chị em này từng là vũ công nhảy phụ họa cho một chương trình truyền hình vào năm 2004 trước khi nhận được lời mời đóng vai phụ từ một tiền bối ở trường đại học.
Trong khi cô em tiếp tục làm vũ công, cô chị nhận lời tham gia vào lĩnh vực diễn xuất. Kể từ đó, cô chị phải đi nhiều thành phố lớn ở Hàn Quốc để phục vụ cho công việc mới của mình. Sau một thời gian đóng phim, mọi người trong nhà nhận ra rằng tính nết cô chị đã thay đổi hoàn toàn. Từ một người sống nội tâm, cô trở nên bạo lực hơn và thưởng lẩm nhẩm nhiều câu liên quan đến cái chết.
Hình ảnh cô chị làm diễn viên phụ trong một bộ phim.
Gia đình đã phải đưa cô chị đến bệnh viện để tiến hành trị liệu tâm lý. Trong những ngày nằm viện, chính cô chị đã thú nhận rằng mình từng bị cưỡng bức tập thể. Cô đã qua tay rất nhiều nhân viên trong công ty và phải lên giường với trưởng nhóm phụ trách.
Ngay sau khi biết được lý do khiến con gái gặp khủng hoảng tâm lý, bố mẹ cô đã tố cáo với cảnh sát danh tính của những người đàn ông đã từng thực hiện hành vi cưỡng hiếp với người nhà của họ. Tuy nhiên tất cả các tên yêu râu xanh này đều chối cãi và khẳng định chuyện quan hệ tình dục đều dựa trên sự đồng ý của cả 2 phía. Do vụ kiện được xử không hợp tình hợp lý, kẻ cưỡng dâm được tha bổng nên bệnh tình cô chị ngày thêm nghiêm trọng hơn.
Video đang HOT
Di ảnh cô chị và cô em sau khi cả 2 tìm đến cái chết vì vụ cô chị bị cưỡng hiếp tập thể.
Được biết, trên thực tế, cô chị đã phải từ bỏ vụ kiện chỉ vì một trong những kẻ cưỡng hiếp cô đã gọi điện đến nhà đe dọa sẽ giết mẹ và em gái cô. Sau 5 năm chịu đựng sự trầm cảm, u ất, cô chị đã tìm đến cái chết để giải thoát và để lại lời nhắn: “ Tự tử là con đường duy nhất giúp tôi có thể sống. Tôi không còn lý do nào để sống nữa”.
Ngay sau khi biết tin cô chị tự tử, vì quá đau buồn cô em cũng treo cổ tự vẫn đi theo chị. Cư dân mạng đã tỏ thái độ bức xúc trước vụ việc quá đau xót của gia đình nữ diễn viên xấu số trên. Họ đã cùng nhau ký vào đơn yêu cầu đòi xét xử lại vụ án cưỡng hiếp của cô chị nhằm lấy lại sự công bằng.
Theo Thebox
Chán sống gia tăng trong giới trẻ
Việt Nam đang ghi nhận số ca tự tử nhiều nhất từ trước đến giờ nhưng lại chưa được quan tâm thích đáng", bà Nguyễn Vân Anh, người sáng lập Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý (PCP), cho hay.
Chia sẻ tại hội thảo về truyền thông với vấn đề tự tử do PCP vừa tổ chức tại Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Hương Xuân, nguyên Trưởng khoa Tâm thần Nhi (Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1), cho biết từng chứng kiến khoảng hơn 30 ca tự tử hoặc có ý định tự tử.
Cùng chủ đề, nghiên cứu của bác sĩ Bùi Quốc Thắng và Nguyễn Lê Anh Tuấn, Bệnh viện Nhi đồng chỉ ra 1,66% số người tự tử ở độ tuổi 14-15, với tỷ lệ nữ nhiều hơn nam.
Bác sĩ Thắng cho hay hình thức tự tử phổ biến nhất là bằng hóa chất (thuốc ngủ, chuột, trừ sâu). Phần lớn trẻ đều không có hành vi nào biểu hiện sẽ tự tử cho đến khi được người nhà phát hiện. Cũng không có trẻ nào thông báo cho người thân sau khi thực hiện hành vi tự tử để được can thiệp.
Theo các nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến tự tử ở thanh, thiếu niên là do xung đột gia đình.
Có tới 87,8% trong tổng số trẻ tự tử đang sống với cha mẹ và hầu hết các em tìm đến cái chết ngay tại nhà. Chỉ 14,6% trẻ tự tử có thái độ xa lánh mọi người.
Đây là những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi bất thường của trẻ mà chỉ những người tinh ý, hiểu trẻ mới có thể nhận ra. Vì thế việc ngăn chặn trẻ tự tử trở nên vô cùng khó khăn.
Nghiên cứu của Phan Thị Hòa, bác sĩ Huỳnh Đình Đồng và cộng sự tại Đà Nẵng cho thấy, số ca tự tử năm 2004 là 487 ca, tăng gấp 4 lần so với 2003.
Tại BV Đà Nẵng có 148 bệnh nhân nhập viện vì tự tử có tới hơn 60% là nữ, độ tuổi từ 25-44. Nguyên nhân cũng do bức xúc gia đình, xã hội, tình cảm, một số ít bị bệnh mãn tính, tâm thần.
Bà Vân Anh cho biết đại đa số người có ý định tự tử cố gắng bày tỏ ý định tự tử của mình với người khác.
Tuy nhiên một phần trong số đó bày tỏ bằng cách nói chuyện, còn lại không biết giãi bày thế nào. Hầu hết những người tìm đến cái chết đã trải qua thời gian buồn, chán, thất vọng âm ỉ nhiều năm và phần lớn là người bình thường, ít người là bệnh nhân tâm thần.
Bà Vân Anh khẳng định tự tử là hiện tượng có thể phòng ngừa, ngăn chặn được nhưng những người xung quanh lại chưa có đủ kỹ năng để phát hiện, ngăn chặn chuyện này.
Việt Nam chưa có hệ thống phòng chống tự tử một cách chuyên nghiệp, cũng như chưa có nhiều tổ chức, chương trình hoạt động trong lĩnh vực phòng chống tự tử và chưa có nhiều cá nhân (những nhà tham vấn, công tác xã hội...) có kinh nghiệm làm việc với người có ý định tự tử.
Ngày Thế giới Phòng chống Tự tử toàn cầu diễn ra vào 10-9 hằng năm, kêu gọi sự chú ý tới vấn nạn tự tử. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng một triệu người chết vì tự tử trên thế giới, tăng 60% so với 50 năm qua. Dự báo đến năm 2020, con số này có thể sẽ tăng lên thành 1,5 triệu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Độ tuổi có hành vi tự tử tập trung chủ yếu vào lứa tuổi 15-25.
Tổng hợp từ 5 nghiên cứu về vấn đề tự tử ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay cho thấy, có khoảng 2,6 đến 25,4% người từng có ý định tự tử, khoảng 1,1-15,6% số người từng có kế hoạch tự tử, trong đó số người thực hiện hành vi tự tử là 0,4-4,2%. Độ tuổi tự tử nhiều nhất là 15-30 tuổi.
Theo TPO
Một bệnh nhân tử vong vì 'amip ăn não người' Bệnh nhân P.V.T. (25 tuổi, ngụ Phú Yên) tạm trú tại Q.Bình Thạnh, TPHCM, đã tử vong sau một ngày nhập viện. Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho thấy, anh T. mắc phải loại "amip ăn não người"! Bệnh nhân bán đậu phộng xấu số Vốn làm nghề bán đậu phộng dạo suốt hai năm nay tại...