Hai chị em có màu tóc lạ mất tích bí ẩn
Kể từ ngày mất tích một cách khó hiểu đến nay, 2 đứa con (9 tuổi và 3 tuổi) của vợ chồng anh A Phạn (xã Đăk Pxi, Đăk Hà, Kon Tum) vẫn bặt vô âm tín trong nỗi nhớ thương của cha mẹ.
Nhiều tháng đã trôi qua, nhưng vợ chồng anh A Phạn (SN 1979) và chị Y Công (SN 1985) vẫn chưa hết đau buồn và nhớ mong 2 đứa con của mình là Y Phới (9 tuổi) và A Phú Kàn (3 tuổi). Anh Phạn kể, vợ chồng anh lấy nhau năm 2000 và đã sinh được 6 đứa con (lớn nhất 11 tuổi và bé nhất gần 1 tuổi), trong đó Y Phới (thứ 2) và Phú Kàn (thứ 5) là 2 đứa trẻ có bề ngoài đặc biệt nhất với mái tóc màu trắng tự nhiên. Chính vì vậy, sự mất tích của 2 đứa trẻ này lại càng làm cho câu chuyện được tô thêm nhiều điều huyền bí.
Như thường lệ, cứ đến mùa đót (khoảng đầu năm dương lịch) là vợ chồng anh Phạn cùng người dân trong làng đưa cả gia đình lên núi bẻ đót. Sẽ có 1 mảnh đồi riêng giành cho những người già và trẻ em ở lại trong trại và phơi đót, những người có sức khỏe có nhiệm vụ đi bẻ đót ở những quả đồi lân cận. Sáng ngày 3/1/2013, vợ chồng anh Phạn dặn con ở lại trại chơi cùng những đứa trẻ trong làng, còn họ đi lên núi bẻ đót (cách lều khoảng 6km). 12h trưa cùng ngày, vợ chồng anh quay lại lều ăn cơm thì các con vẫn vui chơi bình thường.
Đến 19h tối cùng ngày, khi vác bó đót nặng trĩu trên lưng về tới lều thì vợ chồng anh Phạn chết lặng khi hay tin 2 đứa con của mình đã mất tích. Ngay lập tức vợ chồng anh Phạn cùng toàn bộ những người đi hái đót trong làng chia nhau đi tìm 2 đứa trẻ. Sáng ngày hôm sau, người dân thôn 3 và chính quyền xã lên núi cùng người thôn 2 đi tìm con anh Phạn. Buổi tìm kiếm kéo dài 3 ngày liên tục nhưng kết quả nhận được là con số không: không thấy người, không thấy thi thể hay bất cứ một đồ vật, dấu vết của 2 đứa trẻ.
Vợ chồng anh A Phạn kể về sự mất tích đầy bí ẩn của 2 đứa con trong nỗi nhớ thương con vô hạn
“Khoảng 3 giờ chiều ngày hôm đó, A Phút thấy chị cõng em trên lưng nên nói nó là “về lều đi, đừng đi đón bố mẹ, bố mẹ sắp về rồi”, nó đi khoảng vài chục mét thì Phút đi theo sau nhưng không thấy 2 đứa nữa. Chắc chúng mất tích từ lúc đó, vì cả làng không ai thấy 2 chị em từ lúc đó”, anh Phạn buồn bã kể. Điều đáng nói, khu vực mà người dân thôn 2 làm lều để ở và phơi đót không có cây lớn, xa rừng và cũng không gần các con suối, với sức của 2 đứa nhỏ thì chúng không thể tự mình đi xa cả chục km đường đồi núi trong vài tiếng đồng hồ; khu vực người dân làm lều ở nhiều năm nay không hề có thú dữ xuất hiện. Chính vì vậy, từ ngày 2 đứa trẻ mất tích, nhiều câu chuyện “thần linh” đã được người dân nơi đây “xây” lên.
Video đang HOT
Trước hôm xảy ra sự việc 1 ngày, anh Phạn trên đường đi hái đót anh Phạn có bắt được 1 con trăn cân nặng 15kg và mang về làng bán được 1,5 triệu đồng. Và câu chuyện “trăn tinh” về trừng phạt gia đình anh Phạn đã được nhiều người đồn đoán: “2 đứa trẻ đã bị trăn tinh bắt đi” vì lỗi lầm của cha nó.
Bé Y Phới (thứ 2 từ phải sang) có màu tóc đặc biệt phía trên đầu màu đen càng về phía dưới càng trắng
Còn một số người thì tin rằng, A Phú Kàn và Y Phới vốn là 2 đứa trẻ đặc biệt khi tóc chúng có màu trắng. Vậy nên, chúng là con của Yàng (Trời) và đã bị Yàng bắt đi.
Phú Kàn là đứa em duy nhất có màu tóc giống Phới khiến lời đồn đoán càng li kì
Trước những lời đồn đoán trên, ruột gan vợ chồng anh Phạn như rối bời, thương nhớ con họ chỉ biết khóc và đi hết quả đồi này đến quả núi khác để mong tìm thấy con. Nhưng càng tìm thì họ càng ra về trong vô vọng. Đến bây giờ, đã 9 tháng trôi qua, nhưng anh chị vẫn không thôi hy vọng về 2 đứa trẻ, thỉnh thoảng, vợ chồng họ lại để những đứa trẻ ở nhà cho họ hàng và lên núi tìm con với mong ước chúng vẫn còn sống.
“Vợ chồng mình rất nhớ con, vợ chồng mình nhớ rồi hay khóc lắm. Thỉnh thoảng mình còn nằm mơ thấy 2 chị em nó về nữa, nó chỉ đứng im lặng mình hỏi chúng nhưng chúng không nói gì. Người thì nói này, nói kia nhưng mình không biết, trong làng từ trước đến nay cũng không có người lạ nên không biết chúng có bị bắt cóc không”, anh Phạn tâm sự.
Chị Y Dim- Phó Chủ tịch xã Đăk Pxi – cho biết, chuyện 2 đứa trẻ nhà anh Phạn mất tích xã cùng đã cử người đi tìm kiếm nhưng 3 ngày tìm kiếm liên tục mà không thấy.
Theo Dantri
Ngỡ ngàng vùng đất cố đô
Mandalay, cố đô của vương triều phong kiến cuối cùng tại Myanmar. Nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất của các cố đô bởi là kinh đô của bốn triều đại nổi tiếng. Tuy nhiên, Mandalay không chỉ được biết đến bởi điều này.
Bình yên Pyin Oo Lwin
Trong hành trình khám phá xứ sở quyến rũ này, ở mỗi bang, thành phố, khu du lịch hay một ngôi làng nhỏ, thậm chí đơn giản chỉ là câu chuyện phiếm tại một quán trà ven đường cũng để lại cho du khách những bất ngờ thú vị. Tuy nhiên, trong chính hành trình đầy những điều bất ngờ thú vị ấy, tôi đã có những phút giây thảng thốt giật mình khi đặt chân đến một địa danh tươi đẹp, một địa danh mang lại cho du khách cảm giác hoàn toàn mới lạ không giống bất cứ nơi đâu trên xứ sở này, Pyin Oo Lwin.
Pyin Oo Lwin nằm cách trung tâm Mandalay khoảng 70km về phía đông, thuộc cao nguyên Pyin Oo Lwin, Shan state. Đây là khúc cuối của cao nguyên Shan bao gồm những vùng thảo nguyên, đồi núi thoai thoải và các thung lũng ven sông có độ cao trung bình trên 1.000 mét so với mực nước biển. Tên cũ của Pyin Oo Lwin là May Myo, nghĩa là Phố May (May là tên của viên sĩ quan chỉ huy đầu tiên của thực dân Anh đồn trú tại đây).
Đến Pyin Oo Lwin trên một chuyến xe tuktuk. Từ Mandalay, xe túc tắc trên con đường vắng thênh thang và những ngôi nhà làm từ gỗ tếch thấp thoáng dưới bóng hoa phượng vỹ rực đỏ. Pyin Oo Lwin đón du khách với nụ cười tươi mời du khách tham quan thị xã của những người đánh xe ngựa ở chợ trung tâm thị trấn. Sau khoảng 30 phút đi xe ngựa, vườn bách thảo May Myo hiện ra xanh mướt với muôn vàn loài hoa, cây xanh và các công trình kiến trúc bằng gỗ mang phong cách Châu Âu.
Pyin Oo Lwin nổi tiếng với vườn thực vật, Kandawgyi Gardens, vườn bách thảo May Myo rộng 142ha và thác nước Pwekauk. Tất cả đều nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên May Myo quanh năm mát mẻ, nhiệt độ ban ngày ở đây từ 20-32 độ C và se lạnh về đêm, khí hậu trong lành với hàng vạn loài hoa khoe sắc. Một tháp vọng cảnh được xây dựng bằng gỗ tếch cao vài chục mét trên ngọn đồi ở trung tâm khu bảo tồn thiên nhiên, các khu trưng bày hoa phong lan, côn trùng... Tất cả được quy hoạch, xây dựng theo kiến trúc kiểu Anh bao quanh các hồ nước, trên các ngọn đồi, núi thấp.
Thị trấn Pyin Oo Lwin nhỏ nhắn, nhẹ nhàng với những khu phố yên tĩnh và những ngôi nhà được xây dựng từ khi người Anh còn làm chủ nơi này. Những ngôi nhà kiến trúc kiểu Anh trước kia vốn là nơi để các quan chức, binh sỹ Anh dùng làm nơi an dưỡng, nghỉ ngơi, thì nay đều được sử dụng làm các nhà hàng, quán bar phục vụ du khách.
Những đồi gỗ tếch xanh mướt, những vườn hoa, những ngôi nhà và không khí mát mẻ cho tôi cảm giác như đang ở cao nguyên Đà Lạt. Nơi duy nhất ở Myanmar cho ta một cảm giác nhẹ nhàng, bình dị. Không trầm mặc mà đồ sộ nguy nga như từng thấy ở những nơi khác với đền đài chùa tháp rực vàng. Một Pyin Oo Lwin thảng thốt xanh lãng mạn với những sườn đồi rực rỡ sắc màu các loài hoa.
(Còn tiếp)
Vũ Thanh
Theo ANTD
Nỗi niềm "đồi núi" kém... nhấp nhô Lần nào "giao ban", chồng chị cũng chẳng màng sờ tới ngực chị hay có những cử chỉ âu yếm, nâng niu đôi gò bồng đảo như chị vẫn thường thấy trên phim ảnh. Khi nói về phụ nữ, người ta thường đề cập nhiều đến "núi đôi", nào là "đôi gò bồng đảo" căng tròn, nào là "nhấp nhô theo từng nhịp...