Hai cha con “quậy tưng” khoa Cấp cứu, đánh điều dưỡng bệnh viện
Chiều 16/5, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng xác nhận có vụ việc bảo vệ bị hành hung tại khu cấp cứu. Hiện bệnh viện đã có văn bản gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc.
Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, khoảng 22h ngày 15/5, khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tiếp nhận bệnh nhân L.T.M.H (SN 1998, ngụ đường Phù Đổng Viên Vương, TP.Đà Lạt) trong tình trạng không ăn uống được, đau tức ngực, tê chân tay.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, theo dõi hạ đường huyết, thiếu máu cơ tim và tiến hành điều trị cho bệnh nhân. Thời điểm này, khoa Cấp cứu đang có 12 bệnh nhân đang được cấp cứu, điều trị.
Người nhà bệnh nhân H đánh y, bác sĩ. Ảnh từ camera
Trong lúc ca trực đang điều trị cho bệnh nhân H và những người khác, bố của bệnh nhân H liên tục gọi điện to tiếng nên được các y, bác sĩ và bảo vệ của bệnh viện là anh Nguyễn Võ Hoàng Phong tới nhắc nhở, yêu cầu ra ngoài.
Sau khi ra ngoài, bố và anh trai của bệnh nhân này tiếp tục chửi mắng bác sĩ ca trực. Lợi dụng lúc anh Phong mở cửa khoa Cấp cứu để tiếp nhận bệnh nhân, bố của bệnh nhân H liền lao vào đấm anh Phong rồi giằng co, gây náo loạn phòng cấp cứu bệnh nhân. Anh trai của bệnh nhân H cũng lao vào cùng bố vây đánh anh Phong khiến nạn nhân ngã gục xuống nền nhà.
Người nhà bệnh nhân H đánh y, bác sĩ. Ảnh từ camera
Video đang HOT
Trước hành vi hung hãn của hai bố con này, nhiều y, bác sĩ ca trực đã tới can ngăn, đề nghị cả hai ra khỏi khu vực cấp cứu nhưng hai người trên không chấp hành. Lúc này, điều dưỡng Bùi Thị Thùy tới can ngăn và nhắc nhở anh trai bệnh nhân: “Đây không phải là chỗ đánh nhau, mời anh ra ngoài”. Người này lập tức giật bảng tên, đánh điều dưỡng Thùy. Nhận được tin báo, Công an phường 6, TP.Đà Lạt đã kịp thời có mặt ngăn chặn sự việc.
Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, mặc dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hành vi trên của người nhà bệnh nhân H đã đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của y, bác sĩ; gây tâm lý hoang mang, bất an cho đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện và làm gián đoạn hoạt động của khoa Cấp cứu khoảng 40 phút.
Đà Lạt: Xót xa nhìn 5 tấn cá tầm thịt, cả ngàn cá tầm giống chết nghi bị đầu độc
Hơn 5 tấn cá tầm thịt cùng hơn 2.000 con cá tầm giống của gia đình ông Nguyễn Công Trọng Sơn (ngụ phường 12, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã bất ngờ chết ngửa bụng nghi do bị đầu độc, thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng.
Nuôi cá tầm nhưng nhiều lần bị phá hoại
Ông Sơn dẫn phóng viên đi dọc con đường băng qua rừng thông tại xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), dừng lại ngay mép suối, nơi vẫn còn những mỏm đá rất to.
Chỉ tay vào khoảng đất rộng hơn 1.000m2, ông Sơn ngậm ngùi cho biết: "Đấy các anh xem, khu vực nuôi cá tầm của gia tôi giờ giống như bãi hoang, liên tục bị phá hoại khiến gia đình tôi không dám tiếp tục nuôi cá tại đây nữa".
Khu vực nuôi cá tầm của gia đình ông Sơn tan hoang, bỏ không sau nhiều lần bị đầu độc chết cá.
Ông Sơn cho biết, diện tích đất trên do ông thuê của ông Quý và bà Thu để nuôi cá tầm vào tháng 4/2018 với số tiền 50 triệu trong 5 năm (đã đóng đủ tiền).
Là người nuôi cá tầm đã 5 năm, chính vì vậy, khi nhắm được miếng đất này, ông Sơn rất ưng do gần suối, nước lại rất sạch sẽ, phù hợp với loài cá này. Tuy nhiên, phải mất nhiều thời gian ông mới cải tạo, làm được thành khu nuôi cá tầm hoàn chỉnh do địa hình toàn đá.
Những con cá tầm của gia đình ông Sơn chết trắng hồ nghi do bị đầu độc bởi thuốc trừ sâu.
"Tháng 10/2018, toàn bộ 5 tấn cá thịt, 2.000 con cá giống của gia đình tôi bất ngờ chết ngửa bụng. Ngay sau khi được người nhà báo, tôi đã đi tìm thì phát hiện nước có mùi thuốc trừ sâu đổ ra từ ống nước trong vườn của anh Trương Văn Sang (37 tuổi, con rể của bà Thu). Thế nhưng, tôi tưởng là vô tình khi họ làm hoa ở vườn bên trên nên cũng không truy cứu", ông Sơn kể lại.
Sau đó, vào tháng 12/2019 gia đình ông Sơn tiếp tục đầu tư 2.000 con cá tầm giống về nuôi. Thế nhưng vào ngày 30/4 vừa qua, ông Sơn tiếp tục phát hiện thuốc trừ sâu chảy ra từ đường ống của nhà anh Sang. Nước từ suối đổ vào những bể cá của gia đình ông Sơn khiến cá chết hết.
Những con cá tầm chết được gia đình ông Sơn vớt lên, cho người dân địa phương mang đi ủ làm phân bón cây trồng.
Quá bức xúc, lần này ông Sơn đã điện thoại cho cả bà Thu và anh Sang đến nói chuyện. Tuy nhiên, khi đến anh Sang đã đổ lỗi cho người làm đã đổ thuốc trừ sâu vào cống nước. Kể từ đó, anh Sang ra về và không nói gì về chuyện bồi thường với gia đình ông Sơn.
Khó xử lý?
Ông Sơn cho biết, với những lần cá chết như vậy, gia đình ông đã thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng. Hơn nữa, hiện nay gia đình ông không dám tiếp tục đầu tư nuôi cá tại khu vực này dù hạn thuê đất vẫn còn đến 3 năm.
Với số cá tầm thịt và cá tầm giống bị chết trong hai lần, gia đình ông Sơn thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng.
Nhìn những hồ cá bỏ không, ông Sơn bức xúc nói: "Gia đình tôi rất bức xúc, mọi vốn liếng đều đổ cả vào hồ nuôi cá tầm. Tôi vừa làm, vừa học tại các trại cá của người ta đã 5 năm, đến khi có hồ cá riêng thì bị phá thế này, vườn thì không có làm. Toàn bộ hồ nuôi cá tầm, ống nước, mô tơ của gia đình đầu tư khoảng hơn 360 triệu giờ bỏ không. Nên giờ chúng tôi rất mong các cấp chính quyền xử lý thỏa đáng".
Ống nước thải từ vườn của anh Sang, nơi ông Sơn phát hiện thuốc sâu chảy xuống suối.
Ông Sơn cũng cho biết, ông và chủ các vườn bên cạnh rất bình thường, không có mâu thuẫn gì. Hơn nữa, đối với anh Sang gia đình ông Sơn còn thân thiết, đối xử rất tốt như gia đình, điện cũng dùng chung, đi chung một con đường.
Trao đổi với phóng viên về vụ việc này, ông Phạm Phú Ty - Phó Trưởng Công an huyện Lạc Dương xác nhận, có vụ việc xảy ra trên địa bàn và đơn vị đã cử cán bộ đến hiện trường lập biên bản vụ việc nhưng không thể lấy mẫu nước để giám định.
Ông Sơn chỉ khu vực đầu ống cống tại vườn của anh Trương Văn Sang, nơi đổ nước thải và thuốc sâu của vườn.
"Bước đầu chúng tôi ghi nhận vụ việc có thể do nhà vườn phía trên xúc bình xịt thuốc trừ sâu bị ảnh hưởng đến hộ nuôi cá tầm của của ông Sơn ở phía dưới nguồn. Tuy nhiên, dòng nước chảy liên tục khi người dân phản ánh thì vụ việc cũng đã xảy ra vài ngày nên không thể lấy được mẫu nước để đi giám định độ độc hại. Trên dòng suối dài này có nhiều người canh tác, trong khi đó gia đình ông Sơn nằm ở cuối nguồn. Hướng xử lý vụ việc này rất khó vì không lấy được thuốc và nước đi giám định, không đủ cơ sở nên rất khó xử lý", ông Ty thông tin.
Công nhân bị đất vùi chết khi lắp cống Nam công nhân thiệt mạng vì đất lở khi điều chỉnh cống thoát nước ở độ sâu 5 m trên đường 27 Tháng 4, TP Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu). Khoảng 8h20 ngày 12/5, 7 công nhân đang đào, lắp cống thoát nước trên đường 27 Tháng 4, phường Phước Hưng, TP Bà Rịa. Lúc này, anh Lê Văn Út (38...