Hai cây xăng ở Hà Nội gắn chip gian lận điều khiển từ xa
Cả 6 cột bơm tại 2 cây xăng do Công ty cổ phần chất đốt Hà Nội quản lý đều gắn chip gian lận. Khi bán hàng, nhân viên sẽ từ xa điều khiển chip này.
Ngày 24/12, Đội trưởng đội QLTT số 14 – Chi cục QLTT Hà Nội phối hợp Phòng An ninh kinh tế – Công an TP Hà Nội kiểm tra 3 cơ sở kinh doanh xăng dầu của Công ty CP Xăng dầu Chất đốt Hà Nội (HFC) ở 436 Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng), 249 Thụy Khuê (quận Tây Hồ) và xã Yên Viên (huyện Gia Lâm).
Cây xăng ở xã Yên Viên (trên) và 436 Trần Khát Chân (dưới) bị bắt quả tang gắn chip gian lận. Ảnh: HFC.
Nhà chức trách phát hiện cả 6 cột bơm tại 2 cây xăng của HFC ở số 436 Trần Khát Chân và xã Yên Viên đều gắn chip để gian lận.
“Các con chip gắn rất tinh vi và được nhân viên cây xăng điều khiển từ xa. Khi mua 20 lít xăng, khách hàng chỉ được bơm thực tế khoảng 19 lít”, chỉ huy Đội QLTT số 14 thông tin.
Cơ quan chức năng đã niêm phong, tạm giữ thiết bị gian lận, tạm đình chỉ hoạt động 2 cây xăng liên quan và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ mức độ vi phạm.
Chip gian lận được lắp trong cột bơm xăng. Ảnh: Tùng Lâm.
Cửa hàng xăng dầu Yên Viên vừa được HFC khai trương hồi tháng 5/2015 trên mặt bằng rộng 2.000 m2 tại xã Yên Viên. Công ty CP Xăng dầu Chất đốt Hà Nội kỳ vọng cửa hàng này bán được 300 m3 xăng dầu mỗi tháng.
Năm 2015 tiêu thụ 88.000 m3 xăng dầu Theo thông tin trên website của Công ty CP Xăng dầu Chất đốt Hà Nội (HFC), hiện doanh nghiệp có 17 cửa hàng bán lẻ, 14 trạm cấp, 2 chi nhánh, 1 công ty con và trên 15 đại lý, với hơn 300 nhân viên. Năm 2015, công ty đã cung ứng, vận chuyển ra thị trường trên 88.000 m3 xăng dầu (trong đó bán lẻ 38.000 m3). Giải thưởng Thương hiệu vàng 2015 Tháng 11/2015, HFC là doanh nghiệp duy nhất trong ngành kinh doanh xăng dầu được vinh danh “Thương hiệu vàng 2015″; “Logo và Slogan ấn tượng năm 2015″. Giải thưởng này do Bộ Công Thương cùng Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam tổ chức. Giải thưởng nhằm tôn vin các thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp có uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế.
Video đang HOT
Theo Zing News
Kinh nghiệm xương máu chống bị "móc túi" khi đổ xăng
Dân Việt xin chia sẻ với độc giả những kinh nghiệm giúp tránh bị nhân viên cây xăng cố tình gian lận, "móc túi" khi vào đổ xăng.
Tối 25.10, anh Hoàng Văn Vượng (26 tuổi, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) lái xe ô tô KIA Cerato 4 chỗ vào đổ xăng tại cây xăng trên đường Trần Cung. Sau khi đổ xăng xong, nhân viên bơm xăng tên T thông báo đổ hết 56,6 lít, tổng số tiền 1.020.000 đồng.
Anh Vượng cho rằng, bình xăng xe ô tô của anh chỉ chứa được 50 lít, không thể đổ được 56,6 lít. Nghi ngờ có sự gian lận, anh Vượng đã phản ứng lại với nhân viên đổ xăng tên T. Trong lúc nóng giận, anh Vượng đã tát nhân viên này.
Ngay sau đó, ông Trịnh Đức Hiệp - quản lý cây xăng trên đường Trần Cung - cho hay, nhân viên đổ xăng đã làm đúng quy trình và khẳng định không có chuyện nhân viên đổ xăng bơm nối số để gian lận.
Mặc dù chưa có bằng chứng khẳng định có sự gian lận ở cây xăng trên, tuy nhiên nhiều người lo ngại bị "móc túi" khi đổ xăng... Trao đổi với PV, ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - đã chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý đối với người dân khi đổ xăng.
Khi khách hàng đổ xăng nghi gian lận, cần khiếu nại tới cơ quan chức năng (ảnh minh họa).
Không để nhân viên bơm nối số
Theo quy định, nhân viên bán xăng phải đưa cần vòi về cây (gạt về more) trước khi bơm xăng cho khách. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp nhân viên đổ xăng không đưa vòi về cây trước khi bơm cho khách mà thực hiện luôn việc bơm nối số.
Ví dụ, nhân viên đổ xăng đang bơm xăng cho khách A 50.000 đồng, xong lại tiếp tục bơm cho khách B thêm 60.000 đồng. Nếu như khách hàng B không để ý, rất dễ bị nhân viên tính "nhầm" là 110.000 đồng.
Do vậy, khi thấy nhân viên bơm xăng không đưa vòi về cây (gạt về more) thì phải thắc mắc, có ý kiến ngay để đảm bảo việc mua xăng không bị gian lận.
Luôn nhìn vào cây bơm xăng
Khi đổ xăng, người dân quan sát kỹ để phát hiện những biểu hiện bất minh, khả nghi của nhân viên trạm xăng. Đồng thời, theo dõi luôn số lượng xăng nhân viên bơm xem đã đủ hay chưa. Nếu thấy nhân viên bơm xăng bơm thiếu, cần phải ý kiến ngay với quản lý cây xăng.
Xem cột xăng có dán tem hay không
Các cột bơm xăng bao giờ cũng phải thực hiện việc kiểm định đo lường, do vậy, nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng thì cây xăng đó phải có kẹp chì, tem kiểm định dán ở trên cột. Đấy là dấu hiệu để người dân biết là cây xăng tuân thủ pháp luật, đáng tin cậy.
Không trả tiền trước khi đổ xăng
Tại các cây xăng luôn có đông khách vào bơm xăng, nên nhân viên đổ xăng phải hoạt động liên tục. Do vậy, khách hàng không nên trả tiền trước để tránh chuyện nhầm lẫn, mất tiền "oan".
Nghi gian lận, khiếu nại lên cơ quan thẩm quyền
Trong trường người dân phát hiện cây xăng có biểu hiện gian lận thì nên phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước về đo lường chất lượng ở địa phương (chi cục); hội người bảo vệ tiêu dùng ở địa phương; sở khoa học và công nghệ ở địa phương; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Những đơn vị này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý theo quy định.
Ngoài ra, ông Vương Ngọc Tuấn - Phó tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - cũng có thêm những lưu ý với khách hàng mua xăng:
Bơm xăng theo theo lít
Khi vào mua xăng, người dân thường yêu cầu nhân viên đổ xăng theo số tiền 30.000; 50.000 hoặc 70.000 đồng. Tuy nhiên, nếu mua xăng theo cách này, khách hàng không để ý thì số tiền có thể bị "nhảy" hoặc có thể bị bơm thiếu xăng.
Các chương trình ăn cắp thường lập trình theo số tiền. Vì vậy, cách tốt nhất người dân nên mua xăng theo số lít: 3 lít, 5 lít, 6 lít...
Chọn thời điểm đổ xăng vào lúc mát
Xăng dãn nở theo nhiệt độ, khi lạnh xăng co lại, còn lúc nóng xăng nở ra. Do vậy, người dân nên chọn thời điểm đổ xăng vào lúc trời mát sẽ có lợi hơn.
Trong lúc đổ xăng, nếu cùng một cột bơm mà có tới 2 nhân viên (một người bơm, một người ấn số) thì khả năng cây xăng đó có gian lận rất cao. Bởi thông thường, một cây xăng chỉ cần một nhân viên, nếu là hai thì có thể họ đang thao tác "móc túi" khách hàng.
Chọn cây xăng uy tín, lớn
Những cây xăng nhỏ lẻ thì nguy cơ người dân bị "móc túi" khá cao. Do vậy, người dân nên chọn những cây xăng uy tín, lớn.
Không đổ đầy bình xăng
Anh Trần Xuân Hiếu (36 tuổi, nhân viên kỹ thuật cửa hàng bán ô tô trên đường Nguyễn Xiển, Hà Nội) cho biết, đối với từng loại xe ô tô, nhà sản xuất bao giờ cũng thông tin tới người mua về bình xăng có dung tích bao nhiêu lít, đây được xem là ngưỡng an toàn đối với người sử dụng. Đơn cử, xe ô tô Vios, bình xăng có dung tích 50 lít. Tuy nhiên, nếu đổ đầy bình (xăng lên tới nắp), có thể chứa được 55 lít.
Anh Hiếu khuyến cáo, người dân không nên đổ đầy bình xăng, bởi vì nếu đổ đầy bình, xăng tràn ra ngoài gây hư hại sơn xe, thậm chí có thể gây cháy nổ.
Theo_Eva
Cây xăng có nhân viên bị tát là đại lý nhái của Petrolimex Lãnh đạo Petrolimex phủ nhận thông tin cây xăng 117 Trần Cung (Hà Nội) thuộc "đại lý" hay "nhượng quyền thương mại" của doanh nghiệp này. Đại lý nhái của Petrolimex Tại cây xăng 117 Trần Cung (nơi diễn ra việc tài xế tát nhân viên đổ xăng do nghi đơn vị này làm ăn gian lận), trên diềm mái nhà cột bơm...