Hai cây pơ mu, sa mu nghìn năm tuổi đón bằng di sản Việt Nam
Mới đây, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, Ban quản lý khu bảo tồn đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho hai cây pơ mu và sa mu dầu trên nghìn năm tuổi.
Cây di sản Việt Nam được đón bằng công nhận đợt này là cây gỗ pơ mu và sa mu dầu hơn 1.000 năm tuổi tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
Cây pơ mu nghìn năm tuổi vừa được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Video đang HOT
Đây là hai cây gỗ thuộc nhóm II A. Trong đó, cây pơmu có đường kính 2,7m, chiều cao dưới cành 35m; còn cây sa mu dầu có đường kính 3,9m, chiều cao trên 45m.
Theo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thì đây là nơi duy nhất của tỉnh Thanh Hóa còn rừng nguyên sinh phân bố 2 loại cây hạt trần là pơ mu và sa mu dầu trên độ cao 800 m so với mực nước biển. Hai loại cây này phân bố ở nhiều tiểu khu khác nhau của Khu bảo tồn với mật độ trung bình 58 cây pơ mu/ha, 12 cây sa mu/ha.
Những cây cổ thụ thuộc nhóm quý trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
Việc hai cây pơ mu và sa mu được công nhận là cây di sản sẽ góp phần nâng cao hơn nữa ý thức bảo tồn loại cây quý này.
Với việc hai cây pơ mu và sa mu dầu được công nhận là cây di sản Việt Nam sẽ góp phần nâng cao hơn nữa ý thức bảo tồn và gìn giữ loài cây quý này cũng như bảo tồn sự đa dạng sinh học trong quần thể của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Qua đây sẽ góp phần vào việc phát triển du lịch sinh thái không những ở Khu bảo tồn thiên nhiên mà còn gắn với du lịch sinh thái hồ Cửa Đạt.
Theo Dantri
Hy vọng tượng không phải đội nón, mặc áo mưa
Hàng loạt thông tin đau lòng về sự chậm trễ trong việc bảo vệ di sản dồn dập diễn ra trong thời gian gần đây cho thấy việc quản lý di sản có nhiều chuyện phải bàn.
Từ việc người dân làng cổ Đường Lâm - ngôi làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 2005, viết đơn xin "trả lại di tích" cho tới cảnh phải mặc áo mưa cho tượng trong chùa Một Cột - Diên Hựu. Hay xa hơn nữa là những vụ phá chùa, phá đình đi xây mới như vụ chùa Trăm Gian, đình Ngu Nhuế... khiến dư luận hết sức lo ngại. Phóng viên ANTĐ Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đặng Văn Bài - nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL), hiện là Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam về vấn đề này.
- Ông có thấy những để xảy ra những câu chuyện đáng buồn trên là có sự chậm trễ trong việc quản lý di tích?
- Đúng là chúng ta đã làm quy hoạch quá chậm trễ. Chẳng hạn như việc ở Đường Lâm khiến tôi thấy vô cùng tiếc nuối. Ngay từ khi còn giữ chức vụ Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, tôi đã tham mưu cho Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận Đường Lâm là di tích quốc gia trên nguyên tắc sự đồng thuận của nhân dân, bởi nơi đây vẫn gắn liền với sinh hoạt của người dân. Điều đó đã được cụ thể bằng bản "Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm gắn với phát triển du lịch". Tiếc là công tác triển khai quá chậm trễ.
- Theo ông cần phải làm gì để giải bài toán bảo tồn di tích và đảm bảo cuộc sống sinh hoạt của người dân sống tại di tích?
- Hiện ở nước ta đang có hai mô hình tương tự Đường Lâm. Một là khu phố cổ Hội An, hai là Phước Tích (Thừa Thiên - Huế). Ở Hội An, thì người dân có thể sống đàng hoàng và giàu lên nhờ biết phát huy giá trị của di sản. Họ coi di sản Hội An là của chính họ, gắn bó với đời sống của chính họ. Còn như ở Phước Tích, ở đó đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở VH-TT&DL, với UBND huyện, xã, Ban quản lý di tích với sự chỉ đạo và thực thi nghiêm túc. Phước Tích còn nhận được một số sự án của JICA (Nhật Bản), họ hướng dẫn phục hồi, bán sản phẩm cho khách du lịch. Trong các kỳ Festival Huế, Phước Tích là một điểm đến được khách du lịch ưa thích, người dân ở Phước Tích cảm nhận thấy rõ lợi ích của việc được công nhận làng cổ. Đem hai địa phương này ra để làm ví dụ so sánh có thể là khập khiễng khi đó là những nơi đã có kinh nghiệm nhiều năm làm du lịch. Nhưng tôi cho rằng Đường Lâm cũng cần phải học tập hai nơi này ở nhịp sống đô thị. Bởi nhịp sống của đô thị như Hội An là một cách bảo tồn di sản rất đúng. Càng ngày người Hội An càng tự hào họ là công dân của Hội An. Từ đó họ tự nguyện tham gia vào việc bảo tồn các di sản. Chứ nếu vẫn mãi quẩn quanh chuyện thiếu nơi ăn chốn ngủ, mấy ai có nổi tâm trí mà bảo vệ di sản.
- Ông đánh giá như thế nào về công tác bảo tồn di tích của Hà Nội?
- Hà Nội cũng có nhiều di tích được bảo tồn khá tốt như đền Quán Thánh, Ngọc Sơn, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, song vẫn còn một số di tích như chùa Trăm Gian, Đường Lâm, phố cổ, Cổ Loa... công tác bảo tồn còn yếu kém. Hà Nội cần học tập Huế, Hội An.
- Theo ông đâu mới thực sự là vấn đề của di sản ở Hà Nội?
- Trước tiên phải khẳng định, di sản là của tập thể, của người dân. Vì mục tiêu chung, cả chính quyền và người dân đều phải bảo vệ. Nhưng cũng phải nói ngược lại rằng, chính quyền không thể bảo tồn di tích mà ngăn cấm người dân thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của mình. Một mặt cần sự tự nguyện của người dân, mặt khác phải có những sự hỗ trợ kịp thời, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đó là mối quan hệ đa chiều giữa người làm quản lý di sản văn hóa cũng như người trực tiếp sinh sống với di sản.
- Vậy, Hà Nội cần phải làm gì để người dân không phải từ chối nhận di sản và tượng không phải mặc áo mưa?
- Đó là cơ chế đãi ngộ với di tích. Một khi đã xếp hạng thì cần tạo sự đồng thuận bằng những cơ chế giúp đỡ. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền để người dân nhận thức rõ về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ di sản. Cuối cùng, cơ quan quản lý phải nhìn lại mình, phải thay đổi lại phương thức hoạt động. Ở đâu mà người dân và Nhà nước đồng tâm, ở đó chắc chắn sẽ thành công. Tôi tin rằng Hà Nội sẽ nhanh chóng có chuyển biến làm hồi sinh các di sản. Hy vọng sẽ không còn cảnh người dân viết đơn xin rút di sản, tượng ngồi trong chùa phải mặc áo mưa nữa.
Theo ANTD
Đường Lâm trả danh hiệu: "Nếu là tôi, tôi cũng trả lại" Theo PGS.TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, chuyện xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia ở Đường Lâm là chuyện tất yếu và "trước sau gì thì nó cũng xảy ra". Người ta kêu ca là đúng rồi! 78 người dân Đường Lâm vừa ký vào đơn đề nghị trả lại danh hiệu...