Hải cẩu giao tiếp bằng tiếng vỗ tay dưới nước
Cá voi gửi cho nhau những “bản tình ca” trải dài hàng ngàn dặm, trong khi cá heo gọi “tên” nhau bằng những tiếng huýt sáo.
Mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra hải cẩu xám sử dụng một hình thức giao tiếp dưới nước bằng những tiếng vỗ tay.
Các nhà nghiên cứu đã quay được cảnh một con hải cẩu xám đực bơi gần quần đảo Farne ở Đông Bắc nước Anh đập hai chi của nó lại với nhau để tạo ra một “âm thanh sắc, kêu như tiếng vỗ tay”.
Phát hiện này, được công bố vào ngày 31/1 trên tạp chí Marine Mammal Science, đánh dấu lần đầu tiên quay được một con hải cẩu thể hiện hành vi này trong tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi đào tạo hay huấn luyện từ những người chăm sóc vườn thú.
“Tiếng vỗ tay rất to và lúc đầu tôi cảm thấy khó tin vào những gì tôi đã thấy”, đồng tác giả Ben Burville, một nhà nghiên cứu đến thăm phòng nghiên cứu sinh học biển tại Đại học Newcastle ở Hoa Kỳ, cho biết trong một tuyên bố: “Làm thế nào một con hải cẩu có thể tạo ra một tiếng vỗ mạnh như vậy dưới nước mà không có không khí để nén giữa các chân chèo của nó?”.
Trong video, một con hải cẩu hoang dã đập mạnh hai chân của nó vào nhau trước ngực để tạo ra âm thanh sắc nét. Tiếng ồn tần số cao khác với âm giống phát từ họng hơn thường được nghe từ hải cẩu và cắt qua tiếng ồn tần số thấp xung quanh đại dương.
Trong hơn 20 năm nghiên cứu, Burville đã quan sát những con hải cẩu thể hiện hành vi vỗ tay tương tự trong năm lần khác nhau, nhưng chưa bao giờ thu được âm thanh này trên phim, các tác giả cho biết.
Dựa trên các ghi nhận này và các cảnh quay video mới, các tác giả đã kết luận rằng, chỉ có hải cẩu đực thực hiện các cú vỗ trên và có xu hướng đưa âm thanh này vào các con hải cẩu khác gần đó. Con hải cẩu vỗ tay đang bơi gần cả 1 con cái và 1 con đực khác vào thời điểm đó.
Con hải cẩu đực thứ hai thỉnh thoảng trả lời lại bằng những tràng pháo tay của riêng nó, nhưng từ bên ngoài khung hình video. Với bối cảnh này, các tác giả tạm thời kết luận rằng, hải cẩu xám sử dụng tiếng vỗ tay để thu hút bạn tình tiềm năng hoặc đuổi các đối thủ cạnh tranh, tùy thuộc vào bối cảnh.
“Hãy hình dung đến hình ảnh một con khỉ đột đực vỗ ngực”, tác giả chính David Hocking, nhà động vật học và nghiên cứu tại Trường Khoa học Sinh học thuộc Đại học Monash của Úc, cho biết.
“Giống như tiếng vỗ tay, những tiếng đập ngực đó mang hai thông điệp: “Tôi mạnh mẽ, hãy tránh xa” và “tôi mạnh mẽ, gen của tôi rất tốt”.
Các động vật biển khác, chẳng hạn như hải cẩu cảng biển và cá voi lưng gù tát chân chèo của chúng trên mặt nước hoặc đập vào mặt nước để giới thiệu bản thân cho bạn tình và đe dọa các đối thủ cạnh tranh gần đó, các tác giả lưu ý. Tuy nhiên, những âm thanh này có thể được nghe thấy cả trên và dưới mặt nước, không giống như những cái vỗ tay dưới nước của hải cẩu xám.
Đức Mạnh
Theo giaoducthoidai.vn
Phát hiện loài cá lạ cứ lên bờ là "tan chảy"
Các nhà khoa học mới phát hiện loài cá lạ ở vùng biển sâu Atacama, Thái Bình Dương có khả năng tan cháy khi đưa khỏi mặt nước.
Phát hiện loài cá lạ cứ lên bờ là tan chảy
Theo tờ Odditycentral, khi nghiên cứu vùng biển Atacama, khu vực ngoài khơi Peru và Chile, các nhà khoa học làm việc tại trường đại học Newcastle đã phát hiện loài cá lạ ở vùng nước sâu khoảng 7.500 mét.
Họ đã thả một thiết bị cần câu công nghệ cao, trong đó có mồi, màn hình và camera xuống đáy biển ở khu vực sâu khoảng 7.500m. Sau 4 tiếng, thiết bị nói trên mới chạm đất và thu thập được những bức ảnh quý giá về loài cá đặc biệt này.
Các nhà khoa học tạm đặt tên là cá sư tử Atacama (Atacama snailfish) có màu hồng, xanh dương và tím. Loài cá này không có vảy, răng và xương tai trong rất cứng.
Đây là loài cá sống ở độ sâu cực lớn, nơi có áp suất lớn, nhiệt độ thấp và là những kẻ săn mồi rất siêu đẳng dưới đáy biển sâu.
Thomas Linley, chuyên gia nghiên cứu hải dương học, người tham gia trong cuộc khám phá này cho biết: "Cá sư tử Atacama thuộc loài cá Liparidae có đặc tính thích ứng với cuộc sống rất sâu dưới lòng đại dương nên chúng không có đối thủ. Qua các thước phim thu được cho thấy cá sư tử Atacama săn mồi rất năng động".
Để bắt được 3 loài cá này, nhóm nghiên cứu phải dùng chiếc bẫy đặc biệt, nhưng khi lên mặt nước chúng lại tan ngay. Do việc sống ở độ sâu lớn, nên nếu đưa cá lên bờ, nó phải chịu đựng chênh lệch giữa áp suất trên đất liền và áp suất nơi cá sinh sống tới 2.500 lần, chúng sẽ bị hóa lỏng tức thì.
Các nhà nghiên cứu chỉ còn giữ được mẫu vật được bảo quản để dùng cho mục đích nghiên cứu.
Hoàng Dung
Theo Infonet
Vì sao âm thanh lại phá nát được cốc thuỷ tinh? Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất. Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng, không cháy, không hút ẩm và thường được sử dụng làm chai lọ, cốc, hay vật liệu trang trí. Thuỷ tinh khá cứng vậy tại sao lại có thể vỡ vụn do âm thanh. Âm thanh là các dao động cơ học của các phân...