Hải cảnh Trung Quốc bị tố quấy rối tàu dầu khí Malaysia
Các tàu hải cảnh Trung Quốc thay phiên hoạt động ngoài khơi Malaysia và bị cáo buộc “ quấy rối” hoạt động khai thác dầu khí gần bờ biển nước này.
Báo cáo được Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (ATMI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), công bố ngày 8/7 cho biết Trung Quốc điều tàu hải cảnh số hiệu 5403 tới khu vực quanh mỏ khí đốt Kasawari, ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia ngày 4/6.
Đợt điều tàu diễn ra 5 ngày sau khi Malaysia điều tiêm kích đối phó 16 vận tải cơ Trung Quốc áp sát không phận nước này. Tàu hải cảnh 5403 bám theo một tàu đặt ống được Malaysia thuê hoạt động gần mỏ khí Kasawari. Hải cảnh Trung Quốc sau đó điều tàu 5303 với kích thước lớn hơn thay cho tàu 5403.
Tàu hải cảnh 5303 tiếp tục hoạt động gần mỏ khí sau khi tàu đặt ống do Malaysia thuê trở về cảng. Khi Sapura 2000, tàu đặt ống thứ hai của Malaysia tới khu vực mỏ khí đốt Kasawari hồi tuần trước, tàu hải cảnh Trung Quốc “di chuyển ngang qua khu vực” và dường như thể hiện “phản đối rõ ràng” hoạt động đặt ống của Malaysia.
“Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) trên tàu 5303 dừng phát tín hiệu từ ngày 17/6-5/7, song ảnh vệ tinh chụp ngày 3/7 cho thấy con tàu vẫn hoạt động gần mỏ Kasawari”, báo cáo cho biết. “Tàu 5303 có thể quấy rối tàu Sapura 2000 trong thời gian này”.
Video đang HOT
Tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 5303 di chuyển gần các mỏ khí đốt của Malaysia ngày 3/7. Ảnh: AMTI .
AMTI cho biết tàu 5303 di chuyển cách Sapura 3000, một tàu đặt ống khác của Malaysia, khoảng 365 m và có lúc cách tàu hỗ trợ xa bờ Bes Elite của nước này khoảng 183 m. “Đây là lần thứ ba kể từ đầu năm ngoái, hải cảnh Trung Quốc quấy rối hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia”, AMTI cho biết.
Báo cáo nhận định vụ áp sát không phận Malaysia của nhóm vận tải cơ Trung Quốc trước đó “không phải trùng hợp ngẫu nhiên và cho thấy Trung Quốc sẵn sàng triển khai đợt leo thang song song nhằm gây áp lực để buộc các bên tranh chấp phải lùi bước”.
“Căng thẳng hiện tại có thể giảm bớt sau khi Malaysia hoàn tất việc lắp đặt giếng khoan. Giai đoạn thứ hai của dự án tại Kasawari dự kiến diễn ra năm 2022, khi đó căng thẳng giữa tàu chấp pháp Trung Quốc và các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia gần như chắc chắn tiếp tục”, báo cáo cho biết.
Trung Quốc và Malaysia chưa bình luận về thông tin của AMTI.
Hải trình của tàu hải cảnh 5303 trong những tuần qua. Đồ họa: CSIS .
Trung Quốc gần đây tăng cường hoạt động ở vùng biển gần Malaysia. Hồi tháng 4-5/2020, Trung Quốc bị cáo buộc điều tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 “quấy rối” tàu khoan West Capella do Malaysia thuê. Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận và tuyên bố tàu Địa chất Hải dương 8 triển khai “các hoạt động bình thường”.
Các chiến hạm Mỹ gồm tàu sân bay USS America, USS Bunker Hill và USS Gabrielle Giffords khi đó di chuyển gần tàu khoan West Capella nhằm “thể hiện năng lực” của họ trong khu vực và khẳng định “sự ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Tàu Trung Quốc, Malaysia 'giằng co' ở Biển Đông?
Theo báo cáo của một trung tâm nghiên cứu Mỹ, công bố hôm 25/11, tàu Trung Quốc và Malaysia đang gặp thế bế tắc liên quan việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông.
Báo cáo của Viện Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ, cho biết tàu hải cảnh Trung Quốc (CCG) 5402 "quấy rối" một giàn khoan và tàu tiếp tế hoạt động ở khu vực chỉ cách bang Sarawak, Malaysia 44 hải lý vào ngày 19/11.
"Malaysia đã triển khai một tàu hải quân để phản ứng, tàu này tiếp tục theo đuôi chiếc 5402", báo cáo viết.
Tàu hải cảnh Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Reuters)
Theo báo cáo, vụ việc dường như xảy ra sau hai tuần gia tăng căng thẳng giữa CCG và RMN (Hải quân Hoàng gia Malaysia) trong khu vực.
Báo cáo của AMTI cho rằng tàu Trung Quốc khởi hành từ tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào ngày 30/10, sau đó đến gần bãi cạn Luconia (được Malaysia tuyên bố chủ quyền ở phía nam Biển Đông) ngày 2/11.
Báo cáo cũng cho rằng các tàu Trung Quốc duy trì sự hiện diện gần như liên tục trong khu vực trong những năm gần đây.
Theo Reuters, từ giữa tháng 4, tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa chất 8 khảo sát tại gần nơi một tàu khoan của công ty dầu khí Malaysia Petronas hoạt động. Tàu khoan Malaysia West Capella rời khỏi vùng biển vào 12/5, tàu khảo sát Trung Quốc sau đó cũng rời vùng biển căng thẳng với Malaysia, theo dữ liệu hôm 15/5.
Hồi tháng 10, trong chuyến đi đến Malaysia và Đông Nam Á, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc gặp với người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Hussein. Hai ngoại trưởng nhất trí rằng hòa bình và ổn định là ưu tiên hàng đầu trên Biển Đông.
Malaysia tố tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm Cảnh sát biển Malaysia cho biết một tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển gần bãi cạn Luconia mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. "Tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã nhận được báo cáo về việc tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng biển Malaysia hôm 4/6. Các tàu của chúng tôi, bao...