Hai ca bị viêm phổi Vũ Hán đi tàu SE5, hành khách được khuyến cáo tự cách ly
Hai bệnh nhân người Trung Quốc bị viêm phổi do virus nCoV di chuyển từ Nha Trang và TP.HCM trên tàu SE5 trên toa 11. Những người tiếp xúc với bệnh nhân được khuyến cáo tự cách ly 14 ngày.
Ngày 24/1, PGS. TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP.HCM cho biết, 2 bố con người Trung Quốc bị viêm phổi do virus nCoV đang điều trị tại TP.HCM đi trên chuyến tàu SE5 ngày 17/1. Ông Lân khuyên các hành khách tiếp xúc với 2 bệnh nhân trên cùng chuyến tàu cần tự cách ly.
Hai bệnh nhân viêm phổi cấp do virus Corona đang điều trị tại BV Chợ Rẫy.
Trước đó, người bố di chuyển từ thành phố Vũ Hán – Trung Quốc (điểm xuất phát dịch viêm phổi cấp do virius corona) đến Hà Nội. Sau đó, người cha tiếp tục di chuyển vào Nha Trang gặp con trai, rồi họ di chuyển vào TP.HCM trên chuyến tàu số hiệu SE5.
Ngày 17/1 ông bố bị sốt, ba ngày sau đến lượt con trai sốt, bố con nhập viện Chợ Rẫy ngày 22/1. Tại đây, các triệu chứng cho thấy nghi ngờ cha con người Trung Quốc mắc viêm phổi cấp do virus corona. Bệnh viện tiến hành cách ly và thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TP.HCM. Kết quả xét nghiệm chuyên sâu xác định 2 bệnh nhân chắc chắn nhiễm virus nCoV.
Chuyên gia khuyến cáo những người có tiếp xúc với 2 bệnh nhân trước đó cần được cách lý 14 ngày.
Viện trưởng Phan Trọng Lân khuyến cáo, những người tiếp xúc với 2 bệnh nhân trên cần phải cách ly trong vòng 14 ngày, sau 14 ngày không có dấu hiệu bệnh hô hấp thì trở lại sinh hoạt bình thường.
Ngoài ra, những người từng làm việc ở địa chỉ số 10 Tôn Đản, Nha Trang vào ngày 17/1, Viện Pasteur cũng yêu cầu cần cách ly những người tiếp xúc với bệnh nhân tại đây.
Hiện, Bộ Y tế đang thống kê danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp với hai bệnh nhân và yêu cầu các địa phương giám sát, cách ly.
Phan Nhơn
Theo vietnamnet.vn/
'Chuyến tàu ma' với những kẻ gan lì tới Vũ Hán 'ngày tận thế'
Một số cư dân cho biết họ "rưng rưng nước mắt" khi đọc tin tức về việc phong tỏa thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát dịch bệnh giống SARS, giữa nỗi lo thiếu thực phẩm và bị cô lập.
Người dân Vũ Hán kêu gọi giúp đỡ và chia sẻ những lo lắng về tình trạng thiếu lương thực vào ngày 23/1, một số người "không cầm được nước mắt" sau khi thành phố ở miền Trung Trung Quốc bị phong tỏa vì dịch bệnh.
Máy bay và tàu ra khỏi thành phố - tâm điểm bùng phát loại virus giống như SARS - đã bị hủy bỏ, với giao thông công cộng bị đình chỉ và người dân được lệnh không rời đi để kiểm soát sự lây lan của căn bệnh này.
Thành phố Vũ Hán được phong tỏa chặt chẽ trong nỗ lực kiểm soát sự lây lan của căn bệnh giống như SARS. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, những chuyến tàu và máy bay gần như trống rỗng vẫn đang tiến vào thành phố 11 triệu dân vào ngày 23/11, với những hành khách gan lì đeo khẩu trang y tế và găng tay trong hành trình nguy hiểm.
"Như ngày tận thế"
Việc phong tỏa diễn ra vào đêm trước ngày Tết Nguyên đán của người Trung Quốc, khi hàng trăm triệu người dân nước này di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa và đường bộ để thăm người thân trong cuộc di cư hàng năm lớn nhất thế giới.
Thuật ngữ tìm kiếm "Vũ Hán bị phong tỏa" đã xuất hiện hơn một tỷ lần trên nền tảng Weibo của Trung Quốc vào chiều 23/1 với khoảng 344.000 bài thảo luận.
Một số cư dân cho biết họ "rưng rưng nước mắt" khi đọc tin tức về việc phong tỏa.
"Chúng tôi có ý thức tránh ra ngoài, khử trùng thường xuyên và đeo khẩu trang", một người dùng viết trong bài đăng trên mạng xã hội.
"Nhưng thực phẩm và chất khử trùng thiết hụt và chúng tôi cần nhiều nguồn lực hơn. Chúng tôi hy vọng mọi người có thể hiểu rằng chúng tôi đang cảm thấy như thể đó là ngày tận thế".
Các quan chức cho biết số người chết được xác nhận đã tăng lên 17, với hơn 570 người được xác nhận nhiễm bệnh.
Rất ít người được nhìn thấy lang thang trên đường phố, đường vắng, các sự kiện chính thức đã bị hủy bỏ và truyền thông nhà nước cho biết chính quyền đã ra lệnh cho mọi người phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Tàu và máy bay ra khỏi Vũ Hán đã bị hủy bỏ. Ảnh: AFP.
Tại một khách sạn, khách được kiểm tra sốt và đưa gel chống vi khuẩn.
Vài hành khách trên một chuyến tàu đến từ Thượng Hải đã đeo khẩu trang và găng tay nhưng một số người tỏ ra ngoan cố.
Những người liều lĩnh
"Một số người có kế hoạch bị ảnh hưởng, nhưng tôi thì không. Tôi muốn về nhà", một người đàn ông 28 tuổi họ Fang, làm việc trong ngành bất động sản, nói.
"Gia đình tôi và tôi không hề sợ hãi chút nào", một người dân Vũ Hán họ Zhou lên chuyến bay gần như trống không trở về thành phố từ Bắc Kinh cùng đứa con 8 tuổi, nói.
Trong thành phố, người dân sợ hãi hơn.
"Tôi đã không ra khỏi nhà trong khoảng hai ngày," một người họ Mao 26 tuổi nói với AFP.
Anh ấy nói lần cuối cùng anh đi ra ngoài, khẩu trang y tế được bán với giá cao hơn bình thường là 50 nhân dân tệ (7 USD). Sau khi anh ta mua một số cái, những người xếp hàng sau anh đã mua hết số còn lại trong cửa hàng.
Các nhà chức trách đã tăng cường sàng lọc hành khách tại các trung tâm vận chuyển chính để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Ảnh: AFP.
Một số cư dân mạng đang kêu gọi chính phủ cung cấp thêm các sản phẩm cần thiết, nói rằng không có đủ khẩu trang và giá thực phẩm đang tăng.
Nhiều người dùng Internet từ bên ngoài thành phố bày tỏ nỗi buồn và lo lắng cho người dân, kêu gọi họ giữ an toàn, trong khi những người khác đặt câu hỏi tại sao thành phố không bị phong tỏa sớm hơn.
Một số người đổ lỗi cho người dân Vũ Hán vì ăn thịt động vật hoang dã.
Động vật được cho là nguồn chính của sự bùng phát. Chợ hải sản đang đóng cửa ở Vũ Hán, nơi động vật hoang dã được bán bất hợp pháp đã được xác định là nơi phát tán virus.
"Mọi người thích ăn động vật hoang dã đến thế sao? Bài học từ SARS vẫn chưa đủ sao?", một người dùng mạng xã hội đặt câu hỏi.
Video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một cô dâu ở một thành phố gần đó đeo khẩu trang y tế nói rằng tất cả khách mời từng đến Vũ Hán công tác được ngồi cùng một bàn.
Tất cả tour du lịch nhóm ra khỏi Vũ Hán đã bị hủy cho đến ngày 8/2, trong khi các điểm du lịch và khách sạn được xếp hạng sao đã được yêu cầu tạm dừng tất cả hoạt động quy mô lớn cho đến ngày đó.
Việc cầu nguyện hàng năm tại chùa Quy Nguyên của thành phố, một sự kiện lớn trong dịp Tết Nguyên đán thu hút 700.000 người vào năm ngoái, đã bị hủy bỏ.
Trung Quốc cách ly 11 triệu dân Vũ Hán vì virus corona bùng phát
Một cảm giác hoảng loạn đã lan rộng ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc khi thành phố 11 triệu dân này bị cách ly vì một loại virus chết người được cho là có nguồn gốc từ đó.
Theo news.zing.vn
Người dân từ TP.HCM vật vờ đội nắng chờ chuyến xe cuối năm về quê Cái nắng hầm hập 2h chiều cùng với tiếng nổ và khói xe khiến hành khách càng thêm vật vã chờ đợi chuyến xe đò cuối năm ở Bến Xe Miền Đông (TP.HCM). Chiều 29 Tết (23/1), các tuyến đường xung quanh Bến xe miền Đông đã thưa dần xe cộ, nhưng con đường Đinh Bộ Lĩnh ngay trước cổng bến xe vẫn...