Hai Bộ trưởng chủ trì hội nghị phổ biến Hiệp định EVFTA
Lần đầu tiên, Việt Nam ký kết một Hiệp định thương mại tự do có những cam kết sâu rộng với 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EVFTA) với nhiều nội dung mới lạ và nhiều vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến ngành nông nghiệp.
Sáng nay (21/8) Bộ Công thương phối hợp với Bộ NNPTNT đã tổ chức Hội nghị với chủ đề: “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU: Các cam kết quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và những điều cần lưu ý”.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết trong tháng 6, dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2020, đây là hiệp định toàn diện, chất lượng cao và bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Trong đó đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên; củng cố mối quan hệ song phương theo định hướng chiến lược, toàn diện và bền vững.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, phải thừa nhận nền nông nghiệp của Việt Nam còn những điểm yếu và chưa hoàn thiện. Việc các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp cần có cơ hội, thời gian ngồi lại cùng nhau, hỗ trợ để chuẩn bị cho công tác thực hiện khi EVFTA có hiệu lực trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh: “Việt Nam có nền nông nghiệp còn những điểm yếu và chưa hoàn thiện”.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Hội nghị lần này là một chương trình khá đặc biệt. Bởi chưa bao giờ ở nước ta có hiệp định nào chưa phê chuẩn mà đã diễn ra những hội nghị quan trọng như thế. Với EVFTA, chúng ta ý thức được tầm quan trọng của hiệp định”.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Cường, tại khu vực nông nghiệp, nông thôn, hiệp định lần này càng có vai trò đặc biệt. Đây là lĩnh vực hết sức quan trọng trong nền kinh tế, doanh số xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua là trên 300 tỷ USD, so với 1 nước đang phát triển là rất tốt.
“Trong hơn 30 năm đổi mới, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã ý thức vươn lên, xuất khẩu được sản phẩm ra 185 nước trên thế giới, với nhiều loại hàng hóa. Trong đó có nhiều thị trường khó tính như các nước trong khối EU. Sự trưởng thành của nông nghiệp Việt Nam là đáng tin tưởng, trong đó có nhiều nhóm ngành hàng nông nghiệp trở thành thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam”, ông Cường nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường: “Chúng ta phải xác đinh nhóm ngành hàng nào là chính”.
Đánh giá EVFTA là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhất, sâu rộng nhất, Bộ trưởng NNPTNT cho rằng cần xác đinh nhóm ngành hàng nào là chính để tập trung chứ không thể làm tản mạn. Ví dụ như đối với ngành nông nghiệp thì đẩy mạnh xuất khẩu nhóm ngành hàng rau quả, cà phê, thủy sản (tôm, cá tra),… gỗ và sản phẩm gỗ.
“EVFTA đặt ra nhiều áp lực, doanh nghiệp phải xác định cùng nhà nước, nông dân liên kết chặt chẽ để đảm bảo các điều kiện xuất khẩu như vấn đề xuất xứ hàng hóa, nhãn mác, VSATTP, truy nguyên nguồn gốc… để mở rộng thị trường sang các nước trong khối EU”, ông Cường đề nghị.
Bộ trưởng NNPTNT cũng lưu ý, nếu chúng ta làm thương hiệu kém, sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đồng thời khi hàng rào thuế quan của rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được gỡ bỏ, hàng hóa thậm chí không được người tiêu dùng trong nước tin dùng, hàng hóa nhập ngoại sẽ tràn vào cũng là nguy cơ cho sản xuất của Việt Nam.
Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ NNPTNT, các địa phương… cần sớm hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính. Đồng thời chính quyền địa phương cần triển khai nội dung của hiệp định đến người nông dân.
Các đại biểu dự Hội nghị.
“Các bộ, ngành cần chuẩn bị chiến lược, căn cơ ra làm sao. Sự chuẩn bị chu đáo bao nhiêu thì thắng lợi trong thực hiện hiệp định càng lớn bấy nhiêu. Các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị chu đáo, xây dựng các phương án, kế hoạch cụ thể để bước vào cuộc chiến”, ông Cường chia sẻ.
Ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, EVFTA là một dấu ấn quan trọng không phải chỉ Việt Nam mà trên toàn cầu. Giữa thời điểm diễn biến thế giới nhiều vấn đề phức tạp thì đây là một cơ hội cho Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
“Chính phủ chỉ đạo quyết liệt công tác chuẩn bị trước khi hiệp định được phê chuẩn. Nhiều lĩnh vực cam kết hết sức sâu rộng. Đây cũng là hiệp định đầu tiên có nhiều nội dung mới, lạ đối với lĩnh vực nông nghiệp và liên quan nhiều đến lĩnh vực nông nghiệp… mà các địa phương, doanh nghiệp và người nông dân phải tìm hiểu và nắm bắt, từ đó thực hiện thì mới hội nhập sâu rộng được”, ông Thái nói.
Theo Danviet
Chính phủ và giới doanh nghiệp Thụy Điển luôn quan tâm sâu sắc tới Việt Nam
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại thương Thụy Điển Ann Linde tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ngày 8/5, tại Hà Nội, nhân dịp Công chúa kế vị Vương quốc Thụy Điển có chuyến thăm Việt Nam.
Tăng cường hợp tác nhiều mặt
Tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng rất vui mừng về tình hình hợp tác phát triển song phương và có cuộc trao đổi cởi mở về các vấn đề hai bên đang cùng quan tâm. Bộ trưởng Ann Linde cho biết, Việt Nam luôn là đất nước mà Chính phủ và giới doanh nghiệp Thụy Điển dành tình cảm và sự quan tâm sâu sắc. Với các thế mạnh của mình, Vương quốc Thụy Điển sẽ hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực: sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả mà trọng tâm là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo; ủng hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng các chính sách, cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số; có tiếng nói ủng hộ Việt Nam tại Ủy ban châu Âu trong việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU).
Bà Ann Linde tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại trụ sở Bộ Công Thương
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hoan nghênh và cám ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ và doanh nghiệp Thụy Điển đối với Việt Nam. Bộ Công Thương cam kết thực hiện tốt vai trò của mình trong việc làm cầu nối giữa doanh nghiệp hai bên để cùng phát triển, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành có liên quan để xây dựng những định hướng phát triển giữa hai nước trên các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, phân phối bán lẻ, đào tạo nghề ...
Quan hệ thương mại Việt Nam - Thụy Điển đã có từ lâu và không ngừng phát triển. Tuy nhiên, kim ngạch còn khiêm tốn và chưa khai thác hết tiềm năng hợp tác song phương. Về tổng thể, những mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Thụy Điển tương xứng với cơ cấu kinh tế của hai nước. Theo số liệu thống kê, năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 1,5 tỷ USD, tăng 14,34% so với năm 2017, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1,16 tỷ USD, tăng 18,99%; kim ngạch nhập khẩu đạt 345 triệu USD, tăng 1,09%. Trong 3 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển 324 triệu USD và nhập khẩu 72 triệu, tổng kim ngạch đạt xấp xỉ 400 triệu USD, tăng 4,37% so với cùng kỳ năm 2018.
Tinh đên tháng 3/2019, Thuy Điên xêp hang thư 33 trong sô 131 quôc gia, vung lanh thô đâu tư tai Viêt Nam vơi 67 dư an con hiêu lưc, tông sô vôn đâu tư hơn 365 triêu USD, chiếm tỷ phần còn khiêm tốn so với gần 347 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam.
Hiện tại, Thụy Điển đã có nhiều dự án đầu tư kinh doanh (kể cả sản xuất) và chi nhánh công ty điển hình đã và đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong nhiều năm nay trên nhiều lĩnh vực như phân phối bán lẻ, sản xuất chế tạo máy móc cơ khí, điện lực, công nghệ thông tin và viễn thông, hạ tầng giao thông đô thị, điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến thực phẩm, giáo dục đào tạo....
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Trước đó, được sự ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đại diện Chính phủ Việt Nam tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển và chủ trì Phiên Hội nghị bàn tròn về chủ đề "Định vị Việt Nam là đầu tàu kinh tế tiếp theo trong khu vực - Chia sẻ thực tiễn tốt nhất giữa Thụy Điển và Việt Nam" nhằm thảo luận, chia sẻ thực tiễn của hai quốc gia để hợp tác hai bên cùng có lợi. Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Ann Linde nhấn mạnh, Thụy Điển coi các vấn đề liên quan đến Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là vấn đề quan trọng. Chính phủ Thụy Điển sẽ thúc đẩy EVFTA sớm được ký kết và đi vào thực hiện; điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy thương mại song phương. " Với tư cách là người bạn chân thành, với mối quan hệ nồng ấm giữa hai nước, Thụy Điển luôn mong muốn đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam", Bộ trưởng Ann Linde cho biết.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao mối quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống giữa hai nước Việt Nam - Thụy Điển. Đồng thời tin tưởng, bên cạnh những giá trị tiềm năng của phát triển toàn cầu hoá thì mối quan hệ truyền thống, hợp tác hữu nghị giữa hai nước là những giá trị to lớn cho hai quốc gia, đặc biệt, trong bối cảnh hai nước đang còn nhiều cơ hội trong hợp tác, hội nhập và phát triển.
Bộ trưởng khẳng định, các chính sách của Chính phủ Việt Nam, của Bộ Công Thương luôn luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực thi những cam kết đầy đủ, kể cả những nội dung quan trọng trong EVFTA cũng như những khuôn khổ quan trọng trong hệ thống pháp lý.
Với nền tảng đã đạt được trong những năm vừa qua về cải cách, hội nhập thì Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục nhất quán với những chính sách của mình về hòa bình, ổn định phát triển trên cơ sở đa phương hóa và đa dạng hóa các đối tác. Trong đó, EU, Thụy Điển là những đối tác truyền thống, chắc chắn sẽ giúp Việt Nam có thể hội nhập và phát triển thành công.
" Chính phủ Việt Nam đang từng bước hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Thụy Điển - quốc gia mà người dân Việt Nam rất trân trọng, kinh doanh lâu dài, bền vững tại Việt Nam" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Nguyễn Hường - Anh Hùng
Theo Congthuong
Kỷ luật 3 cán bộ liên quan đến vụ "xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng tại sân bay" Liên quan đến việc xử dụng xe biển xanh đón người nhà của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại sân bay. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra chiều 2/4 Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết đã thành lập hội đồng kỷ luật đối với 3 cán bộ liên quan đến vụ việc này. Thứ...