Hai bố con thu tiền tỷ từ tôm
Hai bố con ông Phan Viết Xuân ở đội 1 xã Hải Khê huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vừa thu hoạch 3 ao tôm, mỗi người “bỏ túi” tiền tỷ trong điều kiện sản xuất tôm đăng gặp nhiều khó khăn.
Phải luôn giữ nguồn nước sạch
Ông Phan Viết Xuân (sinh năm 1957) sau nhiều năm bôn ba khắp nơi, trải qua nhiều lĩnh vực kinh doanh, năm 2007 ông quyết định về quê phát triển kinh tế. Do thời điểm đi kinh doanh, buôn bán, ông Xuân cũng học hỏi được một số kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản nên ông đã quyết định đầu tư vào nuôi tôm.
Vừa thu mẻ tôm vào cuối tháng 5.2016, ông Xuân phấn khởi cho biết, “Cuối năm 2011, gia đình tôi thả tôm giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung (Bình Thuận), với 2 ao nuôi diện tích mỗi ao 2.800m2. Sau 150 ngày nuôi đã thu được 25 tấn, với giá bán bình quân 180.000 đồng/kg, trừ hết chi phí gia đình tôi có được lợi nhuận 1,9 tỷ đồng. Trong thời điểm nuôi tôm đang gặp nhiều khó khăn thì đạt được kết quả như vậy đối với gia đình tôi cũng thấy mãn nguyện lắm rồi” – ông Xuân chia sẻ.
Con giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung luôn được kiểm soát chặt chẽ trước khi xuất bán. ẢNH: P.L
Nằm kế bên ao nuôi của ông Xuân, ao tôm của anh Phan Thành Nhân – con trai của ông Xuân – còn có hiệu quả kinh tế cao hơn. “Ao của tôi cũng có cùng diện tích 2.800m2 nhưng tôi thu tôm trước ao của bố tôi 25 ngày được 13 tấn, lợi nhuận gần 1,3 tỷ đồng chỉ với một ao nuôi nên hiệu quả hơn so với ao nuôi của bố tôi” – anh Nhân cho biết.
“Chính việc lựa chọn con giống tốt, cung cấp nguồn nước sạch và thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng, giữ cho ao sạch sẽ là bí quyết thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng của bố con tôi”. Ông Phan Viết Xuân
Chia sẻ về bí quyết mà cả hai bố con đều thành công trong khi nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước gặp khó khăn, kể cả khu vực miền Trung vừa bị hạn hán, ông Phan Viết Xuân khẳng định, quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo được nguồn nước sạch.
Video đang HOT
“Để có được nguồn nước sạch, mỗi năm gia đình tôi lại phải đổi vị trí lấy nước một lần. Dù biết là tốn kém do phải thay đổi toàn bộ hệ thống ống lấy nước ngầm và hệ thống lọc nước nhưng nếu không thay đổi là đường ống cũ có nguy cơ đọng lại các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc các loại dịch bệnh tự sinh sôi ra. Nguồn nước không sạch sẽ tiềm ẩn những loại dịch bệnh có thể dẫn tới thất bại bất cứ lúc nào, nên tiêu chí quan trọng là phải giữ cho được nguồn nước đầu vào thật sạch sẽ” – ông Xuân chia sẻ.
Con giống tốt chiếm 80% thành công
Bước vào nghề nuôi tôm, từ tôm sú rồi đến tôm thẻ từ năm 2007, đến nay cũng đã có ngót 10 năm kinh nghiệm nên ông Xuân cũng được nhiều người tìm đến để học hỏi các “bí kíp” thành công từ nuôi tôm. Chia sẻ những kinh nghiệm này với người nuôi tôm, ông Xuân cho biết: “Ông cha ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nhưng đối với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, theo tôi bí quyết quan trọng nhất chính là ở con giống. Con giống tốt sẽ chiếm tới 80% đến 90% thành công cho người nuôi”.
Theo ông Xuân, trong điều kiện hiện nay, cũng có không ít các công ty sản xuất con giống nhưng để chọn được con giống tốt thì không hề đơn giản do thị trường con giống vẫn còn “nhập nhèm” giữa con giống tốt với con giống kém chất lượng trà trộn với nhau.
Ngay từ đầu, do xác định được tầm quan trọng của con giống nên trong suốt 5 vụ nuôi gần đây, ông Xuân luôn lựa chọn con giống có thương hiệu của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung tại Tuy Phong (Bình Thuận). “Tôi còn nhớ, năm 2013 khi bắt đầu tìm đến con giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, nhân viên của công ty đã rất tận tình mời cả 2 bố con tôi tới tận công ty tham quan và trực tiếp xem con giống bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng vừa được nhập khẩu từ nước ngoài về. Tận thấy công nghệ chăm sóc tôm bố mẹ đến quy trình sản xuất con giống và kiểm soát nghiêm ngặt của công ty… nên từ đó tôi luôn tin tưởng sử dụng con giống của Nam Miền Trung” – ông Xuân nói.
Nhờ quy trình nuôi tôm hợp lý và lựa chọn được con giống tốt, trong 5 vụ liên tiếp gần đây cả hai bố con ông Xuân đều thành công từ nuôi tôm thẻ chân trắng.
Theo Danviet
Người nuôi tôm "khắc khoải" trước biến đổi khí hậu và giá cả
Gần 81.500 ha tôm nuôi ở ĐBSCL bị thiệt hại do biến đổi khí hậu (BĐKH). Đồng thời, giá cả thất thường đã khiến cho hàng nghìn nông dân trong vùng rơi vào cảnh "khắc khoải".
Nông dân kiểm tra tôm nuôi. Ảnh: Hòa Hội
Gần 81.500 ha tôm nuôi bị thiệt do nắng nóng
Trong hội nghị giao ban nuôi tôm nước lợ trong điều kiện hạn và xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 19/5 tại Bạc Liêu. Tổng cục Thủy sản cho biết, tính đến 17/5 ở ĐBSCL có 8 tỉnh bị thiệt hại với 81.413 ha tôm nuôi.
Trong đó, địa phương có diện tích thiệt hại nhiều nhất là Cà Mau với 52.467 ha, tiếp đến là Kiên Giang 13.776 ha và Bạc Liêu 12.322 ha. Thiệt hại hầu hết rơi vào mô hình lúa-tôm, nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến. Nguyên nhân dẫn đến tôm chết không chỉ do thời tiết nắng nóng mà còn do độ mặn tăng cao, có nơi thậm chí tăng lên đến 70.
Ông Dương Văn Mãi (ấp Chợ, xã Hiệp Mỹ Tây (Cầu Ngang, Trà Vinh) thả nuôi 600.000 con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 1,5 ha, cho biết tôm nuôi được 60 ngày thì bị nhiễm đốm trắng, đường ruột chết nên phải bán tháo ngay tại thời điểm giá thấp nên bị lỗ hơn 90 triệu đồng.
Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cầu Ngang Dương Văn Đởm, mặc dù đang vào chính vụ thả tôm năm 2016 nhưng do thời tiết quá nắng, nông dân trên địa bàn huyện mới thả nuôi được 26% kế hoạch. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 24 triệu con tôm sú bị chết (chiếm gần 20% tổng số giống thả nuôi), tôm thẻ chân trắng là 94 triệu con (chiếm 22% tổng giống thả nuôi). Theo ông Đởm, phần lớn tôm nuôi bị thiệt hại ở giai đoạn 60 ngày tuổi nên người nuôi bị thua lỗ nặng.
Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng cũng không khá hơn. Ông Nguyễn Văn Thi ở ấp Xẻo Su, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu là người có thâm niên trên 10 năm trong nghề. Nhà ông Thi có 12 ao nuôi tôm với diện tích hơn 2 ha. Năm 2013, thả 2 vụ tôm thẻ gần 5 triệu con giống, trừ hết chi phí lời được 420 triệu đồng. Nhưng 3 năm nay liên tục bị lỗ vốn. "Không hiểu nguyên nhân vì sao tôm cứ vào khoảng 40 - 45 ngày thì bị chết trắng. Hiện tại, gia đình tôi đang phơi ao, chưa dám lấy nước vô thả lại vì sợ nó lại chết như mấy lần trước thì khổ lắm" ông Thi nói.
Chị Hứa Thị Hoa ở ấp Điền Giữa, xã Vĩnh Tân, cùng thị xã Vĩnh Châu thì chán nản, nói: "Ban đầu tôi mướn xe ủi ngăn làm 2 ao, mua quạt, motour, giảm tốc chi phí hết cũng gần 15 triệu đồng. Lấy nước vô xử lý xong đến lúc thả giống xuống ao vợ chồng tôi rất hớn hở vì chọn được đàn tôm khỏe mạnh.
Tôm nuôi được khoảng 40 ngày thì có hiện tượng tôm bỏ ăn và chết hàng loạt, không kịp kéo. Sau đó, chồng tôi đem con tôm chết lại cửa hàng nhờ kỹ sư tìm nguyên nhân. Sau khi xem, kỹ sư cho biết tôm của tôi bị bệnh gan tụy. Vậy là, thiệt hại hết mấy chục triệu, giờ muốn thả lại cũng không có vốn đầu tư".
Nông dân đang tạt thuốc cho tôm ở Sóc Trăng
Nông dân "tự bơi"
Ông Nguyễn Văn Tặng ở xã Thạnh Hòa Sơn (Cầu Ngang, Trà Vinh) có 5 ha nuôi tôm đã gắn bó với nghề hơn chục năm. "Năm rồi thua lỗ gần 300 triệu đồng do giá cả giảm liên tục. Bây giờ làm ăn khó khăn lắm. Hơn 5 năm trước giá ổn định, thời tiết thuận lợi nuôi còn có ăn nhưng giờ nuôi khó trong khi đến mùa thu hoạch nông dân phải chạy tìm thương lái để bán. Chưa kể, khi mình chuẩn bị bán thương lái ép giá", ông Tặng than thở. Ông cho biết, từ đầu năm đến nay nắng nóng kéo dài không dám thả nhiều, chỉ mới thả cầm chừng một vài ao được hơn tháng.
Cùng huyện Cầu Ngang, ông Phạm Minh Thiện ở xã Mỹ Long Nam có 8 ao, mỗi ao rộng 0,3 ha nuôi gần 15 năm nay. Ông cho biết, hiện tại thả 1,6 triệu con tôm thẻ chân trắng giống được gần 2 tháng. "Hiện nay giá đang cao, nông dân có lãi nhưng không biết đến lúc thu hoạch sẽ như thế nào", ông Thiện lo lắng.
Ở xã Cù lao Hòa Minh (Châu Thành, Trà Vinh) người dân chủ yếu nuôi sinh thái 1 vụ lúa, 1 vụ tôm nên có khá hơn. Ông Nguyễn Văn Khoa có 0,5 ha mặt nước thả nuôi 120.000 con tôm thẻ chân trắng. Sau 6 tháng nuôi, ông thu hoạch 1,3 tấn bán với giá 94.000 đồng/kg, trừ chi phí lời trên 120 triệu đồng. Ông cho biết, sử dụng lúa làm ra rồi nghiền nhuyễn nấu làm thức ăn nên không phải tốn chi phí.
"Hiện tại, ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn khuyến cáo nông dân chậm thả giống đối với những vùng nuôi môi trường nước chưa ổn định, nhất là trong thời điểm thời tiết khắc nghiệt như hiện nay để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt cho nông dân", ông Đoàn Tấn Triều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh nói.
Theo Danviet
Vỡ mộng vì tôm Con tôm từng giúp người nghèo thành tỉ phú chỉ sau vài tháng nhưng cũng chính nó khiến người giàu có trở lại phận nghèo, nợ nần chồng chất. Không biết từ lúc nào, tại một số địa phương ở ĐBSCL, nhiều người truyền nhau câu: "Ghét ai thì xúi người đó nuôi tôm công nghiệp". "Thê thảm lắm!" Chưa bao giờ hỏi...