Hai binh sĩ Hy Lạp xâm phạm biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đã được trả tự do
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn nguồn hãng Thông tấn nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 14/8 đưa tin một tòa án nước này đã ra lệnh trả tự do cho hai binh sĩ Hy Lạp, những người trước đó bị Ankara bắt giữ hồi tháng 3 với cáo buộc xâm nhập lãnh thổ trái phép.
Theo phán quyết của tòa án ở tỉnh Edirne, miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, trong thời gian chờ xét xử, hai binh lính Hy Lạp sẽ được trả tự do. Tuy nhiên với phán quyết trên, hiện chưa rõ liệu những binh lính này có thể trở về Hy Lạp được hay không. Mặc dù vậy, đây cũng có thể được coi là một động thái giúp cải thiện mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) này.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Ảnh: THX/TTXVN
Ngay sau khi tòa án trên ra phán quyết, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã lập tức lên tiếng hoan nghênh khi cho rằng đây là một “hành động công lý”. Trong một tuyên bố, Thủ tướng Hy Lạp Tsipras đánh giá quyết định phóng thích hai binh lính nước này của Ankara là một hành động công lý, góp phần củng cố tình hữu nghị, mối quan hệ láng giềng tốt đẹp và sự ổn định trong khu vực.
Trước đó trong một cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Hy Lạp Tsipras cho biết lãnh đạo hai nước đã nhất trí cùng nhau tập trung nỗ lực giảm bớt căng thẳng tại khu vực biển Aegea.
Hai binh lính Hy Lạp bị bắt giữ từ ngày 2/3 vì xâm nhập khu vực quân sự tuyệt mật của Thổ Nhĩ Kỳ. Một tòa án ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ yêu cầu trả tự do cho hai binh lính Hy Lạp nói trên để mở cuộc điều tra về “dữ liệu số” được tìm thấy trong hành lý của họ cũng như âm mưu gián điệp quân sự. Phía quân đội Hy Lạp cho biết hai người này đã “vô tình” đi vào biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ khi bị lạc đường trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Biên giới giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ được kiểm soát chặt chẽ sau sự bùng phát làn sóng người di cư đổ vào châu Âu năm 2015, đi kèm với các mối đe dọa khủng bố. Vụ việc trên càng làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ vốn không êm thấm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp do nhiều mâu thuẫn về vấn đề 2 cộng đồng người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ và người Cyprus gốc Hy Lạp trên đảo Cyprus.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Thổ gom hàng vạn phiến quân, mưu cướp Idlib trước mắt SAA?
Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn nhóm phiến quân đối lập mới với 35.000 quân để mở chiến dịch quân sự thứ 3 để giành giật tỉnh Idlib với Quân đội Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự mới ở Syria
Video đang HOT
Theo báo cáo của cơ quan tin tức Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 1/8 cho biết rằng, quân đội nước này đã đi đến giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho các hoạt động quân sự mới của mình tại miền bắc của nước láng giềng Syria.
"Chúng tôi đang ở giai đoạn chuẩn bị cuối cùng để tăng số lượng khu vực kiểm soát ở Syria, nơi chúng tôi đã cung cấp sự ổn định thông qua các hoạt động quân sự. Với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ giải phóng các vùng lãnh thổ mới trong tương lai gần và mang lại an ninh ở đó" - Erdogan nói.
Tổng thống lưu ý rằng, đã có tới 250.000 thường dân Syria đã trở lại địa bàn cư trú của mình, tại những nơi Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức các hoạt động quân sự để &'ổn định tình hình'.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, hợp tác với các nhóm đối lập Syria trung thành với Ankara, đã tham gia vào một số hoạt động quân sự ở miền Bắc Syria, chống những lực lượng mà họ gọi là "khủng bố Syria" đe dọa an ninh biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và các chiến binh người Kurd.
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chính thức tuyên bố hỗ trợ "Mặt trận Giải phóng Quốc gia" (National Liberation Front - NLF), được thành lập từ mười nhóm FSA do Faylaq al-Sham đứng đầu (chứ không phải là toàn bộ các nhóm tham gia FSA), đã tham gia vào các chiến dịch đánh Is và người Kurd của Thổ Nhĩ Kỳ mang tên "Lá chắn Euphrates" và "Cành Ô liu" ở địa bàn tỉnh Aleppo, chiếm khu vực phía Bắc tỉnh Aleppo (phía Bắc Syria) trong hai năm 2016 và 2017.
Thổ Nhĩ Kỳ đang quy tụ dưới trướng mình hàng vạn quân đối lập Syria, gồm nhiều liên minh khác nhau
Từ ngày 24 tháng 8 năm 2016 đến 29 tháng 3 năm 2017 (7 tháng và 5 ngày), Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mở chiến dịch quân sự xuyên biên giới mang tên &'Lá chắn Euphrates' (Euphrates Shield).
Trong chiến dịch vắt qua hai năm này, Ankara đã hậu thuẫn cho NLF đánh đuổi IS trong khu vực từ Azaz đến al-Bab, sau đó không trao trả đất cho nhà nước Syria, mà thiết lập chính quyền tự quản, lực lượng quân sự và lực lượng an ninh riêng, độc lập với chính quyền Damascus.
Vào tháng 1 năm 2018, Ankara lại tiếp tục mở một hoạt động quân sự mới tại Khu tự trị Afrin (tự xưng) của người Kurd mang tên &'Chiến dịch Cành Ô liu' (the Olive Branch), nhằm "dọn dẹp" biên giới Syria của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi mối đe dọa của các thế lực "khủng bố người Kurd".
Trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 24 tháng 3 năm 2018 (2 tháng, 4 ngày), Thổ Nhĩ Kỳ và FSA đã trục xuất toàn bộ lực lượng của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPK) khỏi thành phố ở phía Tây Bắc tỉnh Aleppo và cũng là phía Tây Bắc Syria.
Chính quyền Damascus đã kịch liệt lên án các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong lãnh thổ của đất nước và tuyên bố rằng, đây là một hành vi phạm xâm phạm chủ quyền của đất nước, xâm lược lãnh thổ Syria, chà đạp lên luật lệ quốc tế.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng NLF chiếm Afrin từ tay người Kurd
Thế nhưng, tham vọng của chính quyền Erdogan không dừng lại ở đây. Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai ý định mở một chiến dịch quân sự mới ở Syria, để tiếp tục chiếm thêm một vùng đất mới của đất nước đang bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh kéo dài trong 7 năm qua.
Thổ Nhĩ Kỳ quyết giành Idlib trước Quân đội Syria?
Giới quan sát nhận định, mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ không phải là Manbij, cũng không phải là Raqqa hay al-Hasakah mà đó chính là Idlib, bởi hiện nay các lực lượng người Kurd đã rút hết về phía Đông sông Euprates, còn IS thì từ lâu đã sạch bóng ở phía Bắc Syria.
Theo thông tin từ giới truyền thông đối lập Syria, trước thềm cuộc Thổ Nhĩ Kỳ đã hậu thuẫn cho các nhóm đối lập Syria thành lập một liên minh đối lập mới mang tên "Quân đội quốc gia Syria" (Syria National Army-SNA), được hình thành từ hàng chục nhóm đối lập ở phía Bắc, do một lãnh tụ phe đối lập Syria lãnh đạo.
Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cung cấp tài chính cho giới lãnh đạo "Quân đội quốc gia Syria" trả tiền lương cho các tay súng nổi dậy, cũng như hỗ trợ trực tiếp về quân sự dưới hình thức viện trợ thiết bị, vũ khí, trang bị cá nhân và hỗ trợ hỏa lực trong các chiến dịch quân sự trong tương lai.
Theo các báo cáo, lực lượng này được xác định là sẽ tự xưng là "một cơ quan quân sự hợp pháp ở vùng lãnh thổ Idlib"; có cấp bậc và chức vụ cụ thể, với quân phục riêng như một quân đội chính quy.
Thổ Nhĩ Kỳ đang quy tụ dưới trướng mình hàng vạn quân đối lập Syria, gồm nhiều liên minh khác nhau
Từ ngày 24 tháng 8 năm 2016 đến 29 tháng 3 năm 2017 (7 tháng và 5 ngày), Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mở chiến dịch quân sự xuyên biên giới mang tên &'Lá chắn Euphrates' (Euphrates Shield).
Trong chiến dịch vắt qua hai năm này, Ankara đã hậu thuẫn cho NLF đánh đuổi IS trong khu vực từ Azaz đến al-Bab, sau đó không trao trả đất cho nhà nước Syria, mà thiết lập chính quyền tự quản, lực lượng quân sự và lực lượng an ninh riêng, độc lập với chính quyền Damascus.
Vào tháng 1 năm 2018, Ankara lại tiếp tục mở một hoạt động quân sự mới tại Khu tự trị Afrin (tự xưng) của người Kurd mang tên &'Chiến dịch Cành Ô liu' (the Olive Branch), nhằm "dọn dẹp" biên giới Syria của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi mối đe dọa của các thế lực "khủng bố người Kurd".
Trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 24 tháng 3 năm 2018 (2 tháng, 4 ngày), Thổ Nhĩ Kỳ và FSA đã trục xuất toàn bộ lực lượng của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPK) khỏi thành phố ở phía Tây Bắc tỉnh Aleppo và cũng là phía Tây Bắc Syria.
Chính quyền Damascus đã kịch liệt lên án các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong lãnh thổ của đất nước và tuyên bố rằng, đây là một hành vi phạm xâm phạm chủ quyền của đất nước, xâm lược lãnh thổ Syria, chà đạp lên luật lệ quốc tế.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng NLF chiếm Afrin từ tay người Kurd
Thế nhưng, tham vọng của chính quyền Erdogan không dừng lại ở đây. Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai ý định mở một chiến dịch quân sự mới ở Syria, để tiếp tục chiếm thêm một vùng đất mới của đất nước đang bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh kéo dài trong 7 năm qua.
Thổ Nhĩ Kỳ quyết giành Idlib trước Quân đội Syria?
Giới quan sát nhận định, mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ không phải là Manbij, cũng không phải là Raqqa hay al-Hasakah mà đó chính là Idlib, bởi hiện nay các lực lượng người Kurd đã rút hết về phía Đông sông Euprates, còn IS thì từ lâu đã sạch bóng ở phía Bắc Syria.
Theo thông tin từ giới truyền thông đối lập Syria, trước thềm cuộc Thổ Nhĩ Kỳ đã hậu thuẫn cho các nhóm đối lập Syria thành lập một liên minh đối lập mới mang tên "Quân đội quốc gia Syria" (Syria National Army-SNA), được hình thành từ hàng chục nhóm đối lập ở phía Bắc, do một lãnh tụ phe đối lập Syria lãnh đạo.
Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cung cấp tài chính cho giới lãnh đạo "Quân đội quốc gia Syria" trả tiền lương cho các tay súng nổi dậy, cũng như hỗ trợ trực tiếp về quân sự dưới hình thức viện trợ thiết bị, vũ khí, trang bị cá nhân và hỗ trợ hỏa lực trong các chiến dịch quân sự trong tương lai.
Theo các báo cáo, lực lượng này được xác định là sẽ tự xưng là "một cơ quan quân sự hợp pháp ở vùng lãnh thổ Idlib"; có cấp bậc và chức vụ cụ thể, với quân phục riêng như một quân đội chính quy
Theo baodatviet
Hy Lạp và Macedonia ký thỏa thuận lịch sử đổi tên nước Hy Lạp và Macedonia hôm nay ký thỏa thuận lịch sử giữa hai nước về việc đổi tên Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev (trái) và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trong lễ ký thỏa thuận ngày 17/6. Ảnh: AFP. Lễ ký kết thỏa thuận đổi tên nước được tiến hành tại vùng hồ Prespes ở biên...