Hai bệnh viện trắng đêm ghép tạng xuyên Việt
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phối hợp thực hiện ghép ca tim, 2 ca ghép thận và ca ghép da từ người hiến chết não là nam bệnh nhân 35 tuổi.
Rạng sáng 26.2 các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ( Hà Nội) đã thực hiện các ca ghép tạng xuyên Việt thành công.
Trước đó, ngày 24.2, trực tiếp chứng kiến sự nỗ lực bất thành của ê kíp điều trị trước tình trạng quá nặng của con mình, mẹ bệnh nhân M. (bệnh nhân M. 35 tuổi, ngụ An Giang) đã quyết định hiến tặng các tạng còn chức năng hoạt động của anh M. cho những bệnh nhân đang chờ được ghép tạng.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện ghép da cho bệnh nhân bỏng xăng từ da hiến của người bệnh chết não. Ảnh DUY TÍNH
Tuân thủ và cẩn thận áp dụng đầy đủ các quy trình chẩn đoán chết não, ngay khi tiếp nhận thông tin, ê kíp hiến ghép tạng của Bệnh viện Chợ Rẫy lập tức được kích hoạt.
Sau khi kiểm tra và đánh giá tình trạng của bệnh nhân, để có thể tiếp nhận trọn vẹn các tạng hiến, Bệnh viện Chợ Rẫy đã báo cáo Trung tâm Điều phối quốc gia tiếp nhận đa mô tạng của trường hợp hiến chết não này.
Do trong danh sách chờ tại Bệnh viện Chợ Rẫy không có người chờ ghép tim nhóm máu B, Trung tâm Điều phối quốc gia đã điều phối tim của người hiến đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội); Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 2 thận, 2 giác mạc và da của người hiến. Đồng thời Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp hỗ trợ tiếp nhận và vận chuyển quả tim hiến để ghép tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Những chuyến bay trong đêm
Do bệnh nhân được chỉ định ghép tim ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang ở xa, việc ê kíp ghép tạng phải chờ đợi đến lúc bệnh nhân đến ở bệnh viện để lấy máu xét nghiệm có thể làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các tạng hiến. Do đó, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã trao đổi và đề xuất Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ nhân sự đưa máu của người hiến ra Bệnh viện Việt Đức để thực hiện kỹ thuật này.
Video đang HOT
Trong tình huống đó, lần đầu tiên trong lịch sử ghép tạng, Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện hỗ trợ các kỹ thuật an toàn nhất để đảm bảo thời gian an toàn cho “trái tim” của người hiến được tiếp nhận trong tình trạng khỏe mạnh.
Nhân sự của Bệnh viện Chợ Rẫy đã lên chuyến bay 22 giờ đêm 25.2, mang mẫu máu của người hiến ra Hà Nội để thực hiện phản ứng chéo, kết quả xét nghiệm này giúp các bác sĩ đánh giá sự phù hợp giữa người cho tạng và ghép tạng, trước khi ghép cho người nhận.
Cũng cùng thời điểm này, ê kíp ghép tạng của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng lên máy bay vào TP.HCM ngay trong đêm để chuẩn bị cho việc tiếp nhận và vận chuyển “trái tim” hiến về Hà Nội.
Liên tục theo dõi tình trạng của người hiến cũng như cập nhật chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, sau khi thống nhất với Hội đồng, được sự chấp thuận của ban lãnh đạo bệnh viện, ekip ghép tạng của Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định tiến hành nhận tạng sớm để kịp vận chuyển trái tim hiến trên chuyến bay sớm nhất từ TP.HCM ra Hà Nội.
Ngay lập tức, quá trình tiếp nhận tạng được tiến hành. 1 giờ 30 sáng 26.2 ê kíp hiến ghép tạng đã cúi đầu dành 1 phút để đọc lời mặc niệm tri ân tấm lòng cao thượng của anh M. cùng gia đình.
Đến 4 giờ sáng ngày 26.2, ê kíp ghép tạng của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã rời Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy vận chuyển tim của người hiến ra sân bay về Hà Nội.
E kíp ghép tạng của Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 2 quả thận và 2 giác mạc cùng da của người hiến. Đến 6 giờ sáng 26.2, sau khi hoàn tất các quá trình tiếp nhận và chăm sóc thân thể cho người hiến, đại diện Phòng Công tác xã hội đã cùng gia đình anh N. đưa người hiến về nơi tổ chức tang lễ.
Bệnh nhân được ghép hồi phục sức khỏe
Tim của người hiến được vận chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy ra Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong đêm 25.2. Ảnh DUY TÍNH
Song song đó, tại phòng ghép thận của Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ đã hoàn thành 2 ca ghép thận, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và có nước tiểu sau vài giờ ghép.
Hai bệnh nhân được ghép thận là 2 nữ bệnh nhân trẻ và đều có hoàn cảnh khó khăn, bị suy thận là P.T.L.T, 16 tuổi và bệnh nhân L.T.A.T, 27 tuổi.
Trong đó, bệnh nhân P.T.L.T có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Nhà bệnh nhân T. có 2 chị em đều bị suy thận, cha mắc bệnh nan y. Hơn 3 năm nay, 3 mẹ con thuê nhà trọ ở TP.HCM để người mẹ đi làm thuê kiếm tiền cho 2 con chạy thận nhân tạo.
Ghép da cho bệnh nhân bỏng lửa xăng
Tiếp nhận da từ người hiến vừa xong thì ê kíp ghép da của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng khởi động ghép cho nữ bệnh nhân N.T.C.N (24 tuổi, ngụ Kiên Giang) và đã hoàn thành trong buổi sáng cùng ngày. Đây là bệnh nhân bị bỏng lửa xăng, mất da diện rộng (khoảng 30% diện tích cơ thể), tình trạng nhiễm khuẩn nặng, nếu không được ghép da che phủ thì bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng suy mòn, nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ tử vong rất cao.
Riêng 2 giác mạc của người hiến được bảo quản chờ người nhận đang trên đường đến Bệnh viện Chợ Rẫy để ghép vào ngày 27.2.
Hai giác mạc sẽ được ghép cho nữ bệnh nhân C.N.B.T (20 tuổi, ngụ Đà Lạt) bị loạn dưỡng giác mạc, và nam bệnh nhân H.V. N (30 tuổi, ngụ TP.HCM) bị sẹo giác mạc.
Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, trái tim của người hiến đã được ghép thành công bước đầu và đã đập trong lồng ngực người nhận sau 8 giờ ghép, với sự tham gia của hơn 40 y bác sĩ thuộc nhiều đơn vị của bệnh viện. Sau ghép, bệnh nhân nhận tim ổn định, đã được được đưa đến phòng hồi sức và tiếp tục theo dõi.
Ai có nguy cơ trở nặng khi nhiễm virus Adeno?
Virus Adeno lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp trong phạm vi gần, hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với dịch cơ thể chứa virus.
Theo hướng dẫn chẩn đoán điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do virus Adeno Bộ Y tế mới ban hành, virus Adeno gây bệnh ở người thường nhẹ, trừ một số trường hợp diễn biến nặng khi có bệnh kèm theo như suy giảm miễn dịch, bệnh phổi mạn, bệnh tim bẩm sinh, ung thư, ghép tạng.
Virus Adeno lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp trong phạm vi gần, hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với dịch cơ thể chứa virus. Nguy cơ lây nhiễm giống như một số virus cảm lạnh thông thường, nhưng thấp hơn virus hợp bảo hô hấp (RSV), cúm mùa, SARS-CoV-2.
Virus Adeno lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp trong phạm vi gần, hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với dịch cơ thể có chứa virus. (Ảnh minh họa)
Virus Adeno thường gây dịch ở nơi có điều kiện sống kém, đông đúc, có thể do nhiễm trùng bệnh viện qua bàn tay người chăm sóc, dụng cụ thăm khám chăm sóc, đặc biệt ở khoa Hồi sức, Sơ sinh, Đơn vị ghép tạng.
Bệnh bắt đầu lây truyền vào cuối thời kỳ ủ bệnh và kéo dài đến 14 ngày sau khi phát bệnh hoặc có thể lâu hơn. Virus Adeno ở người mang có thể tồn tại trong vài tuần đến vài tháng, cư trú trong mô bạch huyết, nhu mô thận hay các mô khác thậm chí vài năm. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, xuân và đầu hè, nhưng cũng có thể xảy ra quanh năm.
Thời gian ủ bệnh của nhiễm virus Adeno khoảng từ 2-12 ngày, trung bình là 8 ngày, có thể dài hơn 12 ngày. Triệu chứng bệnh biểu hiện qua phản ứng đáp ứng viêm hệ thống không đặc hiệu, viêm kết mạc, phản ứng hạch lympho, tổn thương đường tiêu hoá, và thường gây nặng bằng tổn thương đường hô hấp gây viêm phổi, suy hô hấp tiến triển...
Giải pháp điều trị chính là điều trị triệu chứng, điều trị theo sinh lý bệnh. Có một số liệu pháp điều trị kháng virus nhưng vẫn đang là các nghiên cứu thử nghiệm làm sàng, có thể hóa điều trị ở một số trường hợp bệnh nặng và nguy kịch. Dự phòng bệnh chủ yếu là các giải pháp phòng ngừa lây nhiễm.
Triệu chứng lâm sàng của nhiễm virus Adeno gây bệnh ở người rất đa dạng. Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể xuất hiện một hay nhiều triệu chứng như sốt, đau đầu, họ khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, buồn nôn, đau bụng.
Nguyên tắc điều trị virus Adeno:
Áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian - điều trị, chăm sóc.Phân loại và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh.Điều trị triệu chứng: hạ sốt giảm ho, giảm đau...Điều trị hỗ trợ khác: đảm bảo trẻ được bú mẹ và dinh dưỡng hợp lý theo mức độ nặng của bệnh, bù nước điện giải, dinh dưỡng...Luôn tuân thủ nguyên tắc cấp cứu A-B-C: kiểm soát đường thở, thở, tuần hoàn
Rơi nước mắt hình ảnh người mẹ hôn trái tim con trai hiến tạng cứu 6 người Ngắm nhìn trái tim con qua màn hình điện thoại, mẹ anh Đ.Q.H. òa khóc, bà lặng lẽ áp chiếc điện thoại vào má để hôn. Ngày 13/10/2022, khi các bác sĩ và nhân viên Bệnh viện Chợ Rẫy đến thăm viếng anh H., mẹ của anh rưng rưng nắm chặt các bàn tay của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy nghẹn...