Hai bệnh viện phối hợp mổ thông đường thở cho bé trong bụng mẹ
Bé có nguy cơ tử vong khi lúc cắt dây rốn do bị bướu chèn đường thở, hai bệnh viện sản và nhi đã phối hợp nhịp nhàng trong 8 phút để đặt nội khí quản cho bé khi chưa ra bụng mẹ.
Ngày 23/1, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, trước đó đã phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, vừa thực hiện thành công ca mổ phức tạp trên. Ca mổ cân não này được gọi ca phẫu thuật EXIT, một phương pháp phức tạp và đòi hỏi bác sĩ phải chạy đua thời gian.
Bác sĩ Phan Thanh Bình, Khoa Chăm sóc trước sinh, BV Từ Dũ chia sẻ:
“Đáng nói đây là phải mổ thông đường thở cho em bé trước khi cắt rốn trong khi thông thường bánh nhau sản phụ sẽ tự bong trong vòng 10 phút sau khi bé chào đời. Nếu bánh nhau không bong trong thời gian này, sản phụ sẽ bị mất rất nhiều máu, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng. Trong khi đó em bé có dị tật bướu hạch bạch huyết ở cằm, khi cắt dây rốn bé không thở được thì sẽ chết”
Đây là ca mổ EXIT đầu tiên cho cô bé bị dị tật trong bụng mẹ, ở bệnh viện sản đầu ngành của miền Nam này.
Bé được đặt nội khí quản khi dây rốn còn được dính trong bụng mẹ. Ảnh: BSCC
Bệnh viện viện Từ Dũ thông tin, thai phụ 30 tuổi quê Phú Yên thăm khám lúc thai 19 tuần phát hiện thai có bướu hạch bạch huyết dưới cằm. Nên em bé nguy cơ không thở được sau khi cắt dây rốn chào đời vì khối bướu chèn ép đường thở.
Thai phụ được theo dõi sát sao, khi thai đủ 38 tuần, bác sĩ lên kế hoạch mổ bắt con dưới sự phối hợp hai chuyên khoa sản-nhi.
Bác sĩ Bình cho biết thêm, thường sản phụ khi sinh sau 3-5 phút tự bóc nhau hoặc bác sĩ hỗ trợ. Thời gian bó nhau càng lâu, sản phụ mất càng nhiều nguy cơ mất tử cung và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Video đang HOT
Một bài toán đầy thử thách cho kíp mổ, bằng mọi giá phải giữ cho nhau đừng bong sau khi mổ lấy thai, nhau bám chặt càng lâu thì tốt cho bác sĩ nhi có thời gian đặt nội khí quản thông đường thở cho bé. Còn khi nhau bong quá sớm, quá trình cung cấp oxy giữa mẹ và bé bị chấm dứt, em bé sẽ tử vong nếu không thở hoặc được hỗ trợ hô hấp kịp thời.
Sáng 21/1, ê-kíp mổ Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ cùng nhau thực hiện ca mổ. Dự kiến ban đầu, bác sĩ gây mê, giúp bệnh nhân ngủ sâu nhưng bất lợi là có thể ảnh hưởng sức khỏe bé lẫn mẹ, sau mổ phải lo hồi sức mẹ. Qua cân nhắc, bác sĩ quyết định gây tê ngoài màng cứng để mổ đưa bé ra.
Bác sĩ sản phải rạch một đường mổ đòi hỏi phải hợp lý, thuận tiện để can thiệp cho bé và không gây tổn thương khối bướu. Còn bác sĩ nhi phải khẩn cấp đặt nội khí quản giúp bé thở ngay khi thai nhi vừa nhô đầu và vai ra khỏi bụng mẹ, còn giữ nguyên dây rốn. Sau 8 phút, em bé được đặt nội khí quản thành công.
Bác sĩ tiến hành kẹp cắt dây rốn, tách rời bé khỏi tuần hoàn thai nhi. Sản phụ được nhanh chóng cho gò tử cung, bóc nhau để tránh mất máu quá nhiều. Sau đó, bé được chuyển về Bệnh viện Nhi đồng 1 để tiếp tục điều trị bướu.
Bé được chăm sóc sau khi cắt dây rốn. Ảnh: BSCC
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho rằng, ngày nay kỹ thuật chẩn đoán trước sinh ngày càng tiến bộ, phát hiện nhiều bệnh lý của trẻ từ trong bào thai. Những năm gần đây, bệnh viện phối hợp cùng các bệnh viện nhi, cùng lên kế hoạch theo dõi tiền sản, đón trẻ chào đời và can thiệp kịp thời nhiều trẻ mắc các dị tật tim mạch, thoát vị hoành, bất thường trên đường tiết niệu, sinh dục…
Phẫu thuật EXIT mới được thực hiện trên thế giới khoảng vài năm nay.
Hiện, hai bệnh viện cùng phối hợp bàn bạc và lên kế hoạch thực hiện kỹ thuật EXIT choc a thứ 2. Dự kiến đầu tuần tới, hai bệnh viện sẽ mổ cho một thai phụ 27 tuần, em bé bị khối bướu chèn ép đường thở nhiều hơn, đặt nội khí quản sẽ khó hơn.
Bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay, những trường hợp này nếu em bé được giải áp đường thở, đặt nội khí quản ngay trong phòng sinh khi vẫn còn dây rốn thì khả năng cứu sống cao.
Phan Nhơn
Theo vietnamnet
Thai sống ở cổ tử cung hiếm gặp, bác sĩ buộc phải hủy thai, cứu mẹ
Chị B.N.N (27 tuổi, Bình Dương) phát hiện trễ kinh nên thử thai bằng que, phát hiện mình có thai. Tuy nhiên, thai lại sống ở ngay cổ tử cung, buộc bác sĩ phải chấm dứt thai kỳ để cứu thai phụ.
Hình ảnh siêu âm thai ở cổ tử cung - ẢNH: CTV
Vui mừng vì có thai sau 6 tháng kết hôn, chị B.N.N (27 tuổi, ngụ Bình Dương) đến khám thai tại một bệnh viện ở Bình Dương. Tuy nhiên, qua siêu âm phát hiện, thai lại nằm ở cổ tử cung, chứ không phải trong tử cung như bình thường.
Vì vậy, thai phụ được chuyển gấp lên Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM). Khi nhập viện, chị N. vẫn tỉnh táo, chỉ có đau bụng và không xuất huyết.
Hôm nay (16.1), Bệnh viện Từ Dũ cho biết bác sĩ xác định bào thai sống, được 7 tuần tuổi, có phôi thai và tim thai; đã làm tổ và phát triển ở vị trí cổ tử cung. Thai có sự tăng sinh mạch máu rất mạnh, thai bám chặt vào cổ tử cung tạo thành tình trạng nhau cài răng lược.
Theo bác sĩ Đặng Thị Phương Thảo, Phó khoa Nội soi, Bệnh viện Từ Dũ: Cổ tử cung không phải là vị trí thích hợp cho sự phát triển bào thai. Dù hiện thai sống nhưng do thai ở cổ tử cung nên sẽ không giữ được; thai sẽ vỡ ra hoặc sẩy thai. Khi đó, thai phụ sẽ gặp nguy hiểm vì bị xuất huyết ồ ạt, đe dọa tính mạng, thậm chí ngay cả đang ở bệnh viện cũng có thể không cấp cứu kịp.
Vì vậy, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định hủy thai bằng thuốc, sau đó gắp thai ra ngoài qua ngả âm đạo. Việc chấm dứt thai kỳ nhằm bảo vệ mẹ, tránh nguy cơ tử vong rất cao cho thai phụ khi khối thai tiếp tục lớn lên và vỡ ra.
Với phương án này, rủi ro xuất huyết ồ ạt vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp rủi ro, bác sĩ buộc phải mổ để cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, các bác sĩ đánh giá, đây là lựa chọn tối ưu để cứu thai phụ và bảo toàn khả năng sinh con cho thai phụ về sau.
Sau khi được bác sĩ tư vấn, thai phụ và gia đình đồng ý. Các bác sĩ đã tiến hành can thiệp.
Thai phụ an toàn, tử cung được bảo tồn và vẫn có thể tiếp tục mang thai tự nhiên.
Theo bác sĩ Thảo, thai sống ở cổ tử cung là trường hợp hy hữu trong y khoa. Y văn thế giới ghi nhận trường hợp này có tỷ lệ khoảng 1/2.500 - 1/18.000 ca mang thai.
Y khoa thế giới chưa có phác đồ xử trí thai ở cổ tử cung. Xử trí như thế nào tùy thuộc vào mỗi trường hợp với các yếu tố như tuổi thai, tình trạng thai.
Hầu hết, các trường hợp thai ở cổ tử cung trên 12 tuần gây xuất huyết ồ ạt đều buộc phải cắt tử cung để đảm bảo tính mạng cho người mẹ.
Cơ chế dẫn đến thai phát triển ở cổ tử cung cũng chưa được xác định. Tuy nhiên, tthường xuất hiện ở thai phụ có các yếu tố nguy cơ như: tổn thương nội mạc tử cung do nạo hút thai hoặc viêm nội mạc tử cung mạn tính, u xơ tử cung, thụ tinh ống nghiệm,...
Thai cổ tử cung có dấu hiệu như thai ngoài tử cung với các triệu chứng tiêu biểu: đau bụng, trễ kinh và ra huyết.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là đã có gia đình, khi có dấu hiệu trễ kinh và các dấu hiệu nghi ngờ có thai nên đến bệnh viện thăm khám và siêu âm ngay để chẩn đoán và xác định vị trí bám của thai, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Theo thanhnien
Rắc rối pháp lý quanh việc sử dụng tinh trùng của người đã mất Con trai bà Huyền khi sống đã gửi tinh trùng tại Bệnh viện Từ Dũ. Sau khi anh qua đời, người mẹ muốn nhận tinh trùng để thụ tinh cho con dâu. Tháng 12/2018, sau khi con qua đời, người mẹ đến Bệnh viện Từ Dũ TP HCM xin nhận lại các mẫu tinh trùng con mình đã gửi giữ ở đây. Bà...