Hai bệnh nhi bạch hầu ở Đắk Nông: Chưa xác định được nguồn lây
Ngày 14/6, ông Đặng Thành – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đắk Nông (CDC Đắk Nông) cho biết, đơn vị đang tập trung chỉ đạo phòng chống dịch bạch hầu ở Trung tâm bảo trợ xã hội nhà May Mắn (huyện Krông Nô).
2 bệnh nhân nhi đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên
“Hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây truyền bệnh bạch hầu tại Trung tâm bảo trợ xã hội nhà May Mắn. Viện dịch tễ Tây Nguyên đang vào cuộc lấy mẫu đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân” – ông Thành nói.
Video đang HOT
Báo cáo của CDC Đắk Nông, tính đến ngày 10/6/2020, tại địa bàn huyện Krông Nô ghi nhận có 3 ca mắc bệnh bạch hầu đều đang theo học tại Trung tâm bảo trợ xã hội nhà May Mắn (tại Thôn Đức Lập, xã Đăk Sor, huyện Krông Nô), gồm: Ng.T.L.A (SN 2008); L.T.A.V (SN 2005); Q.H.B (SN 2011). Trong số này, em Q.H.B đang được cách ly và điều trị tại trung tâm y tế huyện Krông Nô, tình trạng sức khỏe ổn định.
2 trường hợp còn lại đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Bác sĩ Nguyễn Văn Mỹ, Phó trưởng khoa Khoa Nhi tổng hợp (Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên) cho biết, hiện tại sức khỏe của 2 bệnh nhân nhi đã ổn. Do có biến chứng muộn, cần phải theo dõi thêm vài tuần nữa.
Trước diễn biến của bệnh dịch, CDC Đắk Nông đã lấy 159 mẫu/158 đối tượng (có 1 trường lấy mẫu 2 lần) trong đó 3 mẫu dương tính (như nêu trên), 94 mẫu âm tính và 62 mẫu chưa có kết quả xét nghiệm.
Với diễn biến bệnh bạch hầu và kết quả xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ, cơ quan chuyên môn nhận thấy hiện tại tình hình dịch bệnh vẫn đang khu trú tại Trung tâm bảo trợ xã hội nhà May Mắn, chưa có dấu hiệu lây truyền thứ phát ngoài cộng đồng.
Hai bé gái mắc bệnh bạch hầu
Một bé 12 tuổi, bé 15 tuổi, ở Đăk Nông, nhập viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với các triệu chứng sốt cao liên tục, ăn uống kém, nôn sau ăn.
Ảnh minh họa
Ngày 12/6, bác sĩ Nguyễn Văn Mỹ, Phó trưởng Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, kết quả xét nghiệm hai bé dương tính với bạch hầu. Bệnh viện đã cách ly và điều trị theo phác đồ bệnh bạch hầu. Người nhà bệnh nhân, y bác sĩ tham gia thăm khám, điều trị hai bé đều uống thuốc dự phòng chống lây nhiễm chéo.
Sau 6 ngày điều trị, hiện sức khỏe hai bé ổn định, tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.
Tính từ đầu năm đến nay, đây là hai ca bạch hầu đầu tiên bệnh viện tiếp nhận.
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây ra, lây qua các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da. Triệu chứng ban đầu là sốt, ho, viêm họng, viêm mũi, nuốt đau, xuất hiện màng giả màu trắng ở vùng hầu họng.
Vi khuẩn từ các mảng trắng có thể tiết ra nội độc tố. Một số bệnh nhân bị các nội độc này gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu cái làm thay đổi giọng nói, ăn uống sặc và khó nuốt, lú lẫn, nặng thì hôn mê sau đó tử vong. Một số trường hợp bị biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên.
Phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine 5 trong 1 thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng lúc bé 2, 3, 4 tháng tuổi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng. Khi có dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ, phải cách ly, khám và điều trị kịp thời.
Năm 2018, bé trai 14 tuổi và bé gái 5 tuổi ở Kon Tum tử vong do bệnh bạch hầu.
Làm cỏ vườn cà phê, nam thanh niên bị thương nặng vì cuốc trúng đạn Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu và điều trị tích cực cho 1 bệnh nhân bị vật liệu nổ gây nổ khi lao động. Ảnh minh họa Nạn nhân là Điểu Phang (SN 1998, trú tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) được xác định là bị đa chấn thương do...