Hai bảo mẫu tính bỏ nghề trước khi xảy ra vụ bé trai 17 tháng tuổi tử vong
Hai cô bảo mẫu từng nói với hàng xóm việc họ có thể bỏ nghề vì trông trẻ thu nhập thấp.
Ngày 4/3, người dân ở thôn Vạn Điểm, xã Vạn Điểm, Thường Tín, Hà Nội chưa hết bàng hoàng và thương cảm sau cái chết của cháu bé 17 tháng tuổi tại cơ sở trông trẻ trên địa bàn.
Ngôi nhà nơi 2 cô giáo trông trẻ. (Ảnh T. A).
Chị N. (ở xã Vạn Điểm, người dân sinh sống gần cơ sở trông trẻ) cho biết, ngôi nhà Nguyễn Thị An và Nguyễn Thị Lành thuê để trông trẻ nằm ở gần chợ dân sinh, mức giá khoảng 3 triệu đồng/tháng. Diện tích ngôi nhà khoảng 80m2. Với điện tích đó, 2 bảo mẫu trông khoảng 10 cháu.
“Cơ sở mới mở và hàng ngày việc trông trẻ diễn ra từ 7-19h. Mỗi trẻ nhận trông, 2 cô này thu từ 1,3 – 1,5 triệu đồng/tháng. Chúng tôi nghe nói, ngày 3/3, công an đưa 2 cô về dựng hiện trường. Qua lời khai của 2 cô này, tôi khá bất ngờ và không nghĩ họ lại có hành động dã man như vậy”, chị N bày tỏ.
Theo chị N., 2 cô trông trẻ ở đây được khoảng 4 năm, chưa từng xảy ra việc nghiêm trọng như vậy. Các cô thỉnh thoảng còn bế các con sang nhà chị cân nhờ, xem có lên cân hay không.
Chị N. tiếp tục kể: “Hai cô này ở đây nhìn bên ngoài khá hiền lành, cũng hay giao lưu với hàng xóm. Ngày nào các cô cũng ra mua hoa quả trò chuyện với tôi.
Nhiều hôm trẻ mới gửi đến khóc, hai cô còn bế các cháu đi rong ở xóm. Trước đây, cơ sở trông trẻ này là của một người khác, sau đó được An và Lành thuê lại, trong nhà không lắp camera.
Có hôm, các cô bế trẻ sang nhà tôi bảo đang chán, có khi bỏ về đi làm với chồng, chứ trông trẻ như này thu nhập thấp.
Người dân gần nơi xảy ra sự việc vẫn bàn tán xôn xao.
Video đang HOT
Chị N. cũng cho biết, bản thân không thể tin hai cô có thể đánh cháu bé dã man như vậy.
Các cô mở cửa từ 7h sáng đến 10h30, khi cho trẻ ăn và đi ngủ mới đóng cửa. Cơ sở trông trẻ cũng sạch sẽ, ngày nào các cô cũng vệ sinh, lau dọn vài lần. Thậm chí, chị còn giới thiệu em gái mình đến đây gửi trẻ.
Tương tự, bà Nguyễn T. M. nói thêm: “Tôi vẫn dẫn cháu ngoại vào cơ sở trông trẻ chơi. Thấy hai cô trông trẻ cũng niềm nở, hoà nhã. Nếu như các cô đánh cháu bé như vậy, chắc lương tâm sẽ áy náy lắm”.
Còn anh Trần V. H. làm nghề cắt tóc, nhà gần cơ sở cho biết: “Vợ chồng tôi khá bất ngờ trước lời khai của hai cô trông trẻ. Cô Lành hay trò chuyện với mọi người, còn cô An ít nói hơn”.
“Tôi không nghe thấy các cô đánh cháu có tiếng động mạnh bao giờ, thi thoảng thấy các cô mắng con, tiếng trẻ con khóc thì có. Lắm hôm thấy trẻ khóc lâu, tôi hỏi các cô thì được biết bạn này mới đi lớp (bé trai 17 tháng tuổi- PV), nên chưa quen, hay khóc”, vợ anh H. nói.
Các đối tượng: An (trái) và Lành (Ảnh: Công an cung cấp).
Theo vợ anh H.: “Đọc lời khai của các cô, vợ chồng tôi cũng giật mình, không nghĩ lại dã man như vậy. Tôi thấy các cô chăm sóc trẻ ở đây cũng tận tình, chu đáo”.
Về nhân thân của hai đối tượng An và Lành, ngày 4/3, lãnh đạo UBND thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết, Nguyễn Thị Lành (31 tuổi) và Nguyễn Thị An (30 tuổi), hai “bảo mẫu” trông giữ trẻ ở xã Vạn Điểm, lấy chồng và sinh sống ở trên địa bàn. Không vi phạm pháp luật.
Trước đó, Công an huyện Thường Tín xác định cháu Đ. được gửi tại cơ sở trông trẻ của Nguyễn Thị An và Nguyễn Thị Lành ở thôn Vạn Điểm đã tử vong, nên triệu tập 2 đối tượng lên trụ sở công an để lấy lời khai.
Theo đó, sáng 23/2, Đ. được mẹ đưa đến lớp của An và Lành. Đến khoảng 9h, cả hai đưa các cháu vào buồng ngủ thì Đ. khóc, chạy ra ngoài.
Thấy vậy, Lành bực tức, dùng 2 tay bế cháu Đ. lên rồi ném xuống làm đầu bé trai đập xuống nền nhà. Sau đó, đối tượng dùng tay tát nạn nhân. Trong khi đó, An dùng chân đạp vào bụng, ngực, đá và dẫm vào đầu cháu bé.
Đến khoảng 16h30 cùng ngày, bố mẹ bé trai đến đón con và được 2 đối tượng báo cháu Đ. tự ngã. Trong các ngày 24, 25, 26/2, bé trai tiếp tục được đưa đến lớp của An. Vào sáng 26/2, An dùng chân đạp vào bụng Đ. khi thấy bé trai khóc. Cú đạp khiến nạn nhân bất tỉnh. Sau đó, An và Lành gọi gia đình cháu bé và cùng đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Do không thể cứu chữa được nữa nên Bệnh viện nhi Trung ương trả cháu Đ. về gia đình. Đến 19h ngày 2/3, cháu Đ. tử vong.
36 người phía Nam chết do sốt xuất huyết, TP.HCM họp tăng cường phòng chống
Các tỉnh thành phía Nam đã ghi nhận 39.317 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 36 ca tử vong, 20 người trong số đó là trẻ từ 15 tuổi trở xuống. Riêng TP.HCM ghi nhận 13.520 ca mắc sốt xuất huyết và có 9 ca tử vong.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên họp với ngành y tế khi dịch sốt xuất huyết tăng cao rõ rệt - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Chiều 15-6, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên họp với ngành y tế về công tác phòng chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn TP trước tình hình bệnh dịch này đang tăng cao rõ rệt.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, đến ngày 2-6, các tỉnh thành phía Nam ghi nhận 39.317 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 72% so với cùng kỳ 2021. Trong đó đã ghi nhận 36 ca tử vong, 20 người trong số đó là trẻ từ 15 tuổi trở xuống. TP.HCM có số ca mắc mới và ca tử vong cao nhất trong số 20 tỉnh thành khu vực phía Nam.
Tính đến ngày 9-6, TP ghi nhận 13.520 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 87% so với cùng kỳ năm 2021. Đến nay, đã có 9 ca tử vong tại TP.HCM. Trong đó quận 12, Bình Tân, Tân Phú, huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn có số ca mắc và số ca mắc/100.000 dân cao nhất. Theo nhận định của Sở Y tế, dù đây là bệnh lưu hành nhưng trong năm 2022, dịch có xu hướng tăng cao rõ rệt.
Phát biểu chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Nên cho biết qua báo cáo của Sở Y tế, có thể thấy dịch bệnh sốt xuất huyết đang tăng nhanh ở khu vực phía Nam và đặc biệt là tại TP.HCM.
Do đó, cần phải sớm hành động ngăn chặn, cần tăng cường các giải pháp tương xứng với tình hình, bởi số ca nhiễm tăng thì số ca tử vong cũng sẽ tăng.
Ông đề nghị toàn hệ thống chính trị phải nhận thức đúng nguy cơ của dịch sốt xuất huyết và có trách nhiệm ra quân phòng chống bệnh. Trong đó, các tổ chức như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, ngành giáo dục... phải tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống bệnh.
"Với tinh thần triệt để diệt lăng quăng và muỗi, kết hợp với tổng vệ sinh môi trường, nhắc nhở các hộ gia đình có ý thức trách nhiệm giữ gìn vệ sinh xung quanh. Tổ chức các đoàn đi kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt", ông Nên nói.
Ông chỉ đạo ngành y tế tập huấn hệ thống y tế, nhất là các tuyến cuối, chịu trách nhiệm trong phòng chống bệnh. Đồng thời, hướng dẫn người dân cách phòng bệnh, các bước phát hiện bệnh, uống thuốc chữa bệnh và kịp thời chuyển viện khi uống thuốc không hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị đầy đủ các dung dịch cần thiết (cao phân tử) để điều trị cho bệnh nhân, không để bệnh nhân tử vong do thiếu thuốc. Sở Y tế có trách nhiệm tham mưu UBND TP lập trung tâm mua sắm thuốc, vật tư y tế.
Test nhanh để phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết
Theo chuyên gia về sốt xuất huyết, hiện nay có tình trạng chẩn đoán bệnh trễ, đưa bệnh nhân nhập viện trễ gây tử vong. Khi bắt đầu bệnh nhân thường sốt, từ đó đếm số ngày. Ngày thứ 4 - 5 là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Chính vì vậy, việc chẩn đoán đúng bệnh sớm rất quan trọng vì không phải bệnh nhân nào sốt xuất huyết cũng có những dấu hiệu như phát ban.
Bên cạnh đó, hiện nay các triệu chứng sốt xuất huyết cũng có những biểu hiện khác lạ so với trước đây. Trước đây, sốt xuất huyết thường gây sốt, phát ban nhưng hiện nay có thêm biểu hiện về tiêu hóa như nôn ói, tiêu chảy...
Theo chuyên gia, hiện nay có test nhanh để phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết, cần trang bị xét nghiệm này ở các cơ sở y tế tuyến dưới để chẩn đoán sớm.
TP.HCM: Tai biến thẩm mỹ, đi nâng mũi bị hôn mê gần 4 tháng thì tử vong Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn TP.HCM đã có 3 vụ tai biến thẩm mỹ dẫn đến chết người xảy ra tại các bệnh viện, chưa kể các tai biến thẩm mỹ tại thẩm mỹ viện, spa khiến bệnh nhân rơi vào nguy kịch. Tối 14.6, tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, nữ bệnh nhân T.T.P.A. (44 tuổi,...